Các chế độ ăn cho người suy thận hiệu quả nhất hiện nay

Nếu chế độ ăn cho người suy thận không hợp lý sẽ khiến cho suy thận ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân suy thận, nhiều bệnh nhân luôn thắc mắc nên ăn gì và không nên ăn gì để đủ năng lượng. Bổ sung dinh dưỡng bằng sữa là một giải pháp tốt cho người suy thận. Vậy nên lựa chọn sản phẩm sữa nào cho phù hợp? Trong bài viết này, H&H Nutrition sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.

Chế độ ăn cho người suy thận

Để quá trình điều trị thuận lợi, bệnh nhân suy thận cần lưu ý những đặc điểm sau trong chế độ ăn cho người suy thận hàng ngày.

chế độ ăn cho người suy thận
Chế độ ăn cho người suy thận

Hạn chế chất đạm

Đạm đóng một vai trò trong việc xây dựng, tái tạo cơ bắp và sản sinh năng lượng cho các hoạt động. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh suy thận chức năng thận suy yếu không đào thải được những sản phẩm từ quá trình chuyển hóa đạm sản sinh ra như: ure, acid uric,…

Lượng đạm trong khẩu phần nên nghe theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không ăn quá 0,6 – 0,8g đạm/kg/ngày. Vì thế bệnh nhân suy thận nên sử dụng chất đạm có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, trứng, sữa,… và cần tránh chất đạm có chứa nhiều chất béo xấu như: nội tạng động vật, dăm bông heo, thịt xông khói,…

Không ăn nhiều muối

Phần lớn lượng muối trong khẩu phần ăn vào sẽ được thải bỏ qua nước tiểu vì lượng muối ấy không cần thiết cho cơ thể. Khi bệnh nhân bị suy thận, muối không được loại bỏ mà ứ lại trong cơ thể, gây phù nề, ứ nước trong phổi, tổn thương các mạch máu.

Không được ăn quá 5g muối ăn/ngày tương đương cần ăn ít hơn 1 muỗng cà phê muối. Thói quen ăn nhạt giúp quá trình điều trị suy thận tốt hơn.

Bệnh nhân không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối: đồ hộp, dưa chua các loại,…

Hạn chế uống nước

Người suy thận không nên uống quá nhiều nước mà chỉ nên uống nước theo đủ nhu cầu của cơ thể.

Nước đưa vào cơ thể (kể cả nước uống, nước trong thức ăn…) = Lượng nước tiểu + 600ml – 800ml. Trong đó, lượng nước từ thức ăn khoảng một nửa số lượng trên.

Hạn chế kali

Kali có vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim và sự co cơ. Tuy nhiên, với bệnh nhân suy thận, khả năng đào thải kali qua nước tiểu bị giảm. Vì vậy bệnh nhân cần hạn chế kali để không mắc phải tình trạng tăng kali máu gây nên yếu cơ, rối loạn nhịp tim.

Nhu cầu kali ở bệnh nhân suy thận là không quá 2g/ngày.

Bệnh nhân suy thận nên hạn chế các thực phẩm giàu kali:

  • Các loại rau củ như: Củ cải trắng, hạt sen, ngó sen, nấm mèo, rau dền, lá lốt, rau ngót, rau muống,..
  • Các loại quả giàu Kali: Các loại quả sấy khô, sầu riêng, mít dai, cam, chuối.

Lưu ý: Để hạn chế kali trong các loại rau, có thể rửa kỹ rau với nước và luộc kỹ trước khi ăn.

Bổ sung thực phẩm giàu calo

Bệnh nhân suy thận nên ăn các thực phẩm giàu calo vì khi không đủ năng lượng theo nhu cầu sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó, cơ thể người bệnh sẽ đốt cháy mỡ và khối cơ bắp. Gây nên tình trạng cơ thể gầy yếu, tăng các quá trình dị hóa, khiến cho bệnh lý suy thận ngày càng trầm trọng.

Nên tăng cường các loại chất béo tốt cho cơ thể từ cá biển sâu và các loại hạt giàu chất béo (oliu, mắc ca, óc chó, hạnh nhân, hạt chia,…).

>> Xem thêm: 5 loại sữa dành cho người suy thận trước và sau lọc thận được bác sĩ tin dùng 2024

Nên và không nên ăn những thực phẩm nào khi bị suy thận?

Những yêu cầu kiêng khem nghiêm ngặt trong quá trình điều trị suy thận có thể khiến bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nếu không có đủ kiến thức về thực phẩm. Sau đây là những nguyên tắc và thực phẩm có lợi cho bênh nhân bị suy thận.

Người bệnh suy thận ăn gì có lợi nhất

Các loại đạm lành mạnh:

Trong thời kỳ bệnh, bệnh nhân suy thận có thể bổ sung thêm một lượng cho phép các loại protein có lợi như thịt gà, cá, thịt nạc… hoặc các loại hạt dinh dưỡng như hạt lanh, quinoa, đậu gà… khi nấu chung với cơm có thể làm giảm lượng carbonhydrate có trong cơm trắng và tăng lượng protein cũng như chất xơ lành mạnh..

Các loại rau củ và trái cây có hàm lượng kali thấp

Người bệnh nên ăn các loại trái cây như táo, lê, dứa, dưa hấu, việt quất, mận, đu đủ, xoài… để tăng đề kháng cũng như hạn chế việc ứ đọng kali trong cơ thể rất dễ dẫn tới tử vong.

Ngoài các loại trái cây, còn kể đến những loại rau củ tốt như: Ớt chuông dồi dào vitamin C, A và chất xơ, , bầu, bí, mướp, dưa chuột…

Bệnh nhân suy thận cũng nên thêm vào chế độ ăn các loại rau nhiều axit folic và sắt chẳng hạn: Các họ nhà cải như súp lơ, bắp cải, kale…

Thêm vào đó là các loại gia vị như hành tây, tỏi, rau thơm, ngò cũng giúp bổ sung đề kháng và miễn dịch tự nhiên.

Chế độ ăn nhạt, ít gia vị

Người mắc bệnh suy thận cần nghiêm ngặt trong vấn đề tiêu thụ muối và gia vị. Chỉ nên tiêu thụ từ 2.5-5g muối/ ngày. Khi nấu đồ ăn tốt nhất nên hấp, luộc hoặc ăn sống rau củ quả. Tránh ăn quá mặn hoặc quá ngọt khiến thận phải làm việc quá tải.

>> Xem thêm: Top 4+ bác sĩ khám dinh dưỡng uy tín nhất 2024

Bệnh nhân suy thận cũng nên tránh ăn các thực phẩm sau

Các loại trái cây giàu hàm lượng kali và axit 

Trái cây nhìn chung là tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có những loại trái cây nên tránh đối với người mắc bênh suy thận bởi chúng có chứa hàm lượng kali hoặc axit cao, khi ăn vào thận không đào thải được và gây nguy hiểm tính mạng.

Các loại trái cây có thể kể đến như: Chuối, cam, chanh, bưởi, bơ, cà chua, thanh long ,các loại trái cây sấy khô như nho khô, chà là, quả mơ…

Các loại thực phẩm chứa nhiều phốt pho

Bệnh nhân suy thận cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm chứa phốt pho như: Tôm, lòng đỏ trứng, nấm đông cô, sữa và các chế phẩm từ sữa, thực phẩm đóng hộp…

Các thực phẩm ăn liền, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị

Những loại thực phẩm này đa số đều có hại cho sức khỏe nói chung. Có thể kể đến như: Thịt hộp, thịt xông khói, đồ chiên rán, đồ muối chua đóng sẵn, các loại bánh kẹo đóng gói, các loại mắm…

Đồ uống chứa chất kích thích, chất tạo màu, tạo mùi

Trong giai đoạn bệnh, tuyệt đối không được sử dụng những loại đồ uống có caffein, lợi tiểu như trà, cà phê, nước ngọt, nước có ga… Và lưu ý uống nước một cách có kiểm soát, nên chia nhỏ trong ngày.

Qua bài chia sẻ hôm nay hi vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về chế độ ăn cho người suy thận. H&H Nutrition mong muốn những thông tin trên được nhiều khách hàng tìm hiểu và lưu ý, mang lại những kiến thức giúp đỡ bệnh nhân suy thận điều trị và phục hồi tốt hơn. H&H Nutrition luôn mong muốn được giải quyết những thắc mắc về sức khỏe của bạn. Hãy liên hệ ngay H&H Nutrition.

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Đặt lịch khám

Các chế độ ăn cho người suy thận hiệu quả nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5