Có nên nêm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi – Khi nào cho trẻ ăn muối ?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Lê Thị Thu Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Có nên nêm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi – Muối ăn (thành phần chính: NaCl) là một loại gia vị để nêm nếm thức ăn hàng ngày. Khẩu vị món ăn của người Việt Nam thường mặn và người lớn thường không biết nên nêm nếm cho trẻ nhỏ như thế nào? Các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây.

Nấu thức ăn dặm có cần nêm muối không?

Nêm muối là thói quen phổ biến của người Việt
Nêm muối là thói quen phổ biến của người Việt

Muối ăn là nguồn cung cấp phần lớn NaCl cho cơ thể. Na+ (Natri) và Cl- (Clo) là hai chất điện giải quan trọng của cơ thể và phải luôn được giữ ở mức hằng định và bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần muối ăn với lượng vừa đủ vì các thực phẩm hàng ngày đã có chứa sẵn một lượng Natri cung cấp cho cơ thể. Dư thừa Natri là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng gánh nặng cho thận phải lọc bỏ nguyên tố này ra ngoài và natri cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp ở người lớn. Dễ dàng nhận thấy rằng những người có thói quen ăn mặn (nhiều muối) dễ dàng bị tăng huyết áp hơn rất nhiều so với người ăn nhạt (ít muối). Đối với trẻ em có thói quen ăn nhạt từ nhỏ sẽ tốt hơn cho trẻ sau này trong việc dự phòng tăng huyết áp.

Đối với người lớn, nhu cầu muối ăn hàng ngày chỉ có 5g (tương đương một muỗng muối ăn) để nêm vào các loại thức ăn. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, khi chế  biến bột/cháo, phụ huynh không nên nêm thêm bất kỳ loại gia vị nào. Bởi vì như đã đề cập ở trên, muối ăn đối với trẻ dưới 1 tuổi chỉ làm tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy cho nên trẻ dưới 1 tuổi chỉ sử dụng vị tự nhiên của thực phẩm. Sau 1 tuổi, nếu có sử dụng muối ăn chỉ nêm thêm khoảng 2 g muối (tương đương ít hơn nửa muỗng cà phê muối), có thể thay muối ăn bằng một ít nước mắm hoặc hạt nêm. Ngoài muối ăn, natri còn có trong các loại gia vị khác như: nước mắm, nước tương, hạt nêm, bột canh, dầu hào, tương cà, tương ớt, mắm tôm, sốt mayonaise, nước sốt salad… Các loại này cũng cần phải hạn chế khi nêm nếm cho trẻ. Khi phụ huynh nếm thử thức ăn phải thấy “rất nhạt”. Nếu như vừa ăn thì có nghĩa là quá nhiều natri so với trẻ.

Muối ăn chứa Natri tăng gánh nặng cho thận của trẻ em
Muối ăn chứa Natri tăng gánh nặng cho thận của trẻ em

Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng rằng trẻ sẽ bị thiếu Natri trong muối ăn vì các loại thức ăn khi nào cũng có sẵn một lượng natri nhất định. Bất kể là sữa mẹ, sữa công thức hay các loại bột ăn dặm, trái cây,… đều có chứa lượng natri cần thiết cho trẻ.

Một điều quan trọng là kể từ lúc 1 tuổi, nhiều trẻ đã được cho ăn chung mâm cơm gia đình và ăn chung các món ăn với người lớn. Cha mẹ cần hết sức lưu ý điều này vì trẻ 1 -3 tuổi cũng cần được ăn nhạt để tránh các rối loạn về thận cũng như bệnh lý huyết áp về sau này. Khi ăn cùng trẻ nhỏ, chế biến thức ăn ít muối sẽ có lợi ích cho cả trẻ em lẫn người lớn.

Loại thực phẩm nào có nhiều natri không phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi? Có nhiều loại thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi nhưng có chứa nhiều natri như các loại hải sản, phô mai, cua đồng… Phô mai chỉ phù hợp cho trẻ từ 8-9 tháng tuổi trở lên với số lượng rất nhỏ (vài gam). Hải sản chứa nhiều khoáng chất thiết cho trẻ nhưng lại chứa thêm nhiều natri. Vì vậy, trẻ em không nên ăn dặm với hải sản liên tục trong thời gian dài.

Thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt, mì tôm, các loại dưa muối, dưa chua,… là những loại thực phẩm chứa nhiều muối và không phù hợp cho trẻ em. Thức ăn nhanh và nước ngọt cũng chứa nhiều năng lượng nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của trẻ.

Thức ăn nhanh và nước ngọt chứa nhiều natri không phù hợp cho trẻ dưới 2 tuổi
Thức ăn nhanh và nước ngọt chứa nhiều natri không phù hợp cho trẻ dưới 2 tuổi

Việc nêm nếm muối ăn vào thức ăn dặm cho trẻ không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà ngược lại còn ảnh hưởng nhiều đến thận và các vấn đề tim mạch khác. Không chỉ muối ăn, một số loại gia vị khác cũng chứa nhiều natri và không thích hợp nêm nhiều cho trẻ dưới 2 tuổi. Lưu ý rằng chỉ thêm tối đa nửa muỗng muối ăn cho trẻ trên 1 tuổi và trẻ dưới 1 tuổi thì không nêm thêm bất kỳ gia vị nào. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn dặm thêm các món ăn bên ngoài cũng cần lưu ý đọc nhãn mác thực phẩm vì natri rất phổ biến kể cả trong thức ăn lẫn các loại nước uống.

H&H Nutrition là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để bạn lựa chọn những sản phẩm bảo vệ sức khỏe tối ưu. Bên cạnh đó, bạn còn được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng trực tiếp trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho trẻ

Xem thêm: Sữa dành cho trẻ em suy dinh dưỡng

Xem thêm: Sắt dành cho trẻ thiếu máu

Ths. Lê Thị Thu Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng, Da liễu tại H&H NutritionThs. Lê Thị Thu Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng, Da liễu tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.

Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre.

Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng. 

  • Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
  • Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition