LUTEIN – Dưỡng chất không thể thiếu để có đôi mắt khỏe

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Lutein là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid
Lutein là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa, có vai trò chống viêm, có thể góp phần làm giảm gánh nặng của các bệnh mãn tính. Carotenoid là chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong trái cây và rau quả. Chế độ ăn uống nhiều carotenoid có tác dụng tốt trong một số bệnh hệ thống và các rối loạn về mắt, với việc bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của ánh sáng.

Lutein là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, có trong nhiều loại thực phẩm. Đặc biệt, lutein được tìm thấy với hàm lượng lớn trong các loại rau lá xanh, các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ và cam. Đây là chất dinh dưỡng mà tất cả động vật có vú, kể cả con người, hấp thụ từ chế độ ăn uống vì cơ thể không tự tổng hợp được carotenid. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng lutein cao, thông qua chế độ ăn uống hoặc chất bổ sung dinh dưỡng, có lợi đối với các bệnh về mắt, ngăn ngừa hoặc thậm chí cải thiện thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và đục thủy tinh thể.

Cấu tạo và cơ chế hoạt động 

Cấu tạo lutein gần giống các carotenoid khác từ 40 nguyên tử carbon tạo thành 8 đơn vị isoprence. Tuy nhiên, sự khác biệt hóa học quan trọng có liên quan đến chức năng của lutein chính là sự hiện diện của hai nhóm hydrxyl bên trong cấu trúc làm cho nó phân cực và ưa nước hơn, do đó làm cho lutein được phân loại là một carotenoid oxy hóa (xanthophyll).

Lutein đã được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa cực kỳ mạnh bằng cách phân cắt oxy đơn và loại bỏ các gốc tự do. Một tác dụng bảo vệ khác của lutein là khả năng lọc ánh sáng xanh, do đó làm giảm tác hại của chất độc quang đối với tế bào thụ cảm quang. Hơn nữa, lutein được chứng minh là có đặc tính chống viêm.Một số nghiên cứu đã quan sát thấy rằng lutein ức chế các cytokine tiền viêm và yếu tố hạt nhân – kappa B (NF-kB). Bên cạnh đó, cũng có một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lutein làm giảm sản xuất oxy phản ứng, tham gia tổng hợp oxit nitric cảm ứng và kích hoạt hệ thống bổ thể. Thông qua các cơ chế này, có thể hiểu rằng lutein đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các con đường miễn dịch, điều chỉnh phản ứng viêm và giảm tổn thương oxy hóa.

Liều lượng và tác dụng

Khả dụng sinh học của lutein trong mô mắt phụ thuộc vào sự hấp thụ của chúng từ thức ăn và bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồm

  • Bản chất của thực phẩm (dạng tự nhiên hoặc dạng bổ sung);
  • Số lượng và giá trị của chất béo trong chế độ ăn uống, thúc đẩy sự lưu thông của các carotenoid;
  • Sự hiện diện của phospholipid;
  • Sự hiện diện của chất xơ;
  • Các đặc tính của carotenoid trong chế độ ăn uống.

Lượng lutein hấp thụ có thể thay đổi tùy theo thói quen ăn uống, trong phạm vi được ước tính từ 0,67 mg/ngày đến khoảng 20 mg/ngày. Một số nghiên cứu ghi nhận rằng

  • Ở những người có chế độ ăn uống kiểu phương Tây, lượng lutein trung bình hàng ngày được ước tính là 1,7 mg/ngày.
  • Với các đối tượng áp dụng có chế độ ăn Địa Trung Hải giàu trái cây và rau quả, con số này được báo cáo là từ 1,07 đến 2,9 mg/ngày, tùy từng quốc gia.
  • Tại Hàn Quốc, lượng lutein trung bình được ước tính vào khoảng 3 mg/ngày.
  • Lượng lutein được báo cáo với lượng hấp thụ cao nhất là ở các quốc gia Thái Bình Dương, nơi các cá nhân tiêu thụ chế độ ăn uống vô cùng phong phú trái cây và rau quả, đạt đỉnh khoảng 25 mg/ngày (cụ thể là ở quần đảo Fiji).

Các loại thực phẩm có hàm lượng lutein cao

Các loại thực phẩm có hàm lượng lutein cao
Các loại thực phẩm có hàm lượng lutein cao

Lutein và các rối loạn mắt 

Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác

Nằm ở trung tâm võng mạc, điểm vàng sở hữu nồng độ cao của các thụ thể ánh sáng làm tăng thị lực có độ phân giải cao và sắc nét. Tuy nhiên, theo tuổi tác, điểm vàng dễ bị thoái hóa dần, dẫn đến một trong những bệnh lão hóa phổ biến nhất về mắt được gọi là thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Đây là nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực và mù lòa ở các nước phát triển. Thói quen ăn ít rau lá xanh và trái cây là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh này.

Hiện tại, điều trị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác bằng chất chống oxy hóa, vitamin tổng hợp và khoáng chất, nhằm giảm các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng sự xuất hiện và tiến triển của bệnh. Một số nghiên cứu trên động vật và lâm sàng chỉ ra tác dụng điều trị của lutein trong việc giảm bớt các tổn thương do oxy hóa và viêm, đây là hai quá trình chính trong bệnh lý thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu thống nhất tác dụng của lutein đối với bệnh này.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể, cũng như thoái hóa điểm vàng, là một vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng, gây mất thị lực do quá trình oxy hóa cấu trúc thủy tinh thể. Các chất chống oxy hóa, cụ thể là lutein, có thể là một phương pháp điều trị an toàn cho tình trạng này và các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh rằng lutein có thể ngăn ngừa đục thủy tinh thể bằng cách ức chế sự tăng sinh và di chuyển của các tế bào thủy tinh thể, cũng như ngăn chặn tia cực tím tổn thương trong tế bào thủy tinh thể của con người. Một số nghiên cứu quan sát đã tìm ra mối liên quan rằng nồng độ lutein trong huyết tương cao làm giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.

Các bệnh về mắt khác

–     Bệnh võng mạc do đái tháo đường

Đây là một trong những biến chứng vi mạch phổ biến của bệnh đái tháo đường với khoảng 1/3 trong số đó mắc bệnh này.

Trong số những bệnh nhân đái tháo đường týp 2, một nghiên cứu hồi cứu cho thấy việc bổ sung lutein có thể cải thiện độ dày và chức năng của võng mạc khi được đo bằng chụp cắt lớp liên kết quang học và điện cơ đa tiêu điểm, cho thấy tác dụng bảo vệ của carotenoid đối với chức năng thị giác ở bệnh nhân tiểu đường.

Thứ nhất, lutein làm giảm quá trình oxy hóa bằng việc giảm kích hoạt kinase điều hòa tín hiệu ngoại bào và yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não, cũng như sự gia tăng glutathione và glutathione peroxidase. Thứ hai, lutein cải thiện chức năng thị giác bằng cách khôi phục biên độ của sóng b trên điện đồ tế bào bằng cách khử cực của tế bào lưỡng cực trong võng mạc. Thứ ba, bổ sung lutein có thể làm giảm mức độ của các chất trung gian gây viêm chịu trách nhiệm gây ra tân mạch ở bệnh vong mạc do đái tháo đường, chẳng hạn như NF-κB, IL-1β… Tuy nhiên, đây là các nghiên cứu 9treen động vật, và liều lượng lutein được sử dụng cao hơn nhiều so với các thử nghiệm lâm sàng.

Lutein chất không thể thiếu đối với mắt
Lutein chất không thể thiếu đối với mắt

–     Bệnh võng mạc khi sinh non

Đây là một rối loạn phát triển các mạch máu võng mạc ở trẻ sơ sinh sinh non. Cân nặng khi sinh và tuổi thai là hai yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh, với cân nặng càng thấp và tuổi thai càng nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng lutein có hiệu quả trong việc giảm stress oxy hóa ở trẻ sơ sinh đủ tháng. 48h sau khi sinh, bổ sung lutein có thể làm giảm đáng kể mức hydroperoxit, một chất chỉ điểm oxy hóa ở trẻ sơ sinh và tăng khả năng chống oxy hóa sinh học của trẻ so với nhóm chứng [4].

Carotenoid cũng là một trong số các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, với hàm lượng của nó phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người mẹ. Trên thực tế, carotenoid, đặc biệt là lutein, rất quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh bao gồm võng mạc và não ở trẻ sơ sinh. Do đó, lượng lutein ở cả phụ nữ mang thai và cho con bú có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh võng mạc khi sinh non bằng cách giảm nguy cơ sinh non và phát triển thần kinh bằng cách bổ sung đầy đủ lutein cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các chất bổ sung carotenoid bán sẵn trên thị trường có thể chứa các tạp chất và sự an toàn của các chất này khi sử dụng trong thai kỳ vẫn chưa được rõ ràng. Do vậy, phụ nữ mang thai nên đảm bảo cung cấp đủ lượng lutein từ chế độ ăn uống bình thường hơn là việc sử dụng chất bổ sung lutein.

–     Cận thị:

Cận thị được coi là một trong những rối loạn về mắt phổ biến nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở trẻ em châu Á. Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn nào nhằm điều tra trực tiếp mối liên quan giữa lượng lutein và tỷ lệ mắc bệnh cận thị.

Axit hyaluronic là một chất chủ yếu và có tác dụng giữ nước trong thủy tinh thể của mắt, đóng một vai trò quan trọng trong việc khúc xạ ánh sáng. Khả năng của axit hyaluronic trong việc cải thiện các kết quả liên quan đến cận thị đã được chứng minh bởi cả các nghiên cứu lâm sàng và động vật. Các carotenoid, trong đó có lutein có thể hoạt động trên các thụ thể axit retinoic để tạo ra sự tổng hợp hyaluronan phụ thuộc HAS3 trong tế bào sừng. Bằng chứng này có thể cung cấp manh mối liên quan đến lợi ích của lutein đối với những người bị cận thị do khả năng của nó trong việc thúc đẩy tổng hợp axit hyaluronic, được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh cận thị.

Độ an toàn và tác dụng phụ của lutein 

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào ghi nhận về độc tính của lutein. Tuy nhiên, hiện nay Ủy ban chuyên gia chung về chất phụ gia thực phẩm (the Joint Expert Committee on Food Additives) đã thiết lập giới hạn an toàn trên cho hàm lượng lutein hàng ngày là 2mg/kg. Trong khi đó, cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA – the European Food Safety Authority) thận trọng hơn khi đưa ra giới hạn chỉ 1mg/kg, và đối với trẻ sơ sinh, mức bổ sung lutein tối đa là 250 µg/L.

Mặc dù, lutein không gây độc, nhưng vẫn gây ra tác dụng phụ cho cơ thể là vàng da. Tuy nhiên, đây cũng còn là vấn đề cần được nghiên cứu thêm.

Tài liệu tham khảo

1. Abdel-Aal S. M., Akhtar H., Zaheer K. and Ali R. (2013) “Dietary sources of lutein and zeaxanthin carotenoids and their role in eye health”, Nutrients, 5 (4), 1169-85.

2. Buscemi S., Corleo D., Di Pace F., Petroni M. L., Satriano A. and Marchesini G. (2018) “The Effect of Lutein on Eye and Extra-Eye Health”, Nutrients, 10 (9),

3. Li L. H., Lee J. C., Leung H. H., Lam W. C., Fu Z. and Lo A. C. Y. (2020) “Lutein Supplementation for Eye Diseases”, Nutrients, 12 (6),

4. Romagnoli C., Tirone C., Persichilli S., Gervasoni J., Zuppi C., Barone G. and Zecca E. (2010) “Lutein absorption in premature infants”, Eur J Clin Nutr, 64 (7), 760-1.

H&H Nutrition là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để bạn lựa chọn những sản phẩm bảo vệ sức khỏe tối ưu. Bên cạnh đó, bạn còn được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng trực tiếp trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cùng chuyên gia

Xem thêm: Thực phẩm chức năng bổ sung Lutein cho mắt

Xem thêm : Sữa dành cho người lớn bổ sung vi chất

Ths Bs. Bùi Đình Hoàn - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H NutritionThs Bs. Bùi Đình Hoàn – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.

Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre.

Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

  • Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
  • Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition