Thực đơn cho người mới mổ tim nên và không nên ăn gì

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Thực đơn cho người mới mổ tim phù hợp, khoa học, giàu dinh dưỡng giúp vết thương nhanh lành, phục hồi sức khỏe và nhanh chóng có cuộc sống trở lại bình thường. Trong bài viết này, H&H Nutrition sẽ chia sẻ một số kiến thức cũng như thực đơn cho người mới mổ tim, mọi người cũng tìm hiểu nhé.

Chế độ ăn cho người mới mổ tim

Mổ tim còn được gọi là phương pháp phẫu thuật tim – đây là phương pháp điều trị dành cho những người gặp phải biến chứng do bệnh tim gây ra. Sau mổ tim, thời gian phục hồi của từng bệnh nhân có sự khác nhau bởi còn phụ thuộc vào biến chứng sau mổ, tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng như thế nào.

Do đó, từ khi chuẩn bị phẫu thuật đến sau phẫu thuật, người bệnh cần có chế độ ăn, cung cấp dinh dưỡng phù hợp.

Sau khi kết thúc ca phẫu thuật, cho bệnh nhân nhấp môi ít nước lọc để tránh tình trạng khô miệng. Và xây dựng thực đơn cho người mới mổ tim theo nguyên tắc từng giai đoạn từ khi mới phẫu thuật đến phục hồi.

Giai đoạn mới mổ

Thực đơn cho người mới mổ tim nên và không nên ăn gì
Ttừ khi chuẩn bị phẫu thuật đến sau phẫu thuật, người bệnh cần có chế độ ăn, cung cấp dinh dưỡng phù hợp.

Nhu cầu các chất dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 35- 40 Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
  • Protid: 1-1,2g /kg cân nặng hiện tại.
  • Lipid: 15-20 % tổng năng lượng.

Đường nuôi: 

Nuôi qua đường ruột:

  • Năng lượng: 300-500 Kcal/ngày
  • Protid: <10 g/ngày
  • Lipid: <5 g/ngày
  • Số bữa ăn: 6 -8 bữa/ngày

Trong đó, chế độ ăn bổ sung hoàn toàn thực phẩm lỏng như súp, nước cháo, nước quả chín,…

Nuôi qua đường tĩnh mạch: Số lượng chất dinh dưỡng= Nhu cầu – số lượng chất dinh dưỡng nuôi qua đường ruột.

Cơ cấu khẩu phần ăn trong 1 ngày cần bổ sung:

  • Năng lượng: 300- 500 Kcal
  • Protein: < 10g
  • Lipid: < 5g
  • Glucid: 50- 100g

Giai đoạn chuyển tiếp 1

Nhu cầu các chất dinh dưỡng bổ sung:

  • Năng lượng: 35- 40 Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
  • Protid: 1-1,2g /kg cân nặng hiện tại
  • Lipid: 15-20 % tổng năng lượng.

Đường nuôi:

Nuôi qua đường ruột:

  • Năng lượng: 700-1000 Kcal/ngày
  • Protid: <25 g/ngày
  • Lipid: <15 g/ngày

Trong đó, chế độ ăn cung cấp các thực phẩm chủ yếu như sau:

  • Thực phẩm: gạo, khoai tây, các loại quả chín, sữa đã thủy phân protein và lipid chuỗi trung bình. Với một số trường hợp đặc biệt, tuỳ vào độ cắt giảm diện tích hấp thu mà lựa chọn các thực phẩm công thức có chứa các chuỗi peptide, hoặc ở dạng acid amin và lipid ở dạng chuỗi trung bình.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm, các món ăn mềm như cháo, súp, sữa, nước quả,..
  • Số lượng bữa ăn: 6 -8 bữa/ngày

Nuôi qua đường tĩnh mạch: Số lượng chất dinh dưỡng= Nhu cầu – số lượng chất dinh dưỡng nuôi qua đường ruột.

Cơ cấu khẩu phần ăn trong 1 ngày cần bổ sung:

  • Năng lượng: 700- 1000 Kcal
  • Protein:  10 – < 25g
  • Lipid: < 15g
  • Glucid: 158- 225g

Giai đoạn chuyển tiếp 2

Nhu cầu các chất dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 35- 40 Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
  • Protid: 1- 1,2g /kg cân nặng hiện tại. Trong đó: Nuôi qua đường ruột 30- 45g, phần còn lại nuôi qua đường tĩnh mạch).
  • Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Nuôi qua đường ruột dưới 20g, phần còn lại nuôi qua đường tĩnh mạch.

Đường nuôi

Nuôi qua đường ruột:

  • Năng lượng: 1200-1300 Kcal/ngày
  • Protid: 30-45 g/ngày
  • Lipid: <20g/ngày
  • Số bữa ăn: 4- 6 bữa/ngày

Nuôi qua đường tĩnh mạch: Số lượng chất dinh dưỡng= Nhu cầu – số lượng chất dinh dưỡng nuôi qua đường ruột.

Cơ cấu khẩu phần ăn trong 1 ngày cần bổ sung:

  • Năng lượng: 1200-1300 Kcal
  • Protein: 30 – 45g
  • Lipid: < 20g
  • Glucid: 250- 330g

Giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật

  • Năng lượng: 1800-1900 Kcal/ngày.
  • Protid: 12-14% tổng năng lượng.
  • Lipid: 15- 25% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3  trong tổng số lipid.
  • Số bữa ăn: 4- 6 bữa/ngày.

Cơ cấu khẩu phần ăn trong 1 ngày cần bổ sung:

  • Năng 1800-1900 Kcal
  • Protein: 55- 65g
  • Lipid: 40- 50g
  • Glucid: 275- 325g
  • Natri: < 2400mg
  • Nước: 2- 2,5 lít

Người mới mổ tim nên ăn gì?

Sau mổ tim bên cạnh tuân thủ chế độ ăn và nguyên tắc dinh dưỡng từ bác sĩ, người bệnh cũng nên chọn những thực phẩm phù hợp để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày. Các thực phẩm phù hợp vừa cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ khôi phục sức khỏe sau mổ vừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Sau đây là một số nhóm thực phẩm mà người mới mổ tim nên bổ sung:

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Rau củ quả và các loại hạt là nhóm thực phẩm tốt cần bổ sung trong thực đơn cho người mới mổ tim.

Nhóm thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt là giàu chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu và làm giảm tình trạng táo bón do ít vận động, nằm lâu sau phẫu thuật. Người bệnh có thể bổ sung khoảng 20-25g chất xơ/ ngày chia thành 2-3 bữa trong ngày.

Thực đơn cho người sau mổ tim
Sau mổ tim bên cạnh tuân thủ chế độ ăn và nguyên tắc dinh dưỡng từ bác sĩ

Một số loại trái cây, rau củ, đậu hạt mềm dễ bổ sung cho người sau phẫu thuật tim: Súp lơ, cà rốt, susu, bắp cải, quả bơ, lê, táo, chuối, kiwi,…

Thực phẩm giàu chất đạm

Chất đạm cần thiết cho cơ thể tái tạo cơ, sửa chữa mô liên kết giúp vết thương nhanh lành. Hơn nữa, protein còn là nguyên liệu cho việc sản xuất các enzyme cần thiết thực hiện quá trình sinh hóa, trao đổi chất sau khi mổ tim. Chính vì thế, chất đạm là thành phần không thể thiếu giúp cung cấp năng lượng cho người bệnh hoạt động hằng ngày, tăng cường miễn dịch, sửa chữa các tổn thương và tái tạo tế bào.

Thực phẩm giàu đạm đến từ cả nguồn động vật lẫn thực vật. Trong đó, thực phẩm giàu đạm động vật: các loại cá, các thịt nạc, sữa động vật,… Nguồn thực phẩm giàu đạm thực vật đến từ các loại hạt, sữa hạt, các loại đậu,…

Thực phẩmHàm lượng đạm trong 100g
Hạt hạnh nhân21g
Cá hồi20g
Cá ngừ21g
Ức gà không da21g
Đậu nành34g

Thực phẩm giàu Omega 3

Người sau khi mổ tim cần duy trì một chế độ ăn ít chất béo. Trong đó, chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe cần được bổ sung. Omega 3 là chất béo không bão hòa có khả năng giảm cholesterol xấu, giảm triglyceride, ổn định huyết áp và nhịp tim. Hơn nữa, chất béo omega 3 còn có khả năng kháng viêm, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm sau phẫu thuật.

Thực phẩm giàu acid béo omega 3 chủ yếu là các loại cá béo, các loại hạt và dầu hạt. Sau đây là một số thực phẩm cung cấp nhiều omega 3 mà cơ thể nên bổ sung: cá hồi, cá thu, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia, hạt điều,…

Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho hệ tim mạch và cơ thể.

Do đó, người bệnh không thể hạn chế hoàn toàn mà nên ưu tiên các chất béo không bão hòa. Các chất béo này vừa giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K vừa giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và hạn chế nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch.

Thực đơn cho người mới mổ tim nên và không nên ăn gì

Các loại thực phẩm cần tránh khi mới mổ tim

Bên cạnh các thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp phục hồi nhanh chóng sau mổ thì người bệnh cũng nên hạn chế và tránh một số thực phẩm không tốt. Các nhóm thực phẩm này không được khuyến cáo bổ sung cho người mới mổ bởi tăng thời gian lành vết thương, phục hồi, dễ gây viêm, và nhất là tăng lượng cholesterol xấu.

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol

Cholesterol trong máu cao là nguy cơ mảng bám hình thành và tạo cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tìm cùng nhiều bệnh lý tim mạch khác.

Do đó, người sau phẫu thuật cần tránh bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và giàu cholesterol như:

  • Các sản phẩm từ động vật: thịt mỡ, mỡ động vật, nội tạng, da động vật (da gà, da vịt, da heo,…), lòng đỏ trứng,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: thức ăn nhanh, thực phẩm chiên, rán như khoai tây chiên, gà rán,…

Thực phẩm chứa nhiều muối

Chế độ ăn chứa nhiều muối sẽ làm tăng giữ nước trong cơ thể để giữ cân bằng điện giải. Điều này làm cho thể tích tuần hoàn tăng lên tạo gánh nặng cho tim và tăng áp lực van tim.

Vì vậy, người mới mổ tim cần hạn chế ăn muối và thực phẩm chứa nhiều muối. Tổng lượng muối nên bổ sung khoảng dưới 2g muối/ ngày.

Người bệnh phẫu thuật tim nên hạn chế lượng muối bằng cách nêm nếm món ăn nhạt và hạn chế các thực phẩm nhiều muối như:

  • Hạn chế thực phẩm đóng hộp: dăm bông, thịt xông khói, thịt đóng hộp, mì tôm, các loại nước sốt, nước chấm,…
  • Hạn chế các thực phẩm muối chua: dưa muối, cà muối, kim chi,…
  • Hạn chế các loại gia vị trong nấu ăn, hạn chế dùng nước mắm, muối để chấm hay nêm nếm món ăn.

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K là chất tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin này còn có thể tác động đến hiệu quả của một số loại thuốc chống đông mà người phẫu thuật tim sử dụng.

Do đó,trong cơ thể thay đổi hàm lượng vitamin K có thể ảnh hưởng nhiều đến quá trình đông máu và khả năng hồi phục của bệnh nhân.

Người bệnh có nhu cầu bổ sung vitamin K nên theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế các thực phẩm giàu vitamin K:

  • Nước sốt Mayonnaise
  • Một số loại rau: đậu tương, rau diếp, giá đỗ, cải bắp, mù tạc, hành tươi, rau chân vịt, cải xoong, củ cải,…

Thực phẩm giàu carbohydrate

Một số loại carbohydrate như đường, ngũ cốc tinh chế có khả năng làm tăng triglyceride trong máu. Điều này gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch bởi làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, tăng lipid máu và tăng cholesterol xấu.

Người bệnh vẫn cần carbohydrate cung cấp năng lượng nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch, ngô, đậu đỗ,… và hạn chế các loại bánh ngọt, bánh rán, bánh quy, kẹo,…

Thức uống chứa cồn, chất kích thích

Rượu, bia, cà phê,… là các thức uống mà người mới mổ tim nên tránh xa. Bởi các thức uống này làm tăng huyết áp, tăng áp lực lên hệ tim mạch và đặc biệt là tăng nguy cơ tương tác với thuốc sử dụng sau phẫu thuật tim. Hơn nữa, cà phê còn kích thích nhịp tim tăng nhanh không có lợi cho sức khỏe người bệnh.

Thực đơn 7 ngày cho người mới mổ tim

Thực đơn cho người mới mổ tim vừa phải cung cấp dinh dưỡng, năng lượng vừa đảm bảo cho sức khỏe, phục hồi nhanh chóng. Sau đây là thực đơn dinh dưỡng 7 ngày cho người mới mổ tim (giai đoạn hồi phục cần 1600kcal) các bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, sức khỏe và tình trạng của mỗi người mỗi khác nên cần tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nhé.

Thứ 2
Món ănBữa sángBữa phụBữa trưaBữa chiều
  • Phở gà (150g bánh phở + 60g thịt gà)
  • Giá, rau ăn kèm: 80g
  • 100g chuối
  • 200ml sữa tươi tách béo ít đường
  • ½ trái bắp luộc
  • 1 bát cơm
  • -Đậu hũ nhồi thịt sốt cà ( Đậu hũ: 1 bìa, 40g thịt heo)
  • 150g canh cải xanh nấu thịt băm
  • 100g đu đủ
  • 1 bát cơm
  • Cá lóc hấp bầu ( Cá lóc: 60g, bầu: 50g)
  • 150g canh bí xanh nấu sườn
Thứ 3
Món ănBữa sángBữa phụBữa trưaBữa tối
  • – Bún cá (150g bún tươi + 50g cá rô phi + 50g rau, hành lá)
  • – Táo: 80g
  • 200ml sữa đậu nành
  • Khoai lang hấp: 70g
  • 1 bát cơm
  • Thịt heo nạc xào đậu cove (Thịt heo nạc: 60g, đậu cove: 80g)
  • 1 chén canh bí đỏ nấu tép
  • 100g bưởi (2 múi)
  • 1 bát cơm
  • Thịt bò xào hành tây: 70g
  • 100g su hào luộc
  • 1 chén canh rau dền
Thứ 4
Món ănBữa sángBữa phụBữa trưaBữa tối
  • Cháo cá hồi (40g gạo + 50g cá hồi, cải soong: 50g)
  • Ổi: 80g
  • Sữa chua không đường: 100g
  • Đậu phộng luộc: 1 nắm tay
  • 1 bát cơm
  • 100g ức gà xào sả
  • 1 chén canh rau ngót nấu thịt băm
  • Dâu tây: 80g
  • 1 bát cơm
  • Cá thu sốt cà (Cá thu: 70g, cà chua: 100g)
  • 100g súp lơ xanh luộc
  • 1 chén canh rau cải nấu thịt băm
Thứ 5
Món ănBữa sángBữa phụBữa trưaBữa tối
  • Phở bò (160g bánh phở + 60g thịt bò)
  • Rau, giá: 80g
  • Tráng miệng: 70g dứa
  • 200ml sữa hạt sen hạnh nhân
  • Khoai mì hấp: 70g
  • 1 bát cơm
  • 100g cá ngừ hấp xì dầu
  • 1 chén canh bí nấu sườn
  • 100g dưa hấu
  • 1 bát cơm
  • 70g tôm rim
  • 1 chén canh khoai tây su hào
  • 70g rau muống luộc
Thứ 6
Món ănBữa sángBữa phụBữa trưaBữa tối
  • Cơm tấm (1 chén cơm + 60g thịt sườn)
  • Cà chua, dưa leo: 80g
  • Tráng miệng: 100g mâm xôi
  • Sữa chua không đường: 1 hũ
  • Bánh sandwich: 2 lát
  • 1 bát cơm
  • 100g thịt heo nạc luộc
  • 100g rau củ hấp (súp lơ + cà rốt + bí đỏ)
  • Tráng miệng: 50g kiwi
  • 1 bát cơm
  • 70g thịt ức gà nướng
  • 150g canh canh rong biển thịt băm
  • Tráng miệng:  100g nho đỏ
Thứ 7
Món ănBữa sángBữa phụBữa trưaBữa tối
– Miến xào chay (60g miến dong khô + 40g đậu hũ chiên+ 40g nấm + 100g rau cải ngọt, cà rốt + hành lá, rau thơm)
  • Phô mai: 1 miếng
  • Bắp luộc: ½ quả
  • 1 bát cơm
  • 50g mực  hấp
  • 100g mướp đắng nhồi thịt
  • Tráng miệng: 80g táo
  • 1 bát cơm
  • 70g thịt viên sốt cà chua
  • 150g canh cua rau đay
  • Tráng miệng: 80g nam việt quất
Chủ nhật
Món ănBữa sángBữa phụBữa trưaBữa tối
  • Bún bò Huế (160g bún tươi + 50g thịt bò + 2 miếng chả )
  • Rau, giá: 80g
  • Tráng miệng: 50g đào
  • 200ml sữa hạt điều mắc ca
  • Bí đỏ hấp: 100g
  • 1 bát cơm
  • Thịt heo kho trứng ( 50g thịt heo, 3 quả trứng cút)
  • Tráng miệng: 100g dưa lưới
  • 1 bát cơm
  • 150g ức gà áp chảo trộn salad
  • 1 chén canh bầu nấu ngao
  • Tráng miệng: 100g thanh long đỏ

Các loại sữa tốt cho người mới mổ tim

Không có sữa chuyên biệt cho phẫu thuật tim tuy nhiên với những trường hợp ăn kém sau phẫu thuật có thể bổ sung sữa cao năng lượng để tăng cường dinh dưỡng giúp lành vết thương và hạn chế dư thừa dịch cho người bệnh tim.

Sữa Peptamen

sữa Peptamen là sữa bổ sung dinh dưỡng hoàn hảo cho người bệnh nặng, sau phẫu thuật, kém hấp thu, kém ăn uống. Sữa vừa đáp ứng dinh dưỡng đầy đủ vừa là sữa cao năng lượng với 250ml cung cấp đến 250 Kcal. Cùng với đó, sữa còn cung cấp  các chất béo lành mạnh cùng với hơn 30 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể đảm bảo sức khỏe, giúp nhanh chóng hồi phục và củng cố sức đề kháng cho người bệnh.

Sữa Fresubin 2kcal

Thực đơn cho người mới mổ tim nên và không nên ăn gì
Sữa Fresubin Fibre Drink Kabi 200ml – Sữa cao năng lượng cho người lớn và bệnh nhân ung thư

Sữa Fresubin 2Kcal là dòng sữa nước tối ưu cho người bệnh sau phẫu thuật cần nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cao cho cơ thể. Trong mỗi chai sữa nước 200ml cung cấp đến 400 Kcal cùng giàu chất đạm giúp tái tạo và duy trì khối cơ, cải thiện chức năng vận động giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sau cuộc đại phẫu. Không chỉ vậy, sữa còn cung cấp đầy đủ 13 loại vitamin và 15 loại khoáng chất cùng với các chất chống oxy hóa giúp cải thiện khả năng hấp thu và tăng cường miễn dịch cho người bệnh.

Sữa Ensure Plus Advance

Sữa Ensure plus advance là sản phẩm sữa thuộc thương hiệu Abbott Hoa Kỳ. Sữa được nghiên cứu và có công thức giàu dinh dưỡng, cao năng lượng giúp cung cấp dưỡng chất hoàn hảo cho người bệnh hấp thu và cải thiện. Trong mỗi chai sữa 220ml cung cấp đến 330 Kcal cho cơ thể cùng 28 loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp củng cố sức khỏe, tăng cường chức năng vận động, phục hồi sau phẫu thuật.

Sữa Orgalife Basic Soup

Thực đơn cho người mới mổ tim nên và không nên ăn gì

Sữa Orgalife basic soup là sản phẩm dinh dưỡng cung cấp năng lượng chuẩn và đầy đủ như một bữa ăn hoàn chỉnh. Đặc biệt nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên đem đến sự an toàn và hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hồi phục. Sản phẩm cung cấp năng lượng chuẩn 1 kcal/ml từ 100% nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành mạnh. Công thức cân đối các nhóm chất dinh dưỡng với protein từ động và thực vật, chất béo không bão hòa, chất xơ từ rau củ quả cùng với 20 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho củng cố và hồi phục sức khỏe.

Những việc cần tránh sau mổ tim

Thực đơn cho người mới mổ tim nên và không nên ăn gì

Sau khi mổ tim, để tránh ảnh hưởng đến vết thương và giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng, người bệnh cần chú ý tránh một số điều sau:

  • Khi tắm và vệ sinh cơ thể tránh làm ẩm, ướt vết thương.
  • Không nên tác động mạnh, lau vệ sinh quá mạnh quanh vết thương
  • Tránh tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý, chỉ định từ bác sĩ
  • Người bệnh không nên đứng yên, nằm hay ngồi quá lâu 1 chỗ
  • Không được vận động mạnh, không mang vác, kéo đẩy vật nặng từ 5kg trở lên
  • Sau 4-6 tuần phẫu thuật, có thể chạy xe bình thường nhưng tránh đẩy hoặc dắt xe
  • Người bệnh hạn chế nhốt mình trong phòng bởi rất dễ tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích, socola, cà phê, trà và không nên ngủ nhiều vào ban ngày.

Thiết kế thực đơn cho người mới mổ tim bác sĩ dinh dưỡng H&H Nutrition

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phục hồi sức khỏe, lành vết thương và củng cố sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, cơ địa, tình trạng của mỗi bệnh nhân mỗi khác nên người thân và người bệnh cần lắng nghe tư vấn dinh dưỡng cụ thể từ bác sĩ về tình trạng của mình.

H&H Nutrition là một trong những trung tâm dinh dưỡng đáng tin cậy đã và đang được nhiều người thân và người bệnh nhận tư vấn dinh dưỡng. Tại đây, H&H Nutrition sở hữu đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giỏi chuyên môn, kỹ năng và giàu kinh nghiệm. Từ đó, bác sĩ thăm tư vấn, chẩn đoán tình trạng theo quy trình mà tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng cá nhân hóa, phù hợp theo tình trạng và sức khỏe từng đối tượng.

Do đó, với những bệnh nhân mới mổ tim cần phục hồi sức khỏe mà băn khoăn và lo lắng trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, H&H Nutrition sẽ đồng hành trong suốt hành trình giúp bệnh nhân ăn uống, hấp thu tốt hơn, hạn chế các tình trạng suy kiệt dinh dưỡng xảy ra. Không những vậy, còn giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và quay trở lại với cuộc sống bình thường tốt hơn.

Như vậy, qua những chia sẻ trong bài viết về thực đơn cho người mới mổ tim giúp mọi người bổ sung được thêm kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó, chú ý và củng cố sức khỏe hồi phục nhanh chóng. Hãy liên hệ ngay H&H Nutrition để được bác sĩ tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Thực đơn cho người mới mổ tim nên và không nên ăn gì

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:

Nguyễn Thị Thu Hà

Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.