Phân biệt biếng ăn Sinh lý – Tâm lý – Bệnh lý

Biếng ăn là tên gọi chung cho tình trạng trẻ ăn không hết khẩu phần ăn của trẻ dẫn đến bé có nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dẫn đến chậm tăng trưởng, ngủ không sâu giấc, chậm mọc răng, quấy khóc. Nguyên nhân biếng ăn rất đa dạng và được chia thành 3 nhóm biếng ăn chủ yếu.

Định nghĩa các loại biếng ăn của trẻ

Phân loại các loại biếng ăn của bé

  • Biếng ăn sinh lý: Đây là dạng biếng ăn phổ biến xuất hiện khi trẻ chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, trong quá trình này cơ thể có những rối loạn nhẹ làm cho trẻ biếng ăn tạm thời
  • Biếng ăn tâm lý: Là dạng biếng ăn do tâm lý trẻ sinh ra do hành vi, cách chăm sóc của bố mẹ làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ và sinh ra biếng ăn
  • Biếng ăn bệnh lý: Là dạng biếng ăn do rối loạn trong cơ thể và có sự tổn thương thật sự trên cơ thể của bé từ đó sinh ra biếng ăn, đây cũng là dạng biếng ăn phức tạp cần sự can thiệp của bác sĩ nhi khoa

Xem thêm:

Phân biệt biếng ăn Sinh lý - Tâm lý - Bệnh lý

Giống và khác nhau về triệu chứng biếng ăn

Giống nhau:

  • Bé không ăn hết khẩu phần ăn
  • Thời gian ăn kéo dài trên 30 phút trở lên
  • Bé phản ứng thái quá như khóc, chạy trốn, nôn trớ khi ăn
  • Bé ăn một số ít thức ăn không chịu làm quen thức ăn mới
  • Chỉ số chiều cao, cân nặng của bé dưới chuẩn trung bình

Khác nhau:

  • Biếng ăn sinh lý: chỉ suất hiện thời gian ngắn, bé tự cân bằng thường sẽ không cần can thiệp y khoa hay can thiệp dinh dưỡng cho bé
  • Biếng ăn tâm lý: Nguyên nhân là do môi trường chăm sóc, cách cho ăn uống như bố mẹ tạo áp lực, quát mắng trẻ, trẻ không tập trung vào ăn uống dẫn đến bé có những cảm xúc không tốt với thức ăn, chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn thay đổi cách thức cho ăn và nuôi dưỡng thì biếng ăn tâm lý sẽ được cải thiện. Nếu bố mẹ không thay đổi từ biếng ăn tâm lý có thể chuyển sang biếng ăn mãn tính hoặc biếng ăn bệnh lý.
  • Biếng ăn bệnh lý: do cơ thể bé mắc các chứng bệnh khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Có rất nhiều bệnh từ cảm cúm, viêm tai, viêm họng, lở miệng, thiếu máu,…Nguyên nhân biếng ăn bệnh lý có thể xuất phát từ biếng ăn sinh lý và tâm lý mà ra khi có những biếng ăn thông thường bố mẹ không can thiệp đúng đắn dẫn đến trẻ thiếu vi chất dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và ngược lại dễ mắc bệnh làm trẻ biếng ăn nhiều hơn.

Xem thêm: Sữa cao năng lượng dành cho trẻ biếng ăn

Thời điểm xuất hiện biếng ăn Sinh lý, Tâm lý, Bệnh lý

Biếng ăn sinh lý

  • Từ 3 đến 4 tháng tuổi: Giai đoạn bé tập lẫy, lật và ngóc đầu
  • Từ 9 đến 10 tháng tuổi: Giai đoạn bé tập đi
  • Từ 16 đến 18 tháng tuổi: Giai đoạn bé thích chạy nhảy và khám phá mọi thứ xung quanh
  • Ngoài ra, khi bé chuyển đổi các dạng ăn, hay khi bắt đầu đi học cũng là các giai đoạn khiến bé có thể bị biếng ăn sinh lý.

Biếng ăn tâm lý và bệnh lý

  • Có thể xuất hiện bất kỳ thời gian nào đặc biệt thời điểm bé đi học vì lúc này bé tiếp xúc môi trường nhiều tác nhân nhiễm khuẩn, bé có thói quen đưa tay vào mắt mũi miệng cũng làm cho bé dễ mắc bệnh lý nhiễm khuẩn

Xem thêm: Kẹo dẻo hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Phân biệt biếng ăn Sinh lý - Tâm lý - Bệnh lý

Cách khắc phục biếng ăn sinh lý, tâm lý và bệnh lý

  • Biếng ăn sinh lý: Thường kéo dài vài ngày trung bình từ 3-5 ngày, thời điểm này nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, bé ưa thích sau khoảng thời gian đó bé tự phục hồi, ngoài ra hãy kiên nhẫn đổi các món ăn và tập lại từ 7-10 lần nếu bé từ chối món nào đó. Tránh cho bé ăn gia vị sớm và nhiều sẽ làm biếng ăn sinh lý trở nên phức tạp hơn
  • Biếng ăn tâm lý: Cách khắc phục chủ yếu là thay đổi hành vi và tâm lý của người chăm sóc trực tiếp của bé, Hãy tạo môi trường thoải mái cho bé ăn, cho bé được cầm nắm các loại thức ăn, tránh thúc ép cáu gắt với bé, cho bé trải nghiệm chế biến các loại thức ăn có thể, hãy làm nhiều các cho bé biết rằng ăn là trải nghiệm. ngoài ra hãy cho bé tập trung trả nghiệm thức ăn thay vì để sự chú ý vào ipad, ti vi và biến thời gian ăn uống là thời gian thú vị cho bé
  • Biếng ăn bệnh lý: Cần phải khắc phục các nguyên nhân dẫn đến bệnh lý cho trẻ. Ví dụ trẻ hay mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy thì nên vệ sinh dụng cụ chơi của bé, vệ sinh dụng cụ ăn uống, rửa thay thường xuyên. Ngoài ra sổ giun định kỳ cho bé cũng là 1 cách hữu hiệu. Trong trường hợp bé có bệnh lý mãn tính như hen suyễn, viêm VA, Viêm tai giữa kéo dài, hãy liên hệ bác sĩ Nhi khoa để điều trị các bệnh lý cho bé ổn định để tránh mắc vòng luẩn quẩn giữa thiếu dinh dưỡng – biếng ăn – bệnh tật – biếng ăn.

Bổ sung vi chất cho bé – Cần hay không

Vi chất là chất dinh dưỡng cơ thể cần số lượng rất ít nhưng nếu thiếu sẽ dễ dẫn đến những bệnh tật và rối loạn. Việc bé biếng ăn đã có những bằng chứng cho thấy thiếu 1 đến nhiều vi chất khác nhau. Bổ sung vi chất dựa trên chế độ ăn của bé thiếu nhiều hay ít và thiếu vi chất nào, ngoài ra dựa trên biểu hiệu của bé sẽ lựa chọn vi chất phù hợp cho bé.

  • Lysine:  mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt – chóng mặt, rụng tóc, biếng ăn, dễ kích động, thiếu máu, chậm tăng trưởng chiều cao
  • Men tiêu hóa: Ăn nhiều không tăng cân, tiêu chảy phân sống, đau bụng…
  • Men vi sinh: Đau bụng co thắt, tiêu chảy hoặc táo bón, rối loạn tâm lý…
  • Iốt: gây bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, thiểu năng, đần độn.
  • Canxi: Chuột rút, đau bụng, nhức đầu, rối loạn nhịp tim..
  • Magie: Buồn nôn, yếu cơ, mất ngon miệng…
  • Sắt:  thiếu máu và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ, chậm phát triển, khó tập trung…
  • Kẽm: Biếng ăn, dễ nhiễm trùng, tiêu chảy, chậm phát triển giới tính.
  • Vitamin nhóm B: Gãy rụng tóc, móng tay mất bóng, viêm loét niêm mạc
  • Vitamin C: Dễ chảy máu, chậm lành vết thương, da mất đàn hồi..
  • Vitamin D: trẻ quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên, ra mồ hôi trộm, rụng tóc, thóp rộng, đầu to, răng mọc chậm, chậm biết đi, lồng ngực dô, biến dạng xương,…
  • Vitamin A:  Trẻ dễ tiêu chảy, bệnh đường đường hô hấp, khô giác mạc, mỏi mắt….
  • Vitamin E: Rụng tóc, mệt mỏi, đau nhức..

Biếng ăn tâm lý ở trẻ có nguy hiểm hay không?

Trẻ biếng ăn nói chung sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, thường thiếu các vi chất dinh dưỡng như sắt. Từ đó dẫn đến các bé bị thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu protein,… ảnh hưởng đến sức đề kháng, bé dễ ốm vặt, chậm tăng cân,… Nếu tình trạng biếng ăn không được điều trị sớm, trẻ sẽ dễ bị mắc các bệnh lý biếng ăn, nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng.

Biếng ăn tâm lý không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Bắt nguồn từ việc bé bị bố mẹ mắng, ảnh hưởng đến không khí gia định, nhiều bé trở nên xa cách và ngại tương tác, tiếp xúc với người thân trong gia đình.

Biếng ăn là triệu chứng thường gặp ở các trẻ. Việc cha mẹ ép con ăn bằng cách la mắng sẽ làm con luôn trong trạng thái lo sợ khi đến bữa ăn, ảnh hưởng tâm lý. Từ đó, khiến bé ngại tương tác và tiếp xúc với người thân trong gia đình.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ?

Khi các bé được 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu chuyển dần sang giai đoạn ăn bổ sung. Đây là giai đoạn quan trọng để cha mẹ tập cho con có thói quen lành mạnh. Một số nguyên tắc sau sẽ cần cha mẹ tập cho con ngay từ đầu để giúp con có khẩu vị tốt hơn.

  • Tạo thói quen ăn đúng giờ và giữ khoảng cách các bữa ăn từ 2 đến 3 tiếng: Việc ăn đúng giờ sẽ giúp các bé có khả năng tiết men tiêu hóa tốt hơn, từ đó các bé sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.
  • Chế biến món ăn phù hợp với độ tuổi và sở thích: Khi chế biến các món ăn, cha mẹ cần ưu tiên đa dạng các món, đổi món thường xuyên. Đồng thời nên trang trí món ăn thật hấp dẫn, đẹp mắt. Điều này giúp bữa ăn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà còn giúp bé thích thú với bữa ăn hơn.
  • Tạo bầu không khí vui vẻ trong các bữa ăn: Nhiều cha mẹ cứ đến bữa ăn thường cho bé ăn trước cả nhà và có người ngồi cạnh để nhắc bé ăn nhanh hơn. Đây là một cách ăn không hợp lý, thay vào đó cha mẹ nên cho bé ăn cùng với các thành viên khác trong gia đình. Từ đó sẽ tạo một bữa ăn vui vẻ và ngon miệng hơn cho bé.
  • Tập thói quen cho bé phải tập trung khi ăn, ngồi một chỗ để ăn, không được chạy nhảy vui đùa trong bữa ăn thường ngày. Đồng thời, hạn chế cho bé xem tivi, chơi đồ chơi trong khi ăn.
  • Dạy trẻ khả năng tự lập trong mỗi bữa ăn bằng cách cho bé tự múc đồ ăn. Cha mẹ nên làm nhiều món ăn khác nhau để biết được món nào bé thích. Khi trẻ biếng ăn, hãy ưu tiên làm những món bé thích để bé cảm thấy thích thú hơn khi ăn.
  • Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé tham gia vào quá trình nấu ăn, trang trí món ăn. Đây là cách giúp bé cảm thấy thích thú với những bữa ăn của mình.
  • Không nên kéo dài thời gian của bữa ăn: Một bữa chỉ nên gói gọn trong vòng 30 phút, cha mẹ không nên dọa trẻ hay ép trẻ ăn hết suất ăn khi trẻ không còn muốn ăn nữa. Nếu trẻ quen ăn ít thì cha mẹ có thể tăng số bữa trong ngày để trẻ ăn đủ lượng.

Nhìn chung có nhiều cách giúp các bé cải thiện tình trạng biếng ăn. Trong đó cha mẹ nên chú ý tạo cho con thói quen ăn uống đúng giờ, chế biến món ăn đa dạng, phù hợp sở thích từng bé, tạo cảm giác vui vẻ trong mỗi bữa ăn. Đặc biệt cần dạy bé thói quen ăn uống tập trung, tự lập trong khi ăn,…

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn sinh lý, bệnh lý, tâm lý

Mỗi kiểu biếng ăn khác nhau sẽ tương ứng với nguyên nhân và cách điều trị cải thiện khác nhau. Khi cha mẹ hiểu rõ được sự khác biệt của các chứng biếng ăn, điều này sẽ giúp cha mẹ nhanh chóng chấm dứt tình trạng biếng ăn của trẻ. Từ đó khôi phục lại hứng thú và niềm đa mêm ăn uống của con. Cụ thể:

Tiêu chí Biếng ăn
Tâm lý Sinh lý Bệnh lý
Nguyên nhân– Do thay đổi môi trường sống

– Cha mẹ nuôi con sai cách

– Bẩm sinh hay do thay đổi thể chất khi bước vào giai đoạn phát triển đặc thù như tập đi, tập bò, mọc răng,…– Bắt nguồn từ các bệnh đặc thù về hệ tiêu hóa, vòm họng, khoang miệng,…

 

Giải pháp đặc thù– Cha mẹ cần thay đổi cách nuôi trẻ

– Cần kiên nhẫn động viên bé

– Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày– Điều trị hết bệnh trước, và điều trị tình trạng biếng ăn sau
Giải pháp chung– Kích thích sự hứng thú ăn uống của bé bằng cách đa dạng hóa thực đơn, trình bày các món ăn sinh động và đẹp mắt hơn.

– Sử dụng một số thực phẩm bổ sung vi chất, sữa hay thuốc hỗ trợ ăn ngon miệng. Đồng thời, cha mẹ cần lưu ý tiến hành điều trị biếng ăn cho bé theo các chỉ định từ bác sĩ.

Mỗi tình trạng biếng ăn của trẻ sẽ tương ứng với các chế độ dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn cần cha mẹ kích thích sự hứng thú trong ăn uống của bé bằng cách đa dạng thực đơn, trình bày món ăn đẹp mắt để kích thích sự thích thú của bé. Đồng thời, cha mẹ cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị biếng ăn cho trẻ.

Biếng ăn là hiện tượng phổ biến nhưng can thiệp không khó, bố mẹ cần tham vấn chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ nhi khoa để có phương pháp hợp lý và kịp thời cho bé nhé.

Địa chỉ khám dinh dưỡng cho trẻ uy tín tại TP.HCM

Khi con bạn có các dấu hiệu biếng ăn, suy dinh dưỡng sẽ cần thăm khám với bác sĩ để được điều trị an toàn. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo qua một số địa chỉ khám dinh dưỡng cho bé tại TP.HCM sau:

Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng NRECI

Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng NRECI là nơi mà cha mẹ có thể an tâm khi cho con đăng ký tư vấn dinh dưỡng. Viện có nhiều bác sĩ chuyên môn cao, thâm niên công tác nhiều năm trong ngành. Do đó, bác sĩ và các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng cho nhiều bậc phụ huynh.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Bên cạnh đó, Viện NRECI còn sở hữu hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại nhằm phục vụ cho lĩnh vực dinh dưỡng. Các bác sĩ thiết kế và xây dựng thực đơn dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm chế biến phù hợp với từng tình trạng của bé.

Địa chỉ: Số 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM

Bệnh viện nhi đồng 1

Bệnh viện nhi đồng 1 là cơ sở y tế tiếp nhận khẩn cấp và thực hiện khám chữa bệnh cho hầu hết các bệnh thường gặp ở trẻ. Bao gồm các bệnh về tim mạch, đường tiêu hóa, hô hấp, tai mũi họng,… Đồng thời, bệnh viện cũng là nơi khám dinh dưỡng uy tín cho các bé. Nơi mà cha mẹ có thể tin tưởng đưa con đến thăm khám.

Phân biệt biếng ăn Sinh lý - Tâm lý - Bệnh lý

Địa chỉ: Số 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM

Bệnh viện nhi đồng 2

Phân biệt biếng ăn Sinh lý - Tâm lý - Bệnh lý

Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng giống với nhi đồng 1, là nơi cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh thường gặp của bé. Mặt khác, bệnh viện còn có khoa dinh dưỡng để thăm khám, điều trị dinh dưỡng cho trẻ. Nếu con bạn đang gặp các vấn đề như biếng ăn, suy dinh dưỡng thì bệnh viện Nhi đồng 2 là nơi mà cha mẹ có thể tin tưởng cho con điều trị.

Địa chỉ: Số 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

Bệnh viện nhi đồng thành phố

Phân biệt biếng ăn Sinh lý - Tâm lý - Bệnh lý

Cùng nằm trong hệ thống bệnh viện nhi, bệnh viện nhi đồng thành phố có chuyên khoa dinh dưỡng tiết chế (dành cho trẻ em và nhiều đối tượng) bên cạnh các khoa khác. Bệnh viện luôn chú trọng đầu tư nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng nhằm giúp quá trình thăm khám cho các người bệnh chính xác, cải thiện sức khỏe an toàn.

Địa chỉ: Số 15 Võ Trần Chí, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Tp.HCM

Hiện nay có nhiều cơ sở mà cha mẹ có thể cho con đến thăm khám dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu xét về độ uy tín và quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao thì không thể không nhắc đến: Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng NRECI, bệnh viện nhi đồng 1, 2 và bệnh viện nhi đồng thành phố.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng cho trẻ em

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Phân biệt biếng ăn Sinh lý - Tâm lý - Bệnh lý




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition