Phương pháp hiệu quả điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Bùi Đình Hoàn - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Bệnh thận mạn là bệnh lý nguy hiểm thường xảy ra với nhóm người mắc huyết áp cao, tiểu đường. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ chuyển thành suy thận mạn giai đoạn cuối. Nếu không may phát hiện bệnh ở giai đoạn này, tỉ lệ tử vong rất cao. Vậy đâu là phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối? Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này cùng với H&H Nutrition.

Suy thận giai đoạn cuối có chữa được không?

Suy thận giai đoạn cuối khiến cho thận bị tổn thương, không thể lọc máu như bình thường. Ngoài ra, chất lọc dư thừa trong máu còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương ngoài da.
  • Gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Rối loạn hệ thần kinh, cơ, xương khớp.
  • Thay đổi chỉ số đường huyết.
  • Suy gan.
  • Thiếu máu mức độ nghiêm trọng.
  • Rối loạn chức năng não, co giật.

Với những biến chứng nguy hiểm mà suy thận gây ra, nhiều người lo lắng và đặt câu hỏi “Liệu rằng suy thận giai đoạn cuối có chữa được không?”. Câu trả lời ở đây là đến giai đoạn này bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân phải sử dụng thận nhân tạo để kéo dài sự sống. Trong vòng 12 tháng kể từ khi được chẩn đoán, bệnh nhân cần được chữa trị bằng chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối
Suy thận mạn giai đoạn cuối gây thiếu máu ở mức độ quan trọng

Suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ở Việt Nam, có đến 8 triệu bệnh nhân mắc suy thận, trong đó hơn 30% chuyển thành giai đoạn cuối. Với tâm lý của người bệnh, khi được chẩn đoán bệnh hiểm nghèo, họ vô cùng lo sợ về cái chết. Họ dốc hết sức lực, tiền bạc để tìm các phương pháp chữa trị nhằm kéo dài sự sống. Vậy suy thận mạn giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu? Điều này sẽ nằm trong kết luận của bác sĩ, tùy thuộc vào thời điểm phát hiện, thể trạng của bệnh có khả năng đáp ứng điều trị hay không.

Tuy nhiên theo các chuyên gia đầu ngành, khi suy thận tiến đến giai đoạn cuối tiên lượng không tốt. Nếu trong vòng một năm kể từ khi phát hiện bệnh mà người bệnh không được thay thận hay thực hiện các phương pháp lọc máu, tỉ lệ tử vong rất cao. Nếu được ghép thận kịp thời, có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân từ 3 – 5 năm tùy vào thể trạng, khả năng hồi phục. Thậm chí với những bệnh nhân có thể trạng tốt, họ có thể kéo dài sự sống từ 10 – 20 năm.

Phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Ngày nay, y học hiện đại phát triển đem theo cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, có ba phương pháp điều trị phổ biến được sử dụng: ghép thận, lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo.

Phương pháp ghép thận cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối

Ghép thận là kỹ thuật y sinh học cao, bác sĩ sẽ ghép quả thận khỏe mạnh từ bệnh nhân hiện thận đã chết não vào cơ thể của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Nếu ca ghép thận thành công, thể trạng phục hồi nhanh, người bệnh hoàn toàn có thể trở lại cuộc sống bình thường. Bệnh nhân có thể sinh hoạt, đi công tác, vui chơi,… mà không gặp phải đau đớn hay đến bệnh viện điều trị định kỳ như các phương pháp khác.

Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm vô cùng lớn đó là cách thực hiện khó, yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao. Ngoài ra, để tìm được người hiến thận và quả thận đó tương thích với bệnh nhân lại càng khó hơn. Không những thế, chi phí thực hiện các ca ghép thận rất đắt đỏ. Nếu không phải lấy thận từ anh em sinh đôi cùng trứng, người bệnh sau khi phục hồi còn phải sử dụng thuốc chống thải ghép cả đời.

Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối 2
Phương pháp ghép thận cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối

Lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối

Phương pháp lọc màng bụng sử dụng chính màng bụng của bệnh nhân làm màng lọc. Màng bụng gồm khoang màng dịch lọc và khoáng máu bụng. Các chất có nồng độ cao trong máu như ure, creatinin sẽ khuếch tán từ khoang máu sang khoang dịch lọc do cơ chế chênh lệch nồng độ. Nước thừa từ máu sẽ chuyển qua màng bụng sang khoang dịch lọc do sự khác nhau về áp suất thẩm thấu.

Lọc màng bụng gồm 2 loại

  • Lọc màng bụng liên tục tại nhà (CAPD): Bệnh nhân có thể tự thực hiện thay dịch lọc, cứ sau 4 giờ loại bỏ dịch cũ và thay 2 lít dịch lọc mới vào khoang màng bụng qua ống thông. Trong thời gian lọc màng bụng, người bệnh vẫn ăn uống, đi lại bình thường.
  • Lọc màng bụng chu kỳ tự động (ADP): Là hình thức lọc màng bụng có sự hỗ trợ của thiết bị.

Ưu điểm của lọc màng bụng là đơn giản, dễ thực hiện, người bệnh không bị lệ thuộc vào máy móc. Tuy nhiên nếu tay nghề của bác sĩ chưa tốt, vị trí đặt ống dễ bị viêm nhiễm.

Chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Chạy thận nhân tạo là phương pháp thay thế thận cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối phổ biến nhất đã áp dụng cho hơn 80% bệnh nhân. Thông thường, bệnh nhân sẽ chạy thận nhân tạo 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 4 giờ. Để tiến hành chạy thận nhân tạo, bệnh nhân cần phải thực hiện một cuộc phẫu thuật để thiết lập đường dẫn máu, gồm một đường động mạch để dẫn máu ra khỏi cơ thể và đường tĩnh mạch để dẫn máu từ máy sau khi đã được lọc về lại cơ thể. Do máu được dẫn ra ngoài cơ thể nên bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc heparin để chống đông máu.

Ưu điểm của lọc thận là nước và chất thải trong máu được lọc sạch hiệu quả. Việc chạy thận được thực hiện tại các cơ sở y tế đảm bảo tối thiểu nguy cơ bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng, đồng được luôn được theo dõi sát sao.

Yếu điểm của chạy thận nhân tạo là cuộc sống của bệnh nhân luôn gắn liền với bệnh viện. Chế độ ăn phải được kiểm soát chặt chẽ theo sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ. Bệnh nhân còn có thể mắc các triệu chứng trong quá trình chạy thận như: hạ huyết áp, đau đầu, buồn nôn, chuột rút, các tai biến về tim mạch,…

Thực đơn dinh dưỡng cho người suy thận mạn giai đoạn cuối

Với những bệnh nhân đang điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối phải liên tục phải lọc máu hay phải thực hiện ghép thận. Các phương pháp điều trị này làm cơ thể yếu đi, do đó bệnh nhân nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng của các chuyên gia trong ngành, các bác sĩ để xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp.

Năng lượng:

Đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng: 30-35 Kcal/kg/ngày

Protein

Cung cấp vừa đủ đạm:Nhu cầu đạm cần thiết mỗi ngày đối với bệnh nhân chạy thận 1 lần/tuần là 1g/kg cân nặng, bệnh nhân chạy thận 2 lần/tuần là 1,2g/kg cân nặng, chạy thận 3 lần/tuần là 1,4g/kg cân nặng. Lượng đạm này có thể được điều chỉnh trong quá trình điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các chỉ số của mức lọc cầu thận và chức năng thận.

Hạn chế ăn muối

Sử dụng nhiều muối sẽ làm tăng trọng lượng giữa 2 kỳ lọc máu, tăng huyết áp. Gây phù nề và khó thở. Vì vậy, những người tăng huyết áp hay bị phù cần đặc biệt hạn chế muối. Không nên ăn thực phẩm giàu natri như: Dưa cải chua, kim chi, thịt kho, cá khô, mắm cá, hột vịt muối, khoai tây chiên, bột ngọt, gia vị có nhiều Natri.

Dinh dưỡng cho người suy thận
Người suy thận nên hạn chế ăn mặn bởi sẽ làm tăng huyết áp, tăng trọng lượng giữa hai kỳ lọc máu

Hạn chế thực phẩm giàu phospho

Đối với những người suy thận cần hạn chế thực phẩm giàu phospho (Phospho <1200mg/ngày). Nếu dùng nhiều phospho sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp, làm huy động canxi vào máu gây ngứa, đau nhức xương, gãy xương, khớp, mô quanh khớp, cơ tim, mắt, phổi…

Những thực phẩm có chứa nhiều phospho như: Sữa, cacao, phomai, hải sản, lòng đỏ trứng, thịt rừng. Các loại trái cây khô, tôm khô, thịt bò khô, nội tạng, gan, óc,…

Cần bổ sung thêm Canxi nhưng ở lượng vừa phải

Mỗi ngày nên sử dụng canxi từ 1,4 – 1,6 gam/ngày do thực phẩm chứa nhiều canxi thường chứa nhiều phospho nên cũng cần hạn chế. Ngoài ra, nên bổ sung dưới dạng thuốc uống.

Hạn chế kali

  • Các loại rau: bí đỏ, dền, rau muống, mồng tơi, lá lốt, đậu cô ve, su hào có chứa nhiều kali vì vậy bệnh nhân lọc thận cũng nên hạn chế sử dụng, đặc biệt khi có tình trạng tăng kali máu.
  • Các loại trái cây có chứa nhiều kali: sầu riêng, chuối, đu đủ, mít, lựu, sầu riêng, kiwi.
  • Các loại hạt khô: đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, chocolate, café chứa nhiều kali hơn chuối 10 lần.

Những thực phẩm có chứa ít kali cần bổ sung như: Táo, lê, dứa, vú sữa, quýt, dưa hấu, xoài chín… Nên ăn các loại rau ít kali: bí đao, bí đỏ, bầu, su su, mướp….

Nước

Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300-500ml (tùy theo mùa)

Bổ sung sữa Nutricare Lean Max Rena Gold 2 cho bệnh nhân suy thận

Sau lọc thận, bệnh nhân bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Ngoài thực đơn dinh dưỡng cơ bản, bổ sung thêm các sản phẩm sữa là điều cần thiết. Vì thế, Nutricare Lean Max Rena Gold 2 ra đời là giải pháp cho bệnh nhân suy thận mạn. Là dòng sữa giàu protein, ít kali và natri, sản phẩm thích hợp với bệnh nhân chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc.

Ngoài ra, sữa nhà Nutricare còn bổ sung FOS và Nucleotide giúp người bệnh tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, ăn ngon miệng hơn.

Lean Max Rena Gold 2
Lean Max Rena Gold 2

Sữa Nutricare Kidney 2 – Dinh dưỡng tối ưu cho người suy thận mạn

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bệnh nhân suy thận mạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc bổ sung các sản phẩm sữa điều đáng lưu tâm. Sữa Nutricare Kidney 2 – một sản phẩm dinh dưỡng thuộc công ty Nutricare Việt Nam là dòng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Nutricare Kidney 2 cung cấp đủ nhu cầu protein của cơ thể cho quá trình bệnh nhân lọc thận. Đồng thời giảm nguy cơ phù nề, tăng huyết áp, loãng xương. Ngoài ra, sản phẩm có chứa các thành phần giúp giảm rối loạn chuyển hóa lipid và xơ vữa động mạch. Hiện nay, các sản phẩm sữa cho người suy thận mạn của Nutricare đang được phân phối và bày bán tại H&H Nutrition.

Nutricare Kidney 2
Nutricare Kidney 2

Xem chi tiết sản phẩm: Sữa NUTRICARE KIDNEY 2 – Sữa dành cho bệnh nhân SUY THẬN trong giai đoạn lọc thận nhân tạo

Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối là giai đoạn cần sự kiên trì lâu dài mới có hy vọng kéo dài sự sống. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ tư vấn về thực đơn dinh dưỡng cũng như các sản phẩm cho bệnh nhân suy thận mạn.

Xem thêm: 

BS - Nguyễn Thị Kim Hải - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS – Nguyễn Thị Kim Hải – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Phương pháp hiệu quả điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition