Rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Phụ nữ mắc bệnh tim khi mang thai có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Vậy rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, mẹ bầu hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nhịp tim bình thường của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?

Nhịp tim trung bình của một phụ nữ khỏe mạnh là khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên, khi mang thai trái tim của mẹ bầu sẽ đập nhanh hơn do cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều máu hơn để nuôi dưỡng thai nhi phát triển nên tim cũng hoạt động nhiều hơn. Vào tuần thứ 10 của thai nhịp tim của mẹ bầu ở khoảng 90-100 nhịp/ phút.

Bắt đầu từ tuần thứ 20, giai đoạn cuối thai kỳ tim phải hoạt động nhiều và đập nhanh hơn trước khoảng 10 nhịp/ phút, để cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất cho bé.

Rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi
Nhịp tim của mẹ bầu cần hoạt động nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi

Nguyên nhân rối loạn nhịp tim ở phụ nữ mang thai

Để vận chuyển máu đi khắp cơ thể, tim phải hoạt động với công suất cao hơn nên lượng máu của mẹ bầu nhiều hơn người bình thường. Ngoài ra, sự gia tăng kích thước của tử cung làm tăng tải trọng cho tim gây áp lực lên tim và phổi. Vì thế khiến tim thai phụ đập nhanh hơn bình thường.

Tuần thai tăng dần, tử cung lớn đè lên cơ hoành khiến trục của tim thay đổi so với bình thường làm tim như bị nằm ngang. Nhưng khi thai ra ngoài, tử cung co bóp nhanh chóng khiến tim đột ngột từ trạng thái nằm ngang trở về trạng thái bình thường, như thể bị tụt xuống. Sự thay đổi đột ngột này khiến tim hoạt động sai chức năng, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, nếu chóng mặt kèm theo sưng phù thì có thể do bệnh tim, thiếu máu hoặc huyết áp cao gây ra rối loạn nhịp tim. Hoạt động trong thời gian này khiến tim đập nhanh hơn và thở gấp hơn.

Phụ nữ có tiền sử bệnh tim mạch khi mang thai có thể bị rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như:

  • Huyết áp cao hoặc tăng mỡ trong máu.
  • Tiền sử bệnh tim mạch, bao gồm bệnh động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim, suy tim, hội chứng Marfan, bệnh thấp tim.
  • Tiền sử các biến cố tim mạch (chẳng hạn như đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua).
  • Khả năng gắng sức giảm sút.
  • Hẹp van tim, van động mạch chủ hoặc đường ra động mạch chủ phát hiện qua siêu âm tim.
  • Bệnh lý về tuyến giáp

Ngoài ra, các yếu tố khác có thể gây rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai như lối sống không lành mạnh (hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích…), sử dụng ma túy khi mang thai.

Rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi
Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ mang thai có thể là do cách bệnh tiền sử về tim mạch

Rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiều phụ nữ mắc bệnh tim mạch không dám mang thai vì sợ mẹ bị rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng đến thai nhi, vì quá trình mang thai sẽ gây áp lực lớn cho tim và hệ tuần hoàn. Thực tế, phụ nữ mắc bệnh tim mạch vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nếu biết phòng tránh và nhanh chóng nhận biết, điều trị các nguy cơ trong thai kỳ.

Nguy cơ rối loạn nhịp tim khi mang thai và sinh nở của mẹ bầu:

  • Đột quỵ: Sau khi sinh xong, tử cung co lại nhanh chóng khiến tim đột ngột chuyển từ tư thế nằm ngang sang bình thường. Sự thay đổi đột ngột này khiến tim hoạt động sai chức năng và gây rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Tăng nguy cơ sinh non: Người phụ nữ mắc các bệnh tim mạch khi mang thai sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn, vì thai càng lớn sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ và tăng gánh nặng cho tim. Do đó, có thể gây sinh non, hoặc bác sĩ tiên lượng sức khỏe của mẹ và cần đưa ra quyết định sinh sớm hơn dự kiến ​​để cứu sống mẹ.
  • Nếu sinh quá sớm, phổi chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ dễ mắc bệnh màng trong (các phế nang của phổi được bao phủ bởi một lớp màng trong suốt) khiến trẻ không thở được và có thể dẫn đến tử vong. .
  • Thai nhi kém phát triển: Bệnh tim mạch có thể khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung, do thai nhi hấp thụ ít chất dinh dưỡng từ máu của người mẹ do tim bị tổn thương, chức năng tim kém, vận động nhiều trong thời kỳ mang thai, khiến thai nhi khó phát triển bình thường.
  • Một số loại bệnh về tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi và đe dọa trực tiếp đến tính mạng như hẹp, hở van hai lá, suy tim … Vì vậy, phụ nữ mắc bệnh tim phải suy nghĩ cẩn thận, khi bạn quyết định mang thai. Nếu có thai, bạn nên đến gặp bác sĩ để biết mình có thể chịu đựng được quá trình mang thai và sinh nở hay không, từ đó mới quyết định tiếp tục giữ thai hay bỏ thai.
  • Trong thời gian mang thai, bạn cần theo dõi sát sao sức khỏe, thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt, mọi lúc mọi nơi luôn thoải mái. Trong trường hợp có những thay đổi bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh nguy cơ đáng tiếc.
Rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi
Rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khắc phục rối loạn nhịp tim ở phụ nữ mang thai

Để hạn chế biến chứng loạn nhịp tim, khó thở trở nặng, gây nên nhiều tác động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Dưới đây là những khắc phục khi bị rối loạn nhịp tim mà các mẹ bầu nên nắm vững:

  • Người có tiền sử bệnh tim mạch cần được kiểm tra thường xuyên và theo dõi tình trạng tim mạch kịp thời.
  • Không nên gắng sức quá sức, đi bộ lên và xuống cầu thang một cách chậm rãi. Nếu tim bạn đập nhanh và khó thở khi đi trên, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh để tâm lý lo lắng và suy nghĩ nhiều.
  • Trong giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, thai phụ cần đặc biệt lưu ý phải nghỉ ngơi, lao động nặng, gắng sức. Nó có lợi trong việc bảo vệ tim, phổi và còn có thể xoa dịu chứng loạn nhịp tim và khó thở.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng hoặc các bài tập yoga cho mẹ bầu.
  • Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu rất quan trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Do sự thay đổi về tim mạch của cơ thể mẹ trong 3 tháng đầu và khả năng rối loạn nhịp tim rất cao nên ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ nên khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng cần lưu ý những điều sau:
    • Hạn chế ăn thức ăn nhiều chất béo.
    • Hạn chế ăn mặn.
    • Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.
    • Không sử dụng đồ uống có cồn, chứa cafein hoặc đồ uống nguy hiểm.

Qua bài viết đã giải đáp thắc mắc về rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không, phần nào đã giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức cần thiết cho hành trang mang thai của mình. Tại H&H Nutrition có đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ tư vấn dinh dưỡngthiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, sẵn sàng đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.

Xem thêm: 

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition