Gợi ý thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ khoa học

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Đâu là thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ vừa ngon, vừa an toàn mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé con. Cùng theo dõi qua bài viết nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2013, glucose huyết tương tăng được phát hiện lần đầu trong khi có thai được phân thành 2 nhóm là đái tháo đường mang thai (Diabetes in pregnancy) và đái tháo đường thai kỳ (Gestational Diabetes Mellitus).

Đái tháo đường mang thai còn được gọi là đái tháo đường rõ (Overt Diabetes). Tình trạng này có mức glucose huyết tương đạt mức chuẩn đoán của đái tháo đường tiêu chuẩn theo WHO, 2006. Trong khi đó, tiểu đường thai kỳ có mức glucose huyết thấp hơn. Theo Nội tiết Mỹ (Endocrine Society), tiểu đường thai kỳ là tình trạng liên quan đến tăng glucose huyết tương của mẹ, nhưng có mức độ thấp hơn đái tháo đường mang thai (đái tháo đường rõ). Tình trạng tiểu đường thai kỳ có khả năng làm tăng nguy cơ bất lợi đến sức khỏe của thai nhi và thai phụ.

Thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ
Thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ

Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải đảm bảo nguyên tắc chủ chốt là phải cân bằng được 2 yếu tố dinh dưỡng và đường huyết. Bởi nếu kiêng khem quá mức sẽ khiến mẹ bầu không đủ dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi. Lúc này, có thể càng làm suy giảm sức đề kháng hay gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.

Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây khi mà thiết kế thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày:

  1. Thực đơn dinh dưỡng phải đảm bảo 5 nhóm dinh dưỡng cơ bản: chất đạm, chất bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  2. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột bởi sẽ dẫn đến sự phá vỡ cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp từ nguồn bên ngoài vào.
  3. Bổ sung lượng protein cần thiết: protein là chất dinh dưỡng quan trọng giúp cung cấp năng lượng, cải thiện sức khỏe các các mô, cơ. Do đó, các mẹ nên bổ sung thông qua các thực phẩm giàu protein như đậu nành, thịt, cá, trứng, sữa,…
  4. Tăng cường bổ sung chất xơ: Chất xơ là một trong những dưỡng chất tốt trong thai kỳ. Bởi chất này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón, tạo cảm giác no và giúp chỉ số đường huyết không bị tăng nhanh sau bữa ăn. Chất xơ thường có mặt trong trái cây, rau củ, ngũ cốc: yến mạch, trái cây, lúa mì,… Và để tốt nhất, các mẹ nên ăn trái cây tươi, chế biến món ăn từ hấp và luộc thay vì chiên, rán, xào.
  5. Giảm lượng muối trong chế biến món ăn cho bà bầu. Bởi sử dụng muối nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tim mạch và tăng đường huyết.
  6. Không nên thay đổi số lượng thức ăn cũng như các món trong thực đơn quá nhanh
  7. Không bỏ bữa, không để bụng quá đói hay ăn quá no
  8. Nên chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (tối ưu nhất là 5 bữa/ngày). Trong đó, bữa sáng và bữa trưa nên cung cấp nhiều năng lượng hơn buổi tối.

Vì sao bữa sáng lại quan trọng với mẹ bầu tiểu đường?

Theo thống kê có khoảng 3-7% bà bầu mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Nền tảng chính để điều chỉnh lại và ổn định chỉ số đường huyết là một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và chế độ luyện tập thể thao phù hợp.

Các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hay mắc sai lầm chính là có tư duy không ăn sáng để không nạp dinh dưỡng và đường vào cơ thể. Từ đó, sẽ giúp thuyên giảm tình trạng bởi giảm lượng đường trong máu. Nhưng thực tế không phải vậy, theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, bữa sáng chính là bữa ăn vô cùng quan trọng và cần thiết trong ngày đối với bất kỳ ai, đặc biệt là với bà bầu. Vì trải qua một đêm dài, mẹ bầu cần phải nạp thêm năng lượng để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi phát triển.

Thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ
Vì sao bửa sáng lại quan trọng với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Việc mẹ bỏ bữa sáng không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến dày, dễ bị rối loạn tiêu hóa, đường ruột yếu, suy giảm chức năng miễn dịch, hoa mắt, chóng mặt mà còn có thể bị rối loạn đường huyết.

Lượng insulin mà tế bào beta tuyến tụy tiết ra có nhiệm vụ kiểm soát lượng glucose trong máu. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bỏ bữa sáng, tế bào này phải đợi đến bữa trưa mới có thể hồi phục. Điều này làm chậm các phản ứng insulin và làm tăng lượng đường trong máu suốt cả ngày.

Bên cạnh đó, việc nhịn ăn sáng cũng khiến cho acid béo trong máu tăng lên và làm insulin mất khả năng giảm lượng glucose trong máu khiến bệnh tiểu đường thai kỳ ngày càng thêm nặng. Do đó, bữa sáng rất quan trọng với bà bầu tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, để tốt cho sức khỏe, đủ dinh dưỡng các mẹ nên cung cấp bữa sáng khoa học nhất nhé.

Gợi ý thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ

Bà bầu cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị và chế độ của bác sĩ dinh dưỡng để vừa kiểm soát lượng đường vừa cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Sau đây là một số gợi ý về thực đơn sáng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ mà các mẹ có thể tham khảo (Mức năng lượng phù hợp cho mẹ bầu 60kg, 2000kcal) :

SángTrưaTối
Ngày 1
  • Nui xào bò (Nui 1 chén đầy + 7-8 lát thịt + rau củ 1chén)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
  • Cơm (2 chén)
  • Chả cá kho viên (4 viên)
  • Canh bắp cải thịt heo (1 chén bắp cải + 1 muỗng canh thịt bằm)
  • Su su luộc (1 chén)
  • Quả lê (300g)
  • Sữa chua không đường (1 hủ)
  • Cơm (2 chén)
  • Cá kèo kho rau răm (3-4 con)
  • Canh cải xoong (1 chén)
  • Đậu bắp luộc (1 chén)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
Ngày 2
  • Bánh mì ốp la (1 quả trứng + ½ quả dưa leo + ½ quả cà chua)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
  • Cơm (2 chén)
  • Thịt gà kho gừng (4-5 miếng thịt)
  • Canh bí đao (1 chén)
  • Rau lang luộc (1 chén)
  • Thanh long (300g)
  • Sữa chua không đường (1 hủ)
  • Cơm (2 chén)
  • Đậu hũ dồn thịt sốt cà
  • Canh rau dền nấu tôm
  • Sữa không đường tách béo 150ml
Ngày 3
  • Bún cá (Bún 1,5 chén + ½ khứa cá ngừ + rau củ ½ chén)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
  • Cơm (2 chén)
  • Cá thu sốt cà (1 khứa cá thu + ½ quả cà chua)
  • Canh cải xanh (1 chén)
  • Bí xanh luộc (1 chén)
  • Ổi (300g)
  • Sữa chua không đường (1 hủ)
  • Cơm (2 chén)
  • Tép kho (½ chén)
  • Canh mồng tơi nấu tôm (2 con tôm + 1 chén rau)
  • Bông cải luộc (1 chén)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
Ngày 4
  • Phở bò (Phở 1 chén+ 5-6 lát thịt)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
  • Cơm (2 chén)
  • Cá hấp (Cá 1 khứa + rau củ 1 chén + 1 chén cơm gạo lức)
  • 1 trái táo (300g)
  • Sữa chua không đường (1 hủ)
  • Salad gà, rau sống (Ức gà 5-6 miếng + 3 bẹ sà lách + ½ chén rau mầm + 4 quả cà chua bi)
  • 1 chén canh rau
  • 1 củ khoai lang luộc
  • Sữa không đường tách béo 150ml
Ngày 5
  • Bánh bèo (6 bánh + nhân bánh)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
  • Cơm (2 chén)
  • Canh bầu cá lóc (1 khứa cá + 1 chén bầu)
  • Rau khoai luộc (1 chén)
  • 1 quả lê (300g)
  • Sữa chua không đường (1 hủ)
  • Mì sợi hầm rau củ và cá hồi áp chảo (Mì sợi 1 chén + cá hồi ½ khứa + 1 chén rau củ)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
Ngày 6
  • Mì trộn rau củ, trứng luộc (Mì 1 chén + 1 quả trứng + 1 chén rau củ)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
  • Cơm (2 chén)
  • Thịt bò xào rau củ (Thịt bò 5-6 lát + rau củ 1 chén)
  • Canh khoai mỡ  (1 chén)
  • 1 quả táo (300g)
  • Sữa chua không đường (1 hủ)
  • Cá trắng hấp cuốn bánh tráng (Cá 1,5 khứa vừa + 4-5 cái bánh tráng + ⅓ chén bún + 1 đĩa rau sống vừa) + một chén canh rau
  • Sữa không đường tách béo 150ml
Ngày 7
  • Bún riêu (Bún 1,5 chén + riêu 1 muỗng canh + rau 1 chén)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
  • Cơm (2 chén)
  • Đậu hũ sốt cà (½ bìa đậu phụ + ½ quả cà chua + 4-5 bụ nấm rơm)
  • Rau dền luộc (1 chén)
  • 1 quả cam (300g)
  • Sữa chua không đường (1 hủ)
  • Cơm (2 chén)
  • Tôm hấp + Rau sống (3-4 con tôm)
  • Canh rau ngót (1 chén)
  • Sữa không đường tách béo 150ml

Một số lưu ý quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ

Đối với người có sức khỏe tốt thì lựa chọn thực phẩm trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng dễ dàng nhưng với các bà bầu tiểu đường thai kỳ thì nên chú ý một số điều sau đây:

Thực phẩm mà bà bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn

  • Thực phẩm giàu carbohydrate lành mạnh: Rau củ, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu, gạo lứt, các sản phẩm sữa ít béo.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: các loại rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu,..
  • Cá giàu chất béo: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,…
  • Thực phẩm chất béo tốt: Bơ, óc chó, quả hạnh, dầu canola, dầu oliu, dầu lạc,…
  • Thực phẩm giàu protein: ức gà, thịt nạc, cá, lòng đỏ trứng,…
  • Thực phẩm bổ sung như sữa chua, bánh dành cho người tiểu đường,…
Thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên chọn nhóm thực phẩm lành mạnh

Thực phẩm mà bà bầu tiểu đường thai kỳ nên tránh

  • Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: các mẹ bầu nên tránh các sản phẩm sữa giàu chất béo và protein động vật như thịt bò, xúc xích, thịt xông khói,…
  • Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa: thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, bơ thực vật, đồ nướng, thực phẩm đóng hộp…
  • Những thực phẩm dễ làm tăng đường huyết: đồ uống có đường, nước có ga, nước ép đóng chai, bánh kẹo, chè, kem, trái cây quá ngọt,…

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

  • Đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính trong chế độ ăn hằng ngày
  • Không nên ăn mặn, giảm lượng muối trong chế biến các món ăn
  • Nên luộc, hấp thay vì chiên rán, xào nhiều dầu mỡ các món ăn cho bà bầu.
  • Nếu muốn tăng lượng thức ăn trong khẩu phần nên tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Ăn đúng bữa, đúng giờ, không nên bỏ bữa
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Tránh nằm hay ngồi ngay sau khi ăn no
  • Trái cây nên chọn các loại quả ít đường và nên bổ sung trái cây tươi để tốt nhất
  • Các món ăn cho bà bầu cần phải nấu chín kỹ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì vào buổi sáng?

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, cũng như hạn chế các rủi ro xảy ra với thai nhi, các mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng, nhất là vào bữa sáng. Sau đây là một số thực phẩm các mẹ nên ghi nhớ, không nên ăn vào buổi sáng:

  1. Những loại thực phẩm dễ làm tăng đường huyết: các loại bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, sinh tố trái cây giàu đường,…
  2. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: khoai lang, ngũ cốc tinh chế, các sản phẩm từ ngũ cốc, khoai tây,…
  3. Các loại thức ăn, nêm nếm quá mặn, quá ngọt, các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, thức ăn nhanh: thịt, cá, rau củ đóng hộp, bơ đậu phộng, trái cây đông lạnh, đồ muối chua,…
  4. Các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm có nhiều chất béo không tốt: khoai tây chiên, gà rán, sữa giàu béo như sữa nguyên kem, phô mai, mỡ động vật, dầu dừa, bơ ca cao,…
  5. Thực phẩm nhiều đường và carb ẩn: trái cây sấy khô, sốt  rau, quả đóng hộp,…
  6. Các loại nước ngọt, đồ uống có ga, đồ uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, soda,…
  7. Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: thịt đỏ, đồ ăn chiên rán, nội tạng động vật,…

Top sữa tốt cho người tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, ăn uống hằng ngày, sữa cũng là thực phẩm bổ sung hoàn hảo để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, với các mẹ tiểu đường thai kỳ cần phải tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ/ chuyên gia để chọn loại sữa phù hợp.

Sau đây là một số loại sữa tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và khuyên dùng:

Sữa Boost Glucose Control

Sữa Boost Glucose Control là sản phẩm của thương hiệu Nestle. Đây là thương hiệu sữa uy tín, có nguồn gốc Thụy Sĩ. Sữa cung cấp dinh dưỡng và đáp ứng năng lượng cho người đái tháo đường.

Sữa cung cấp cân bằng về lượng protein, carbohydrate và chất béo được thiết kế giúp quản lý lượng đường trong máu. Với chỉ số đường huyết thấp đáp ứng khuyến nghị quốc tế GI=28, không chứa đường glucose và fructose phù hợp với người đái tháo đường hoặc có đường huyết cao. Mỗi khẩu phần 250ml cung cấp 253 Kcal, 11.3g protein, 4.79g chất xơ. Do đó, sữa đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Tốt cho khối cơ
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch
  • Cung cấp năng lượng
  • Bổ sung hơn 26 loại vitamin và khoáng chất
  • Tốt cho xương khớp
  • Kiểm soát chỉ số đường huyết.

Sữa Sure Diecerna Vinamilk

Gợi ý thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ khoa học
Sữa Sure Diecerna Vinamilk – Dinh dưỡng đặc chế cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường

Sữa Sure Diecerna Vinamilk là thực phẩm dinh dưỡng Y học của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Sữa này được nghiên cứu lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia đảm bảo chất lượng và an toàn cho người dùng. Sữa có chỉ số đường huyết GI thấp GI- 26 hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường. Đồng thời, cung cấp năng lượng và dưỡng chất đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể:

  • Kiểm soát đường huyết: đường palatinose giúp hấp thu chậm. Chất xơ hòa tan với chỉ số đường huyết thấp, không làm tăng đường huyết nhanh sau khi ăn.
  • Tốt cho tim mạch: sữa cung cấp nhiều axit béo không no MUFA, PUFA, DHA có tác dụng làm tăng mỡ máu, giảm cholesterol xấu.
  • Tăng cường sức đề kháng: sữa nhiều vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và giảm sự mệt mỏi cho cơ thể.

Sữa Nutren Diabetes

Sữa Nutren Diabetes cung cấp năng lượng và dinh dưỡng phù hợp với người tiểu đường hoặc có chỉ số đường huyết cao với chỉ số đường huyết thấp, đáp ứng khuyến nghị quốc tế GI=28. Hơn nữa, sữa không chứa đường glucose, fructose.

Với công thức đến từ Nestle Thụy Sĩ, sữa cung cấp:

  • Đạm Whey chất lượng giúp dễ tiêu hóa và hấp thu
  • Chỉ số đường huyết thấp, GI =28 giúp kiểm soát và ổn định đường huyết
  • 100% chất xơ hòa tan hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết
  • Hệ chất béo giàu MUFA & PUFA giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Cung cấp đến 31 vitamin và khoáng chất cần thiết
  • Không chứa lactose, Gluten phù hợp với những người có cơ địa nhạy cảm, bất dung nạp lactose.

Sữa Diben Drink

Gợi ý thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ khoa học
Sữa DIBEN DRINK 200ml – Dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Sữa Diben drink là sản phẩm thuộc tập đoàn dược phẩm Fresenius Kabi được nhập khẩu từ CHLB Đức. Sữa cung cấp dinh dưỡng và cân bằng năng lượng cao (20% năng lượng) có thể giúp người bệnh thay thế 1 bữa ăn phụ.

Công thức sữa được nghiên cứu và thiết kế carbohydrate biến đổi tiêu hóa chậm, giúp đường huyết ổn định. Hơn nữa, sữa với chỉ số đường huyết thấp, phù hợp với người tiểu đường hoặc người có mức đường huyết cao,

Chất béo trong sữa được thiết kế bổ sung các chất béo tốt, có lợi cho sức khỏe tim mạch như MUFA (Acid béo không bão hoà đơn) và MCT. Đồng thời, sữa còn chứa EPA từ dầu cá giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết đường huyết, kháng viêm hiệu quả.

  • Sữa cung cấp năng lượng cao cho tái tạo và duy trì, xây dựng khối cơ.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch
  • Không chứa gluten, ít đường sữa
  • Ít cholesterol và natri
  • Bổ sung chất xơ cùng 13 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Sữa Gluvita Gold Vitadairy

Sữa bột này là sản phẩm được nghiên cứu đem đến chế độ ăn lành mạnh, giúp kiểm soát và ổn định đường huyết, và phòng ngừa biến chứng, tăng sức khỏe cho người tiểu đường, tiền đái tháo đường. Sữa giàu dưỡng chất, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Bổ sung năng lượng và các dưỡng chất cần thiết
  • Kiểm soát đường huyết ổn định với chỉ số đường huyết GI =33
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch với nhiều chất béo tốt MUFA, PUFA
  • Cải thiện tiêu hóa và hấp thu: Phức hợp chất đạm trong sữa là đạm sữa, đạm đậu nành dễ hấp thu và cung cấp nguồn axit amin đa dạng. Cùng với đó, FOS/Inulin chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, hỗ trợ hấp thu tốt và nâng cao tiêu hóa.
  • Bảo vệ sức khỏe, phục hồi sức lực nhanh chóng.

Hỏi – đáp thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?

Đa số các loại sữa bầu đều chứa đường nên nhiều mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ lo lắng. Tuy nhiên, phản ứng đường huyết tăng của cơ thể khác nhau ở mỗi người. Do đó, các mẹ có thể thử kiểm tra mức độ phù hợp của sữa. Để kiểm tra, các mẹ uống 1 ly sữa theo hướng dẫn trong 1 bữa ăn nhẹ, sau đó, kiểm tra đường huyết tại nhà sau 1 giờ.

Nếu kết quả trong giới hạn an toàn có thể thấy cơ thể có khả năng dung nạp loại sữa này tốt. Ngược lại, nếu đường trong máu tăng cao thì các mẹ nên đổi sữa khác. Và khi chọn sữa bầu cho các mẹ tiểu đường thai kỳ nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ/ chuyên gia. Nên chọn các loại sữa bầu có chỉ số đường huyết dưới GI dưới 55 và GL dưới 9.

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

Chỉ số đường huyết của nước dừa GI thấp GI=3 do đó, các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể uống nước dừa. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên uống đúng liều lượng, chỉ nên uống 1-2 quả dừa nhỏ mỗi ngày và nên dùng dừa tươi thay vì nước dừa đóng hộp. Và hàm lượng cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không

Chỉ số đường huyết GI của mía là 50, thuộc nhóm chỉ số thấp, an toàn cho người tiểu đường. Khi hấp thu, lượng đường huyết sẽ tăng và giảm dần dần, ổn định, tránh tăng đường huyết đột ngột sau uống. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng hết sức thận trọng và tham khảo liều lượng uống với bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ uống nước cam được không

Nước cam tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Chỉ số đường huyết của cam tươi thấp GI = 43 nên các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể bổ sung. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên uống với lượng nhất định, không uống quá nhiều, đặc biệt không cho đường vào nước cam. Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ chỉ nên uống nước cam tươi nguyên chất với 1 lượng đường vừa phải.

Tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành được không

Sữa đậu nành là loại sữa hạt giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Hơn nữa, sữa đậu nành có chỉ số đường huyết thấp, GI = 30 phù hợp với thai phụ tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành, các mẹ hạn chế cho thêm đường và không nên uống sữa đậu nành đóng chai sẵn.

Tiểu đường thai kỳ uống ngũ cốc được không

Chỉ số đường huyết trong ngũ cốc nguyên hạt thấp, tuy nhiên còn tùy vào loại ngũ cốc mà các mẹ lựa chọn. Do đó, để đảm bảo an toàn khi cung cấp dinh dưỡng, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chọn loại ngũ cốc phù hợp, hàm lượng đường ít và chỉ số GI thấp.

Tiểu đường thai kỳ uống sữa hạt được không

Các loại sữa hạt được xem là một lựa chọn hoàn hảo cho phụ nữ mang thai mắc tiểu đường. Sữa hạt có chỉ số đường huyết gI thấp, có khả năng duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, tùy vào loại sữa hạt mà có mức đường huyết khác nhau:

  • Chỉ số đường huyết Gi của sữa hạt óc chó 15
  • Chỉ số đường huyết Gi của sữa hạt hạnh nhân 5
  • Chỉ số đường huyết Gi của sữa hạt bí là 25

Bên cạnh đó, khi dùng sữa hạt, các mẹ nên dùng sữa nguyên chất, hạn chế cho thêm đường. Đồng thời, các mẹ cũng nên tham khảo liều lượng từ bác sĩ để bổ sung phù hợp.

Tiểu đường thai kỳ uống nước đậu đen được không

Đậu đen có chỉ số đường huyết GI là 55. Nước đậu đen có thể dùng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nhưng phải có sự chỉ định từ bác sĩ và dùng đúng cách, đúng liều lượng.

Tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không

Hầu hết các loại sữa chua đều có chỉ số đường huyết khá thấp, GI= 14. Do vậy, sữa chua là thực phẩm bổ sung hoàn hảo cho các mẹ bầu tiểu đường. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên tham khảo, chọn loại sữa chua ít đường, bổ sung với lượng phù hợp để cung cấp dưỡng chất tốt nhất trong giai đoạn mang thai.

Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không

Chỉ số đường huyết trong khoai lang thấp, tuy nhiên, chỉ thấp khi ăn khoai luộc hay khoai hấp với chỉ số GI =44. Do đó, các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể ăn khoai lang nhưng hạn chế chiên rán hay nêm nếm nhiều gia vị.

Với những chia sẻ trong bài viết về thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ, hy vọng mọi người hiểu hơn về bệnh cũng như nắm được nguyên tắc trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng. Từ đó, mẹ và bé có điều kiện phát triển tốt nhất, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc có thể liên hệ với H&H Nutrition để được hỗ trợ nhé!

Xem thêm: 

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Gợi ý thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ khoa học




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition