Rối loạn nhịp tim là gì? Các rối loạn nhịp tim thường gặp

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Bùi Đình Hoàn - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Rối loạn nhịp tim là một tình trạng bất thường về nhịp tim, có thể gây nhiều triệu chứng khó chịu như hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, khó thở,… Để hiểu hơn về các rối loạn nhịp tim thường gặp và cách ứng phó với tình trạng này, người bệnh cùng tham khảo ngay những chia sẻ của H&H Nutrition dưới đây.

Rối loạn nhịp tim là gì? Rối loạn nhịp tim thường ở những đối tượng nào?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra một số vấn đề bất thường về mặt điện học của tim. Đó có thể là tình trạng bất thường về tạo nhịp hoặc bất thường về dẫn truyền điện học trong buồng tim. Biểu hiện trên lâm sàng là: Nhịp tim quá nhanh (tần số trên 100 lần/phút) hoặc nhịp tim quá chậm (tần số dưới 60 lần/phút), nhịp tim không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm,…

Rối loạn nhịp tim có thể không gây triệu chứng hoặc chỉ có các biểu hiện không rõ ràng, mờ hồ như: Đánh trống ngực, cảm giác hồi hộp, cảm giác tim đập nhanh hoặc không đều,… Tuy nhiên, nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì bệnh thường gặp ở các đối tượng như:

  • Trên 60 tuổi;
  • Mắc bệnh tăng huyết áp;
  • Mắc bệnh động mạch vành;
  • Mắc bệnh suy tim;
  • Có bệnh lý van tim;
  • Có tiền sử phẫu thuật tim;
  • Người bị ngừng thở khi ngủ;
  • Người có bệnh lý tuyến giáp;
  • Mắc bệnh tiểu đường;
  • Mắc bệnh phổi mãn tính;
  • Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích;
  • Có tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh nội khoa nặng ở tuổi trên 60.
Các rối loạn nhịp tim thường gặp
Rối loạn nhịp tim là gì?

Các rối loạn nhịp tim thường gặp

Dựa vào vị trí phát nhịp tim bất thường, tần số tim, nguyên nhân, đặc điểm của nhịp tim (chậm, nhanh, đều, không đều, rớt nhịp tim), rối loạn nhịp tim sẽ được phân loại thành nhiều dạng khác nhau. Trong đó, các rối loạn nhịp tim thường gặp là:

Nhịp nhanh xoang

Là tình trạng nhịp tim nhanh do nút xoang bị kích thích. Người trưởng thành sẽ có tần số tim từ 100 – 140 lần/phút. Ở trẻ sơ sinh, nhịp nhanh xoang có thể vượt quá 200 lần/phút. Tình trạng nhịp nhanh xoang thường không ổn định, tăng lên khi thay đổi tư thế hoặc gắng sức. Triệu chứng của nhịp nhanh xoang thường gặp là: Khó thở, đánh trống ngực, đau ngực, hoa mắt, choáng, run tay,…

Rung nhĩ

Rung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim thường gặp. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng 1 nhịp tim đập bất thường (còn gọi là loạn nhịp). Khi rối loạn nhịp tim, các cơ giống như đang rung thay vì co bóp hiệu quả như thông thường.

Người bệnh rung nhĩ có thể không có triệu chứng gì hoặc có biểu hiện đánh trống ngực, hụt hơi, khó thở, choáng váng, đau ngực, vã mồ hôi,… Khi rung nhĩ không được điều trị, tim thường xuyên phải đập rất nhanh thì tim sẽ giãn ra, tống máu không hiệu quả. Đây là nguyên nhân dẫn tới suy tim sung huyết, có thể gây khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động, phù,…

Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất là 1 rối loạn nhịp tim có vị trí khởi phát từ tâm thất, từ vị trí phân nhánh của bó His trở xuống. Thời gian nhịp nhanh thất kéo dài trên 20 giây được gọi là nhịp nhanh thất bền bỉ, dưới 30 giây được gọi là nhịp nhanh thất không bền bỉ.

Triệu chứng nhịp nhanh thất phụ thuộc vào thời gian cơn, rất khác nhau, từ không có triệu chứng tới biểu hiện đánh trống ngực, tức và ép ở ngực, đau thắt ngực, rối loạn huyết động, suy tim, tụt huyết áp và tử vong. Bệnh thường nặng ở người bị nhịp nhanh thất bền bỉ, có sẵn các bệnh tim.

Các rối loạn nhịp tim thường gặp
Các triệu chứng rối loạn nhịp tim thường gặp

Rung thất

Rung thất là tình trạng tim đập nhanh bất thường và xung điện rối loạn khiến cơ tim ở tâm thất rung lên, tần số cao hơn bình thường nhiều lần. Rung thất khiến máu không được bơm tốt tới các cơ quan trong cơ thể.

Trước 1 cơn rung thất thực sự, bệnh nhân có các triệu chứng gồm: Buồn nôn, chóng mặt, đau ngực, khó thở hoặc thở nông. So với các rối loạn nhịp tim thường gặp khác, rung thất là tình trạng nguy hiểm vì bệnh tiến triển nhanh, có thể khiến bệnh nhân mất ý thức trong vài giây. Nặng hơn, người bệnh mất mạch, ngưng tim, ngừng thở hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các rối loạn nhịp tim thường gặp khác

  • Rối loạn thần kinh tim: Là tình trạng thần kinh thực vật bị rối loạn, gây triệu chứng tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, chóng mặt, choáng váng, dễ hồi hộp, tăng huyết áp, ngất, mệt mỏi, đau tức hoặc đau nhói vùng tim;
  • Block nhánh phải: Là tình trạng xung điện truyền qua các buồng tim bên phải chậm hơn so với buồng tim bên trái, khiến 2 bên trái – phải của tim không co bóp đồng thời. Block nhánh phải thường không có triệu chứng. Ở bệnh nhân vừa mắc block nhánh phải vừa mắc bệnh tim mạch khác thì có thể có một số triệu chứng như đau ngực, nặng ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt;
  • Ngoại tâm thu: Là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất và có thể xảy ra ở người có hoặc không có bệnh tim. Tuỳ vào phân loại mức độ của ngoại tâm thu mà ngoại tâm thu nhẹ chỉ theo dõi, trung bình và năng. Trên bệnh nhân có bất thường về cấu trúc tim, ngoại tâm thu thất có liên quan tới tăng nguy cơ đột tử.

Rối loạn nhịp tim có chữa được không?

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể kiểm soát và chữa trị được. Điều quan trọng là người bệnh cần đi khám, điều trị trực tiếp ở các cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch. Việc điều trị bệnh sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Bác sĩ có thể sử dụng đơn trị hoặc phối hợp nhiều phương pháp khác nhau dựa trên các nguyên tắc chung gồm:

  • Xác định, loại bỏ tác nhân gây loạn nhịp tim;
  • Điều trị các bệnh nền nếu có (bệnh tim mạch, cường giáp, tiểu đường,…);
  • Sử dụng các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim;
  • Áp dụng các biện pháp chống loạn nhịp tim.

Trường hợp người bệnh bị rối loạn nhịp tim nặng, không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phương pháp can thiệp khác như đặt máy tạo nhịp tim, đốt điện sinh lý, sốc điện tim, phẫu thuật tim,…

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, người bệnh còn cần thực hiện các biện pháp không dùng thuốc như: Bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch; không hút thuốc lá hoặc uống rượu bia, trà đặc, cà phê; ngủ đủ giấc, tránh thức khuya; tăng cường vận động thể chất; giảm căng thẳng, cân bằng cuộc sống.

Các rối loạn nhịp tim thường gặp
Rối loạn nhịp tim có chữa được không?

Bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Dinh dưỡng cho người rối loạn nhịp tim

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các rối loạn nhịp tim thường gặp. Vì vậy, theo tư vấn dinh dưỡng của các chuyên gia, người bệnh rối loạn nhịp tim nên thiết kế thực đơn dinh dưỡng như sau:

  • Thực phẩm giàu khoáng chất: Magie, canxi, natri, kali là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, magie đóng vai trò quan trọng trong ổn định dẫn truyền tín hiệu thần kinh và sự co cơ tim, giúp tim đập bình thường. Do đó, người bệnh nên bổ sung các loại khoáng chất có lợi cho tim thông qua các thực phẩm như: Các loại đậu, sữa đậu nành, hạt điều, đậu đen, bơ, ngũ cốc, chuối, rau lá xanh, sữa ít béo,…;
  • Thực phẩm giàu axit béo Omega – 3: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung Omega – 3 vào chế độ ăn hằng ngày giúp giảm nhịp tim, hạ triglyceride máu, ngăn chặn rối loạn nhịp tim, chống viêm, chống oxy hóa, làm chậm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tử vong do đau tim, đột quỵ. Các thực phẩm giàu Omega – 3 gồm: Cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá chim trắng, cá trích, hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh, hạt điều, hạt bí ngô, súp lơ,…;
  • Chất xơ và vitamin: Hàm lượng chất béo xấu trong máu cao có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhịp tim. Do đó, người bệnh nên bổ sung chất xơ để giảm lượng chất béo có hại trong cơ thể, làm giảm các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim. Các loại rau, quả bệnh nhân cần bổ sung vào chế độ ăn là: Bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, cà rốt, táo, chuối, măng tây, kiwi, nho, cam quýt,…;
  • Thực phẩm làm tăng độ bền thành mạch: Tình trạng mỡ máu cao, tăng huyết áp gây tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (trong đó có rối loạn nhịp tim). Do vậy, bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng làm tăng độ bền thành mạch như: Thực phẩm giàu vitamin C, beta-carotene.

Ngoài ra, người bệnh đang mắc các rối loạn nhịp tim thường gặp cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng sau để cải thiện sức khỏe, phòng ngừa biến chứng:

  • Doppelherz Aktiv COENZYME Q10 30mg: Bổ sung Coenzyme Q10 và vitamin tổng hợp giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường sức khỏe. Sản phẩm phù hợp với người mắc bệnh tim mạch, cơ thể mệt mỏi, cần tăng cường sức khỏe,…;
Các rối loạn nhịp tim thường gặp
Coenzyme Q10

Chi tiết sản phẩm: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/vien-bo-tim-doppelherz-coenzyme-q10/

  • Viên uống dầu cá Omega-3 Fish oil 1000mg: Chiết xuất từ cá đánh bắt trong tự nhiên, cung cấp Omega – 3 và các dưỡng chất thiết yếu giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cơ thể. Thành phần Omega – 3, DHA và EPA còn tốt cho tim mạch, tăng cường thị lực, giảm đau nhức khớp, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ làm đẹp da,…;
Các rối loạn nhịp tim thường gặp
Viên uống dầu cá Omega-3 Fish oil 1000mg

Chi tiết sản phẩm: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/puritan-omega-3-fish-oil-1000-mg/

  • Ionic Magnesium Trace Mineral Research 400mg: Bổ sung ion magie, hỗ trợ hấp thu canxi hiệu quả, giúp làm dịu hệ thần kinh, giảm stress, ngăn ngừa triệu chứng đau nửa đầu, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa rối loạn nhịp tim, giảm chứng chuột rút,…
Các rối loạn nhịp tim thường gặp
Ionic Magnesium Trace Mineral Research 400mg

Chi tiết sản phẩm: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/ionic-magnesium-trace-mineral-400mg/ 

Trên đây là chia sẻ của H&H Nutrition về các rối loạn nhịp tim thường gặp và cách ứng phó với tình trạng này. Người bệnh nên chú ý xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bổ sung những thực phẩm chức năng được gợi ý ở trên để cải thiện sức khỏe tối ưu. Đặc biệt, hãy tiếp tục theo dõi các thông tin hữu ích về dinh dưỡng tại H&H Nutrition để biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé!

Xem thêm: 

BS - Nguyễn Thị Hồng Sâm - Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS – Nguyễn Thị Hồng Sâm – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Rối loạn nhịp tim là gì? Các rối loạn nhịp tim thường gặp




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition