Thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ khoa học không chỉ kiểm soát lượng mỡ máu tốt mà còn đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
Một số người ăn uống tốt nhưng vẫn mắc máu nhiễm mỡ, hàm lượng cholesterol vẫn tăng lên. Điều này có thể do bạn chọn chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Bởi máu nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng phần lớn đến từ chế độ ăn uống hằng ngày thiếu lành mạnh. Do đó, nếu như người bệnh biết cách chọn thực phẩm, hạn chế các thực phẩm không nên, điều chỉnh lại cách ăn uống khoa học thì có thể kiểm soát tốt lượng mỡ máu, giảm nguy cơ biến chứng từ bệnh rất nhiều.
Mỡ máu là gì?
Bệnh mỡ máu còn được gọi là máu nhiễm mỡ hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Là tình trạng chỉ một loại hoặc nhiều loại thành phần chất béo trong máu không kịp đào thải hay chuyển hóa như cholesterol hoặc triglycerid hoặc cả hai tăng cao quá mức giới hạn của cơ thể.
Chỉ số bình thường của hàm lượng cholesterol trong máu từ 2,82 – 5,17 mmol/ lít, và chỉ số bình thường của triglyceride trong máu là 0,23-1,24 mmol/ lít.
Sự rối loạn và tăng quá mức các thành phần này do cơ thể bổ sung quá nhiều chất béo, do sự tổng hợp trong cơ thể quá nhiều, hoặc do sự tiêu trừ của tổ chức ngoại vi giảm yếu. Bệnh có thể là bẩm sinh hay do các bệnh khác dẫn đến.
Lượng mỡ tích tụ lâu ngày sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ở gan, tim, thận,… Thậm chí là dẫn đến xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị máu nhiễm mỡ
Người bệnh mỡ máu cần phải xét nghiệm định kỳ để kiểm soát lượng mỡ trong máu tăng hay giảm. Bên cạnh dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày để tốt cho sức khỏe, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị máu nhiễm mỡ cần lưu ý:
Giảm lượng cholesterol trong thực phẩm
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với người bệnh máu nhiễm mỡ. Bởi hàm lượng cholesterol tăng cao đồng nghĩa với việc lượng mỡ trong máu cũng vì thế mà tăng theo. Do đó, trong thực đơn dinh dưỡng của người bệnh hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu cholesterol như: da, mỡ, nội tạng của bò, heo gà…
Người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm ít cholesterol như: thịt gà, thịt vịt nhưng chỉ ăn thịt nạc, cá, ngũ cốc, rau xanh, bí đỏ, hoa quả, nấm hương,…
Đồng thời, trong quá trình chế biến món ăn cho người bệnh máu nhiễm màu cũng hạn chế sử dụng mỡ động vật, thay vào đó nên sử dụng dầu ăn chiết xuất từ thực vật.
Nói như thế không phải là bệnh nhân sẽ loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi cơ thể mà vẫn có 1 số chất béo có lợi như Omega 3, Omega 6 vừa có tác dụng làm giảm cholesterol vừa giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Một số thực phẩm giàu chất béo tốt: cá, dầu cá, dầu lạc, dầu oliu, các loại hạt có dầu như óc chó, hạt chia, lạc, vừng, hạt dẻ,…
Tăng cường bổ sung rau củ quả tươi
Trong rau củ quả tươi giàu chất xơ cùng hàm lượng vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong đó, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng mỡ trong máu cao. Bởi chất xơ có tác dụng hạn chế lượng lớn cholesterol và chất béo hấp thu vào cơ thể. Đồng thời còn hỗ trợ, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn.
Giảm thịt đỏ trong thực đơn hằng ngày
Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ bị bệnh mỡ máu cao. Lượng thịt đỏ được khuyến nghị ít hơn 500g/ tuần.
Không ăn tối quá muộn
Vào buổi tối, cơ thể tiêu hao năng lượng ít nhất trong ngày, do đó, hạn chế trì hoãn ăn tối. Nếu như ăn quá muộn sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hao và chuyển hóa, dẫn đến tích tụ tại thành động mạch. Do đó, người bệnh cần có thời gian ăn bữa tối hợp lý, kết hợp với vận động điều độ.
Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Đặc biệt, người bệnh rối loạn mỡ máu nên duy trì lượng nước phù hợp mỗi ngày. Bởi uống nước sẽ giúp quá trình bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Không tiêu thụ thực phẩm nhiều đường
Khi bổ sung quá nhiều đường vào cơ thể, lượng đường dư thừa sẽ được phân giải thành triglyceride. Đây là một loại chất có khả năng làm gia tăng mỡ máu và ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Một số thực phẩm giàu đường cần hạn chế: bánh, kẹo, socola, kem, nước ngọt, nước uống thể thao,…
Hạn chế dùng rượu bia, chất kích thước
Trong rượu bia, chứa hàm lượng đường và năng lượng rất cao. Nếu như nguồn này bổ sung vào cơ thể mà không được tiêu hao thì sẽ chuyển hóa dần thành triglyceride và xâm nhập vào các tế bào mỡ dẫn đến tăng mỡ máu.
Do đó, để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra, người bệnh hạn chế dùng bia, rượu. Nếu cắt bỏ hoàn toàn được thì càng tốt.
Các loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả
Dưới đây là các loại thực phẩm vừa giàu chất dinh dưỡng vừa giúp giảm mỡ máu hiệu quả mà người bệnh nên cho vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày:
- Một số loại ngũ cốc: ngũ cốc nguyên hạt là các loại hạt chỉ được loại bỏ lớp vỏ trấu bao bọc bên ngoài, giữ lại nguyên vẹn phần nhân bên trong. Một số loại hạt nên bổ sung: hạt yến mạch, hạt hạnh nhân, hạt chia,… Trong đó, hạt yến mạch chứa Beta Glucan vừa có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và carbohydrate vừa giúp cho máu trong cơ thể lưu thông được liền mạch.
- Hoa quả tươi: nho, táo, dâu tây,… Trong đó, táo rất tốt với người bệnh mỡ máu bởi hấp thụ cholesterol dư thừa do chất pectin chứa trong táo. Chất pectin còn có thể kết hợp cùng với vitamin C và đường để làm giảm lượng cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mỡ máu.
- Cá hồi: trong cá hồi với hàm lượng cholesterol ít nhưng có hàm lượng chất béo omega 3 cao. Chất này có tác dụng làm giảm cả 2 chỉ số cholesterol xấu và triglyceride trong máu.
- Nấm hương: có khả năng điều tiết các hoạt động tim mạch, tăng lưu lượng máu động mạch vành và cải thiện quá trình chuyển hóa lipid máu. Đồng thời, nấm hương còn giàu đạm thực vật, các vitamin A1, B1, B2, D,… tốt cho sức khỏe.
- Rau diếp cá: với hàm lượng lớn chất xơ giúp hạn chế sự hấp thu cholesterol và chất béo vào cơ thể. Đồng thời, kháng viêm tốt, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Rau cần tây: có lượng calo ít, nhưng lại giàu Carbohydrate, Protein, Vitamin (A, B, C, E, K…); khoáng chất và giàu chất xơ tốt cho người bệnh mỡ máu.
- Súp lơ: giàu chất xơ, đặc biệt là thành phần flavonoid. Chất này không chỉ có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự hoạt động của gốc tự do mà còn có tác dụng làm sạch lòng mạch máu, giảm lượng cholesterol và triglycerid hấp thụ bám trên thành mạch.
- Mướp đắng (khổ qua): có khả năng phân hủy lượng mỡ thừa trong cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu về mức an toàn.
- Các loại thịt trắng, thịt nạc: chứa ít mỡ hơn do đó hạn chế được tăng hàm lượng cholesterol.
- Gạo lứt: là một loại gạo khi xay xát không bị mất màng nhằm giữ được chất xơ và dinh dưỡng nhiều hơn hay còn gọi là gạo nguyên cám. Trong gạo lứt có chứa thành phần dinh dưỡng gamma orizanol (GO) giúp ngăn chặn hấp thu cholesterol từ ruột vào máu. Đồng thời, gạo này còn giàu các loại vitamin, đặc biệt là vitamin E; các axit béo thiết yếu; chất chống oxy hoá; chất xơ.
- Các loại dầu thực vật: dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt vừng,…
Thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ
Sau đây là gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ có thể tham khảo:
Bữa ăn | Thứ 2, thứ 5 | Thứ 3, thứ 6, chủ nhật | Thứ 4, thứ 7 |
Bữa sáng | 1 ly sữa đậu nành ít đường 200ml Bánh mì nguyên cám | 1 bát bún riêu cua (200g bún) hay cháo đậu xanh | Cháo gạo tẻ lá sen hay cháo yến mạch táo đỏ |
Bữa trưa | 1 chén cơm gạo lứt Thịt nạc lợn 30g Cà tím hấp tỏi | 1 chén cơm gạo lứt 50g tôm hấp súp lơ xào dầu oliu | 1 chén cơm gạo lứt Đậu phụ nhồi thịt (50g đậu phụ, 20g thịt nạc) Nấm xào |
Bữa xế | 1 hộp sữa chua ít đường | 1 quả chuối | 1 quả bơ |
Bữa tối | 1 chén cơm gạo lứt rau cần xào Thịt heo nạc luộc | 1 chén cơm gạo lứt 30g lườn gà áp chảo rau xanh với canh | 1 chén cơm gạo lứt 100g cá Salad rau mầm |
Đây chỉ là thực đơn gợi ý cho mọi người tham khảo, còn mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng khác nhau. Do đó, để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất nên trao đổi với chuyên gia, bác sĩ nhé.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết của H&H Nutrition, mọi người nắm được thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ cùng các thông tin liên quan dinh dưỡng. Từ đó, có kinh nghiệm thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp để vừa đáp ứng sức khỏe dinh dưỡng mà vừa giảm các biến chứng do bệnh gây ra.
>>> Xem thêm:
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Fanpage: Group:Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433