Sau đây là thực đơn cho người bị đại tràng co thắt (Cụ thể, thực đơn ví dụ cho: Nam giới cần 1800kcal/ngày) . Tuy nhiên, thực đơn này chỉ là thực đơn tham khảo bởi mỗi người bệnh sẽ có thể trạng, tình trạng sức khỏe khác nhau.
Thực đơn 7 ngày cho người bị đại tràng co thắt
Thời gian | Bữa sáng | Phụ sáng | Bữa trưa | Bữa chiều |
---|---|---|---|---|
Thứ Hai | Cháo thịt bằm – Gạo: 50g – Thịt bằm: 30g – Cà rốt: 50g – Dầu ăn: 3ml | 1 hộp sữa chua không đường, không chứa lactose | Cơm, thịt viên sốt cà, canh rau ngót thịt bằm – Cơm: 2 chén – Thịt viên: 60g – Cà chua: 50g – 100g rau ngót, 10g thịt bằm Tráng miệng: 1 quả chuối chín | Cơm, cá kho, rau muống luộc – Cơm: 2 chén – Cá: 50g – 100g rau muống luộc |
Thứ Ba | Phở bò – Bánh phở: 160g – Thịt bò: 30g – Giá: 50g – Rau thơm: 20g | Khoai lang :70g Dâu tây: 160g | Cơm, gà kho gừng, bắp cải luộc – Cơm: 2 bát – 60g gà, gừng tùy chỉnh – 100g bắp cải luộc | Cơm, thịt rim, su hào luộc, canh rau dền – Cơm: 2 bát – 60g thịt nạc rim nhạt – 60g rau dền, 10g tôm khô – 180ml sữa không lactose |
Thứ Tư | Cơm sườn – Cơm: 2 bát – Thịt sườn: 50g – Cà chua/ dưa leo: 80g | Sữa không lactose: 180ml Đu đủ: 160g | Cơm, cá diêu hồng hấp gừng, rau muống luộc – Cơm: 2 bát – Cá diêu hồng: 60g, gừng: tùy chỉnh – Rau muống : 100g | Cơm, đậu phụ chiên sả, canh bí xanh thịt bằm – Cơm: 2 bát – Đậu phụ: 60g – 100g bí xanh, 10g thịt băm |
Thứ Năm | Bánh mì ngũ cốc, trứng ốp la – Sandwich: 2 lát – Trứng gà: 1 quả – Dưa leo, sà lách: 80g | Khoai mì :60g Việt quất: 160g | Cơm, nấm kho thịt, su su luộc – Cơm: 2 bát – 100g nấm, 30 thịt nạc – 100g su su luộc – Sữa chua không lactose: 1 hủ | Cơm, ức gà áp chảo, bông bí xào – Cơm: 2 bát – Ức gà: 60g – Bông bí: 100g |
Thứ Sáu | Bún mọc – Bún tươi: 180g – Mọc: 35g – Giá: 50g – Rau thơm: 20g | Sữa không lactose: 180ml Chuối: 160g | Cơm, tôm rim, canh khoai tây, cà rốt – Cơm: 2 bát – 60g tôm – 50g khoai tây, 50g cà rốt | Cơm, canh chua cá – Cơm: 2 chén – Cá: 60g – Bạc hà: 30g – Đậu bắp: 30g – Cà chua: 30g – Thơm: 30g |
Thứ Bảy | Cháo nấm – Gạo: 50g – Nấm rơm: 100g – Cà rốt: 50g | Bắp luộc: 120g Táo: 160g | Cơm, mực xào thập cẩm – Cơm: 2 chén – Mực: 70g – Dưa leo: 30g – Cà chua: 30g – Súp lơ: 50g | Cơm, đậu phụ sốt cà, susu luộc – Cơm: 2 chén – Đậu phụ: 100g – Cà chua: 50g – Su su luộc: 80g |
Chủ Nhật | Bánh mì chà bông – Bánh mì: 1 ổ – Chà bông: 40g | Sữa không lactose: 180ml Sapoche: 160g | Thịt bò xào cần tây, canh cải soong – Cơm: 2 chén cơm – Thịt bò 60g, cần tây: 50g. – Cải soong: 100g | Cơm, gà kho gừng – Cơm: 2 chén – Thịt gà: 50g – Dưa leo: 40g – Cà chua: 40g |
Người bị đại tràng co thắt nên ăn các loại thực phẩm nào?
Một trong những chế độ ăn kiêng dành cho người bị đại tràng co thắt được phát triển ở Úc mang đến nhiều thành công là chế độ ăn kiêng FODMAP thấp. (1)
Chế độ ăn kiêng FODMAP thấp chỉ hạn chế các loại thực phẩm có trong danh mục chứ không phải tất cả thực phẩm. Do đó, người bệnh có thể lựa chọn thực phẩm phù hợp mà bổ sung để đáp ứng dinh dưỡng. (1)
FODMAP là viết tắt của “Oligosaccharides có thể lên men ,Disaccharide, Monosaccharide A và Polyol”. Những carbohydrate chuỗi ngắn có thể lên men này phổ biến trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Oligosaccharide: fructan và galacto-oligosaccharide (GOS)
- Disaccharides: lactose
- Monosaccharide: fructose
- Polyol: sorbitol và mannitol (1)
Sau đây là một số thực phẩm mà người bệnh đại tràng co thắt nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày:
Sữa
Các loại sữa không chứa lactose thường là các loại sữa thực vật, sữa hạt: sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa hạt sen, nước cốt dừa, sữa chua không chứa lactose, pho mát cứng như feta và brie.
Trái cây
Chuối, quả việt quất, dưa đỏ, bưởi, mật ong, kiwi, cam, chanh, quýt và dâu tây
Rau
Măng, giá đỗ, cải chíp, cà rốt, hẹ, dưa chuột, cà tím, gừng, rau diếp, ô liu, rau mùi tây, khoai tây, hành lá và củ cải
Protein, Các loại thịt nạc
Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng và đậu phụ
Các loại hạt
Người bệnh nên giới hạn 10-15 hạt: Hạnh nhân, mắc ca, đậu phộng, hạt thông và quả óc chó.
Ngũ cốc
Yến mạch, cám yến mạch, cám gạo, mì ống không chứa gluten, như gạo, ngô, quinoa, gạo trắng, bột ngô và quinoa.
Với người bị đại tràng co thắt, chế độ ăn kiêng vô cùng quan trọng. Do đó, việc lực chọn thực phẩm bổ sung phù hợp là điều cần thiết để kiểm soát triệu chứng, tránh làm triệu chứng thêm tồi tệ. Bên cạnh các thực phẩm nên ăn kể trên, người bệnh có thể trao đổi ý kiến, nhờ sự tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để đảm bảo kế hoạch ăn uống, lành mạnh, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
>> Xem thêm: Top 4+ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng uy tín nhất 2024
Các loại thực phẩm không tốt cho người bị đại tràng co thắt
Sau đây là một số thực phẩm cần kiêng trong chế độ ăn hàng ngày khi bị đại tràng co thắt:
Lactose
Sữa bò, sữa chua, bánh pudding, sữa trứng, kem, phô mai tươi, phô mai ricotta và mascarpone
Fructose
Các loại trái cây như táo, lê, đào, anh đào, xoài, lê và dưa hấu; Chất làm ngọt, chẳng hạn như mật ong và mật cây thùa; Sản phẩm có siro ngô có hàm lượng fructose cao
Fructans
Các loại rau như atisô, măng tây, cải Brussels, bông cải xanh, củ cải đường, tỏi và hành; Các loại ngũ cốc như lúa mì và lúa mạch đen; Bổ sung chất xơ, chẳng hạn như inulin
GOS
Đậu xanh, đậu lăng, đậu tây và các sản phẩm từ đậu nành; Các loại rau, chẳng hạn như bông cải xanh
Polyol
Các loại trái cây như táo, mơ, mâm xôi, anh đào, xuân đào, lê, đào, mận và dưa hấu;
Các loại rau như súp lơ, nấm và đậu tuyết, Chất làm ngọt, chẳng hạn như sorbitol, mannitol, xylitol, maltitol và isomalt có trong kẹo cao su và bạc hà không đường, thuốc ho và thuốc nhỏ
Người bệnh ăn ít các loại carbohydrate này sẽ làm giảm các triệu chứng này. Tuy nhiên, không hẳn người bệnh sẽ kiêng các nhóm thực phẩm này hoàn toàn mà có thể trao đổi với bác sĩ về nhu cầu ăn uống.
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh loại bỏ FODMAP khỏi chế độ ăn uống. Sau đó, người bệnh sẽ dần dần bổ sung lại từng loại carbohydrate một và theo dõi các triệu chứng của mình. Trong thời gian này, việc viết nhật ký thực phẩm và triệu chứng là công cụ hữu ích để người bệnh kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình. (1)
Khi được chẩn đoán đại tràng co thắt, trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên xây dựng thực đơn và hạn chế các thực phẩm kể trên. Bởi những carbohydrate chuỗi ngắn có thể lên men này sẽ làm tình trạng bệnh và triệu chứng thêm tồi tệ. Lúc này, người bệnh sẽ thường xuyên bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
>> Xem thêm: Fomeal 237ml – Nguồn dinh dưỡng trọn vẹn cho ngườI bệnh suy nhược cơ thể
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về thực đơn cho người bị đại tràng co thắt giúp mọi người bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm. Ngoài chế độ dinh dưỡng, để đạt được thành công điều trị, người bệnh còn cần kết hợp với lối sống lành mạnh, giảm stress.
Để chế độ dinh dưỡng phù hợp, kế hoạch ăn uống khoa học hơn, kiểm soát triệu chứng của bệnh tốt, hãy liên hệ ngay H&H Nutrition để được tư vấn dinh dưỡng, sở hữu ngay những lời khuyên bổ ích trong cải thiện sức khỏe nhé.
Tham khảo:
(1): https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/a-new-diet-to-manage-irritable-bowel-syndrome
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433