Thuốc bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt 2024? Nhu cầu sắt cần bổ sung cho trẻ là bao nhiêu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Thuốc bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt? Hãy lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tại H&H Nutrition qua bài viết dưới đây nhé!

Thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến đối với bệnh thiếu máu và đặc biệt ở trẻ nhỏ thì thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất. Bổ sung sắt cho trẻ trong giai đoạn dưới 6 tuổi cho trẻ là điều cần thiết.

Thuốc bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt?
Thuốc bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt?

Nguyên nhân thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ bị thiếu sắt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bất kì  đứa bé nào cũng có khả năng mắc phải. Nếu cha mẹ không quan tâm đến tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng, nhu cầu thường ngày của bé có thể khiến con bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Các bé thiếu sắt do chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Phần lớn chất dinh dưỡng, vi chất đều được cung cấp cho bé qua đường ăn uống. Tuy nhiên, không phải cứ cho bé ăn ngon, ăn nhiều là đảm bảo đủ chất, mà cha mẹ cần tìm một thực đơn ăn uống hợp lý, phù hợp theo thể trạng từng bé, hỗ trợ giải quyết những nguyên nhân gây thiếu sắt của bé.

Thay vì cho bé ăn quá nhiều một thứ, một món thì mẹ có thể lựa chọn thực đơn đa dạng với các loại thực phẩm giàu sắt cho bé như cá hồi, thịt lợn, bò, bông cải xanh, nho, tôm, cua, rau xanh,…

Đồng thời, các mẹ cũng cần nhớ rằng  sắt là nguyên tố kém hấp thu, đặc biệt là khi mẹ kết hợp với những loại thực phẩm như sữa, trà xanh. Do đó mẹ cần tránh cho con uống sữa, trà sau khi sử dụng đồ ăn giàu sắt.

Trẻ gặp vấn đề liên quan đến hệ thống đường tiêu hóa

Nếu thực đơn dinh dưỡng của mẹ luôn đảm bảo cung cấp đủ sắt, vi chất nhưng bé vẫn trong trạng thái xanh xao, mệt mỏi thì rất có thể con đang gặp phải vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa kém hấp thu các chất dinh dưỡng khiến con ăn uống không còn ngon miệng, ăn không hấp thu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến con rơi vào trạng thái thiếu hụt sắt, biếng ăn và thiếu máu.

Bên cạnh đó, nhu cầu sắt cao vào giai đoạn cơ thể phát triển nhanh như bé dưới 1 tuổi, độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai, các bé có bệnh lý tim bẩm sinh,….

Cha mẹ “quên” bổ sung các vi chất khác

Tình trạng thừa sắt đều mang lại một số hậu quả nguy hiểm. Thừa sắt có thể làm trẻ bị táo bón, hay mắc các bệnh lý gan, tim mạch,… Do đó ngoài việc bổ sung sắt, cha mẹ chú ý bổ sung thêm cho con các vi chất mà cơ thể và độ tuổi của con cần nhiều như kẽm, canxi, magie, vitamin,…

Bên cạnh thiếu máu, tình trạng thiếu sắt còn có thể gây ra một số bệnh lý khác như tim đập nhanh, trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, giảm trí nhớ,… Để giảm thiểu các nguyên nhân gây thiếu sắt của bé, cha mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng để cung cấp đủ nguồn vi chất của bé.

Tại sao trẻ cần bổ sung sắt?

Đối với trẻ em lẫn người lớn, sắt chính là khoáng chất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển. Trên thực tế, cơ thể sẽ cần sắt nhằm tạo huyết sắc tố – một loại protein chứa sắt trong tế bào hồng cầu (RBC) hỗ trợ cung cấp oxy đến khớp cơ thể.

Nếu không có huyết sắc tố, cơ thể của bé sẽ ngừng sản xuất hồng cầu khỏe mạnh và không có đủ chất sắt, mô, cơ và tế bào của trẻ sẽ không nhân được một lượng oxy cần thiết.

Trẻ bú sữa mẹ sẽ có lượng sắt dự trữ riêng và thường nhận đủ chất sắt từ sữa mẹ trong khoảng 6 tháng đầu. Trong khi các bé bú bình, thường sẽ sử dụng sữa công thức hỗ trợ tăng cường chất sắt.

Tuy nhiên, khi các bé lớn hơn sẽ chuyển sang chế độ ăn dặm, các bé có thể sẽ không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt. Điều này sẽ khiến bé có nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu do thiếu sắt gây nên.

Ước tính cho thấy, có khoảng 85-90% sắt từ thực vật được cơ thể hấp thụ, còn sắt từ động vật chỉ chiếm khoảng 10-15%. Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng vẫn khuyên bạn nên chọn sắt từ động vật vì nó có khả năng hấp thụ vào cơ thể được tốt hơn.

Tình trạng thiếu sắt có thể gây cản trở đối với sự phát triển của con bạn. Cụ thể nó có thể gây ra các vấn đề liên quan:

  • Ảnh hưởng nhiều đến khả năng học tập và tiếp thu.
  • Không thích giao tiếp xã hội.
  • Khả năng vận động kém linh hoạt.
  • Cơ thể hay mệt mỏi.

Tóm lại, sắt là chất quan trọng đối với hệ thống hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu các bé không nhận đủ chất sắt, thậm chí có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng như cảm lạnh. Mặt khác, lượng sắt mà mỗi người cần sẽ thay đổi dựa theo độ tuổi, giới tính và phụ thuộc bạn có đang ăn chay hay không. Những người ăn chay sẽ cần một lượng sắt gấp đôi, bởi họ không được cung cấp sắt từ động vật.

Cụ thể, lượng sắt được chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày dành cho các bé:

Sơ sinh đến 6 tháng0,27mg
7 đến 12 tháng11mg
1 đến 3 tuổi7mg
4 đến 8 tuổi10mg
9 đến 13 tuổi8mg
14 đến 18 tuổi
  • 11mg (đối với bé trai)
  • 15mg (đối với bé gái, nếu lượng kinh nguyệt của bé mỗi tháng nhiều thì sẽ cần một lượng sắt nhiều hơn).

Vì sao không nên tự ý bổ sung sắt cho trẻ em?

Thực tế, trong bất cứ trường hợp nào, cha mẹ cũng không nên tự ý bổ sung sắt cho các bé bằng đường uống ngay tại nhà khi chưa có sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn.

Việc tự ý uống thuốc bổ sung sắt cho trẻ có thẻ gây nên một số tác dụng phụ, hay nghiêm trọng hơn các bé có khả năng bị ngộ độc sắt. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán, tự bổ sung thuốc.

Nhằm mục đích đảm bảo an toàn, cha mẹ cần được bác sĩ chuyên môn tư vấn về cách bổ sung sắt cho bé một cách hợp lý, tránh trường hợp lạm dụng hay bổ sung sai cách, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi bởi khả năng thích nghi của cơ thể bé vẫn chưa được hoàn thiện.

Các tác dụng phụ của thuốc bổ sung sắt cho trẻ

Mỗi đứa bé khác nhau sẽ có nhu cầu sắt khác nhau. Việc tự ý cho bé uống sắt trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến trường hợp bé bị ngộ độc sắt. Một số dấu hiệu tác dụng phụ của thuốc bổ sung sắt thường gặp như đau bụng, buồn nôn, nguy hiểm hơn là nôn ra máu,… Ngộ độc sắt có thể khiến bé tiêu chảy, mất nước. Đôi khi, còn khiến bé đi ngoài phân đen và có máu. Đồng thời, các biến chứng khác của tác dụng phụ của thuốc bổ sung sắt cho bé:

  • Đau khớp
  • Mệt mỏi
  • Suy tim

Mặt khác, bổ sung sắt dư thừa có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các khoáng chất cần thiết khác, gây nên một số tác dụng phụ điển hình như tình trạng báp bón. Theo thời gian, sắt có khả năng tích tụ trong các cơ quan, gây nên những tổn thương não, gan, hay thậm chí làm bé tử vong.

Khi nào cần bổ sung sắt cho trẻ

Sắt có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Một số vai trò thiết yếu của sắt:

  • Sắt đóng vai trò tái tạo hồng cầu, vận chuyển oxy trong quá trình thực hiện trao đổi chất.
  • Sắt giúp tăng cường cơ bắp, tăng khả năng ghi nhớ của não bộ.
  • Sắt giúp tăng khả năng tập trung, xoa dịu thần kinh, tăng sức đề kháng cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt như:

  • Do ăn uống hàng ngày các loại thực đơn không đảm bảo cung cấp đủ sắt theo nhu cầu hàng ngày.
  • Do khả năng hấp thụ sắt của cơ thể kém.
  • Do đến giai đoạn tăng nhu cầu sử dụng sắt nhưng lại không đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể.
  • Do cơ thể bị mất máu nhiều mà không hồi phục kịp thời.

Đối với trẻ nhỏ các bậc cha mẹ nên bổ sung sắt tốt cho con trong giai giai đoạn 5 năm đầu đời của trẻ. Bởi đây chính là giai đoạn phát triển cần nhiều sắt nhất nhằm đảm bảo cho trẻ phát triển cả về thể chất, trí tuệ. Cha mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ khi:

  • Đối với trẻ nhỏ trong 3 tháng đầu không cần bổ sung sắt do ở giai đoạn này trẻ sử dụng sắt dự trữ từ cơ thể mẹ khi còn là bào thai. Nên bổ sung sắt cho trẻ sau 3 tháng trở ra.
  • Cha mẹ nên bổ sung sắt khi trẻ có các dấu hiệu thiếu sắt như da xanh xao, nhợt nhạt.
  • Nên bổ sung sắt cho trẻ sinh đủ tháng từ tháng thứ 4 trở đi.
  • Đối với trẻ sinh non, sinh thiếu tháng nên bổ sung sắt cho trẻ từ 2 tuần tuổi.

Các dấu hiệu cần bổ sung sắt cho trẻ

Việc bổ sung sắt cho trẻ là việc cần thiết tuy nhiên không nên lạm dụng việc bổ sung quá nhiều sắt khiến dư thừa sắt ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên cân đối hàm lượng sắt bổ sung theo nhu cầu của các giai đoạn phát triển của con để con có thể phát triển một cách hoàn thiện nhất.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ cần bổ sung sắt mà cha mẹ nên lưu ý:

  • Da trẻ có dấu hiệu xanh xao, nhợt nhạt, niêm mạc tái do thiếu máu thiếu sắt.
  • Trẻ thường xuyên có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, không tập trung.
  • Trẻ thường chán ăn, ăn không ngon miệng, chậm tăng cân.
  • Trẻ thường có dấu hiệu ngủ nhiều, ít chơi đùa.
  • Trẻ thường hay mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi,…
  • Nhiều trường hợp nặng trẻ còn xuất hiện triệu chứng sưng phù ở bàn tay, bàn chân, tim đập nhanh và khó thở.
  • Đối với trẻ lớn hay bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu khi vận động, trẻ kém tập trung khi học tập, ghi nhớ kém.

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng thường thấy mà cha mẹ có thể quan sát thấy thì khi trẻ thiếu sắt còn được chẩn đoán với các xét nghiệm liên quan đến chỉ số sắt trong huyết thanh. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 50 mcg/dL hoặc 9.0 mmol/L thì được xác định là trẻ đang bị thiếu sắt.

Nhu cầu sắt ở trẻ theo độ tuổi

Trẻ mới sinh ra thường không cần thiết bổ sung sắt vì trẻ có nguồn sắt dự trữ trong cơ thể từ khi còn là bào thai. Tuy nhiên, theo thời gian trẻ lớn lên thì cần một hàm lượng sắt nhất định cho mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Dưới đây là nhu cầu sắt của trẻ qua các giai đoạn phát triển khác nhau:

  •  Đối với trẻ 9 tháng: Cần khoảng 11mg/ ngày.
  •  Đối với trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi: Cần khoảng 7mg/ ngày.
  •  Đối với trẻ 5 tuổi: Cần khoảng 10mg/ ngày.
  •  Đối với trẻ từ 9 đến 13 tuổi: Cần khoảng 8mg/ ngày.
  •  Đối với trẻ từ 14 đến 18 tuổi: Cần khoảng 15mg/ ngày.

Dựa vào nhu cầu sắt của trẻ trên mà các bậc cha mẹ có thể cân nhắc hàm lượng sắt cần bổ sung cho con qua các giai đoạn phát triển của con. Đồng thời lựa chọn thuốc bổ sung sắt tốt loại nào tốt cho con tùy vào độ tuổi và nhu cầu của bé.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu, thiếu sắt

Thiếu sắt ở trẻ nhỏ có thể làm bé mất ngủ, thiếu tập trung, mệt mỏi,… ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Do đó, khi các bé được bác sĩ chẩn đoán thiếu máu, chế độ dinh dưỡng sẽ hỗ trợ cân bằng các vi chất. Theo đó, một số loại thực phẩm nên ăn khi thiếu sắt:

  • Tăng cường cho bé bú sữa mẹ – Loại thức ăn dinh dưỡng tốt cho bé. Trong sữa mẹ có đủ các vi chất cho bé, do đó mẹ nên có chế độ ăn hợp lý để các bé có thể hấp thu các vi chất từ sữa mẹ.
  • Thịt đỏ (thịt cừu, bò, lợn nạc,…) thường có chứa nhiều sắt, hỗ trợ các bé trong việc phòng chống thiếu máu. Đồng thời, trong các loại thịt đỏ còn có tác dụng hạ cholesterol.
  • Hải sản: Thực phẩm dinh dưỡng cho các bé thiếu sắt, trong hải sản có chứa nhiều sắt, vitamin tốt cho sức khỏe. Một số loại bé có thể được bổ sung: Hến, sò, nghêu, tôm, cua, cá,…
  • Gan lợn chứa nhiều vitamin A, B, D cùng những khoáng chất khác hỗ trợ bé phát triển được khỏe mạnh. Do đó nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của bé.
  • Rau củ quả trái cây: Rau xanh có chứa nhiều chất dinh dưỡng, do đó mẹ nên cho con bổ sung các loại rau như bí ngô, súp lơ xanh, khoai tây, cải bó xôi, cải xoăn, các loại đậu đỗ,… Thực phẩm sẽ giúp bé bù lại lượng sắt còn thiếu trong cơ thể. Mặt khác, một số loại trái cây dành cho bé thiếu máu là dâu tây, đu đủ, chà là, nho, dưa hấu, chuối,…
  • Một số loại khác: Ngoài những loại trái cây có chứa nhiều sắt thì mẹ cũng nên bổ sung cho bé thiếu máu các loại quả có nhiều vitamin C, nhằm hỗ trợ các bé trong quá trình hấp thụ sắt.

Ngoài ra, để nâng cao khẩu phần ăn cho các bé thông qua chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Việc phòng chống thiếu máu máu ở trẻ, thì người mẹ sẽ cần lưu ý:

  • Cho con uống viên sắt theo hướng dẫn: Với các em nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non thì việc bổ sung sắt cần theo đúng chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Người mẹ mang thai cũng cần bổ sung sắt theo từng giai đoạn mang thai, sau sinh nhằm phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở các bé sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Sau khi sinh nên cho con được bú sớm, bú đủ, kéo dài – Đây là biện pháp hiệu quả nhằm phòng ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ.
  • Phòng ngừa giun sán bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thường xuyên, ăn sạch, uống sạch, nấu chín trước khi ăn, tiến hành tẩy giun định kỳ cho các bé theo như hướng dẫn đến từ bác sĩ.

Ngoài việc bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ cũng cần chú ý cho bé bổ sung thực phẩm hỗ trợ có chứa sắt, các khoáng chất cần thiết như crom, selen, kẽm, lysine, vitamin B,… Hỗ trợ đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho các bé. Đồng thời, vitamin thiết yếu này cũng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng thường gặp ở các bé như biếng ăn.

Thuốc bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt?

Có nhiều phương pháp giúp bổ sung sắt cho trẻ tốt như sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa sắt dưới dạng sắt nhỏ nhỏ giọt, thuốc bổ sung sắt, thực phẩm chức năng bổ sung sắt hữu cơ, sữa công thức có chứa sắt,…

Thuốc bổ sung sắt cho trẻ thường được các bậc cha mẹ quan tâm hơn về chất lượng cũng như thành phần. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sản phẩm thuốc bổ sung sắt khác nhau. Vậy thuốc bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt?

Ocean Microfer là thực phẩm chức năng giúp bổ sung sắt dưới dạng sắt nhỏ giọt cho trẻ trong các trường hợp trẻ bị thiếu sắt do suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn do thiếu sắt, … Ocean Microfer được bào chế dưới dạng dung dịch siro hoàn toàn dễ dàng sử dụng cho trẻ nhỏ. Ocean Microfer với thành phần sắt dưới dạng là Iron (Lipofer – muối sắt) giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách tốt hơn một số loại sắt thông thường khác.

Ocean Microfer giúp bổ sung sắt hữu cơ giúp trẻ dễ dàng hấp thụ và an toàn. Ocean Microfer cùng với thành phần của sản phẩm có tính khả dụng sinh học cao giúp hạn chế các tác dụng phụ không muốn khác như đối với các sản phẩm bổ sung sắt khác. Đồng thời, Ocean Microfer được chứng nhận an toàn và cấp phép sử dụng của bộ y tế nên cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho cả trẻ nhỏ với hương chanh tự nhiên, thơm ngọt.

Thuốc bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt?
Ocean Microfer

>>> Xem chi tiết sản phẩm tại: Ocean Microfer – Siro bổ sung sắt, hỗ trợ điều trị thiếu máu

PEDIAKID Fer + Vitamines B là sản phẩm không còn xa lạ đối với các bậc cha mẹ về công dụng cũng như tiện ích mà sản phẩm mang lại. PEDIAKID Fer + Vitamines B giúp cung cấp sắt dưới dạng sắt pyrophosphate được bào chế dưới dạng siro giúp trẻ dễ dàng sử dụng với hương vị thơm ngon dễ uống. Ngoài ra, PEDIAKID Fer + Vitamines B còn chứa các vitamin nhóm B giúp hỗ trợ trẻ trong việc hấp thụ và chuyển hóa sắt trong cơ thể.

Đồng thời, các vitamin .B này giúp tăng cường chuyển hóa protein, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Sản phẩm với các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên có nguồn gốc thực vật như tảo spirulina, cà rốt, rau bina,… giúp nuôi dưỡng và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ, hạn chế táo bón, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và sắt. PEDIAKID Fer + Vitamines B được sản xuất bởi PEDIAKID là thương hiệu dành riêng cho trẻ em đến từ Pháp. PEDIAKID Fer + Vitamines B giúp bổ sung sắt, tăng cường hấp thụ dinh dưỡng mang lại sức khỏe an toàn cho trẻ nhỏ nên bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

PEDIAKID Fer + Vitamines B
PEDIAKID Fer + Vitamines B

>>> Xem chi tiết sản phẩm tại: PEDIAKID Fer + Vitamines B – Bổ sung lượng sắt và các vitamin nhóm B cho trẻ em

Những loại thực phẩm bổ sung sắt tốt cho trẻ

Ngoài việc bổ sung sắt cho trẻ với các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa sắt, thuốc bổ sung sắt thì cần xây dựng thiết kế thực đơn dinh dưỡng với các nguồn thực phẩm bổ sung sắt hữu cơ cho trẻ. Những thực phẩm giàu sắt mà các bậc cha mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày:

  • Các loại động vật có vỏ như trai, sò, ốc,… có chứa nhiều sắt. Một con nghêu khoảng 100gr có thể cung cấp tới 3 mg sắt, đáp ứng 17% nhu cầu sắt cho cơ thể mỗi ngày.
  • Các loại rau như rau bina, bông cải xanh, các loại rau có màu đậm,…Rau bina là rau ít calo nhưng lại nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết. Trong đó 100gr rau bina chứa 2,7mg sắt có thể cung cấp sắt lên đến 15% nhu cầu sắt của cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng cho trẻ.
  • Gan và nội tạng động vật như thận, não và tim chứa nhiều sắt, giàu protein. Trong 100gr gan có chứa khoảng 6,5mg sắt chiếm 36% nhu cầu sắt của cơ thể.
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn được biết đến như những thực phẩm chứa nhiều sắt. Trong 100gr thịt bò có chứa 2,7mg sắt chiếm 15% nhu cầu sắt cơ thể. Ngoài ra, các loại thịt này còn giàu protein, kẽm và các vitamin nhóm B.
  • Các loại hạt đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành,… là nguồn bổ sung sắt lý tưởng khi chọn các sản phẩm bổ sung sắt có nguồn gốc thực vật. Trong 198gr đậu lăng có chứa 6,6 mg sắt tương ứng 37% nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, các loại đậu còn cung cấp magie và kali cho cơ thể.
  • Cá cũng là thực phẩm chứa nhiều sắt. Các loại cá như cá ngừ, cá hồi,… Trong 85gr cá ngừ cung cấp khoảng 1,4mg sắt, xấp xỉ 8% nhu cầu cơ thể cần.

Cách phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ

Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở các bé, cha mẹ sẽ cần lưu ý một số điểm sau:

Đối với các bé sơ sinh

  • Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bổ sung chất sắt dành cho bé trong những năm đầu đời.
  • Hạn chế sử dụng sữa bò đến khi bé được 12 tháng tuổi.
  • Thiết lập, thực hiện một chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin cho người mẹ.
  • Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để có thể kiểm tra tình trạng sắt trong thời gian mang thai.

Đối với các trẻ nhỏ

  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, ăn thịt nạc đỏ từ 3 đến 4 lần mỗi tuần.
  • Hạn chế cho bé sử dụng sữa bò, không quá 710ml sữa mỗi ngày.
  • Tiến hành tẩy giun định kỳ mỗi năm cho con khi trên 12 tháng tuổi.
  • Tăng cường bổ sung thêm vitamin C, nhằm giúp cơ thể có thể hấp thu sắt được tốt hơn.

Đối với các trẻ thanh thiếu niên

  • Thực hiện chỉ bảo, giáo dục các bé hiểu được tầm quan trọng của quá trình bổ sung sắt.
  • Không cho bé uống cà phê, trà ngay sau bữa ăn. Vì nó sẽ làm giảm hiệu quả của việc hấp thu sắt vào cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung ngũ cốc, thịt gia cầm, cá, rau củ quả,…
  • Tiếp tục bổ sung cho bé vitamin để cơ thể cân bằng chế độ dinh dưỡng hay các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

Liều lượng và cách dùng thuốc bổ sung sắt cho trẻ

Về liều lượng bổ sung sắt mỗi ngày cho bé, cha mẹ có thể tham khảo qua bảng thông tin trên. Đồng thời, quá trình bổ sung này chỉ được áp dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Trên thị trường có nhiều loại thuốc sắt khác nhau, từ viên nang, viên nén, viên bao tan trong ruột,… ở dạng sắt đơn chất hay phối hợp cùng các loại vitamin, acid amin khác. Tuy nhiên, ở dạng lỏng, siro thường sẽ phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ hơn.

Dưới đây sẽ là một số lưu ý cho cha mẹ khi bổ sung sắt cho con:

  • Sắt sẽ được hấp thu tối đa khi bụng đói. do đó, nên cho bé uống trước bữa ăn khoảng 1 giờ, hay sau bữa ăn 2 giờ. Nếu có thể, nên sử dụng chung với vitamin C hay các thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng hấp thu sắt.
  • Với trường hợp trẻ bị kích ứng dạ dày do uống sắt khi đói, cha mẹ có thể cho bé sử dụng trong hay sau bữa ăn, khởi đầu với liều thấp sau đó tăng dần lên.
  • Một số loại thực phẩm sẽ làm giảm sự hấp thụ của sắt như cà phê, sữa, trà, coca, nước uống có gas,… Do đó, nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này 1 đến 2 giờ sau khi uống sắt.
  • Các loại thuốc lỏng, siro có khả năng làm sậm màu răng của bé nếu sử dụng trong khoảng thời gian dài. Việc đánh răng, súc miệng sau khi uống thuốc có thể làm giảm tác dụng này.
  • Thuốc có thể khiến bé đi ngoài ra phân đen, tuy nhiên, tác dụng này không gây hại.
  • Cần để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em, vì sắt cũng là nguyên nhân gây ngộ độc hàng đầu. Biểu hiện cấp tính của ngộ độc sắt thường sẽ là nôn mửa, tiêu chảy, có máu trong phân,… Những triệu chứng trễ hơn là móng tay, môi, lòng bàn tay xuất hiện màu xanh, bị co giật, khó thở,… Với trường hợp này, cha mẹ cần chú ý cho con đến sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.

Bổ sung sắt cho trẻ đến khi nào?

Nếu dùng chất bổ sung sắt, huyết sắc tố có thể được cải thiện đáng kể trong vòng 4 tuần. Tuy nhiên, thông thường các bé thiếu máu, sắt phải uống bổ sung sắt trong ít nhất 3 tháng để có thể bổ sung hoàn toàn mức hemoglobin và có thể lâu hơn để bổ sung mức  ferritin.

Để có thể bổ sung đủ và đúng hàm lượng sắt cho các bé thiếu máu, cha mẹ nên có sự tham tham khảo qua ý kiến bác sĩ về việc bổ sung sắt cho bé đến khi nào, như thế nào được coi là phù hợp.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được về thuốc bổ sung sắt cho trẻ. Quá trình bổ sung này cần có sự theo sát từ đội ngũ bác sĩ chuyên môn. Do đó, cha mẹ lưu ý không tự ý bổ sung cho con tại nhà vì có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. Mặt khác, việc thăm khám thường xuyên với bác sĩ chính là cách hỗ trợ các bé được thăm khám, kiểm tra và tư vấn chính xác. H&H Nutrition với đội ngũ bác sĩ sẽ sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn dinh dưỡng phù hợp nhất cho bé, hỗ trợ bé cải thiện sức khỏe!

H&H Nutrition địa chỉ uy tín và tin cậy cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn. Nếu quý khách hàng cần thêm thông tin chi tiết sản phẩm vui lòng liên hệ để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tư vấn và giải đáp nhé!

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thuốc bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt 2024? Nhu cầu sắt cần bổ sung cho trẻ là bao nhiêu?





    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    4.5/5 - (2 bình chọn)

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition