Trẻ bị DỊ ỨNG HẢI SẢN – 5+ Điều cha mẹ cần biết về dị ứng thức ăn ở trẻ

Trẻ bị dị ứng hải sản – 5+ Điều cha mẹ cần biết về dị ứng thức ăn ở trẻ

Dị ứng thức ăn là vấn đề khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là dị ứng hải sản. Khi tiếp xúc với thực phẩm có tính dị nguyên cao như trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, các loại hạt và cá lúc này trẻ rất dễ gặp dị ứng. Hãy cùng H&H Nutrition chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để thu thập được những thông tin hữu ích nhé.

trẻ bị dị ứng hải sản
Dị ứng thức ăn là vấn đề khá phổ biến ở trẻ em

Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch khi cơ thể phản ứng với những thành phần protein “lạ” có trong thực phẩm. Các protein lạ này sau khi được hấp thu vào máu sẽ gắn vào kháng thể IgE kích thích tế bào bạch cầu ưa kiềm và tế bào mast giải phóng các hoạt chất hóa học trung gian như histamin, serotonin,… đi vào trong máu, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Dị ứng thức ăn thường hay gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn và hay gặp hơn ở nhóm trẻ có cơ địa dị ứng như: trẻ nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường, trẻ có bố mẹ hoặc anh chị em có cơ địa dị ứng hoặc những trẻ mắc viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản, mày đay dị ứng. Đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi vì hệ miễn dịch và đường tiêu hoá của trẻ còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao.

Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng muộn vài ngày sau ăn. Thông thường, dị ứng thức ăn gây nên các biểu hiện ở da như ban đỏ, viêm da, nổi mề đay, chàm, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, giảm tập trung, ngủ kém. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản, lượng thức ăn trẻ tiêu thụ và cơ địa của trẻ. Một số trường hợp nặng, trẻ bị dị ứng thức ăn có thể gây kịch phát cơn hen phế quản hoặc gây sốc phản vệ, nguy cơ dẫn tới tử vong rất cao.

Xem thêm:

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân: Tất cả các dị ứng thức ăn được gây ra bởi một phản ứng của hệ thống miễn dịch. Khi tiếp xúc với những thực phẩm mang tính dị nguyên cao, các tế bào hệ thống miễn dịch (kháng thể) nhận ra chúng và báo hiệu hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất gây ra dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng có thể bị dị ứng nếu người mẹ sử dụng những thức ăn mà trẻ dị ứng.

trẻ bị dị ứng hải sản
Trẻ có cơ địa dị ứng thường dễ mắc dị ứng thức ăn

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc dị ứng thức ăn ở trẻ là:

  • Viêm da dị ứng: Trẻ em cơ địa viêm da khả năng mắc dị ứng thức ăn cao hơn trẻ em không có vấn đề về da.
  • Lịch sử gia đình: Trẻ có nguy cơ cao dị ứng thức ăn nếu một hoặc cả hai cha mẹ có bệnh hen suyễn dị ứng với thực phẩm, hoặc một loại dị ứng như sốt cỏ khô, phát ban , mày đay, eczema.
  • Tuổi: Trẻ bị dị ứng hải sản là một trong những loại dị ứng thức ăn khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên khi lớn lên, hệ thống tiêu hóa trưởng thành và phản ứng dị ứng thực phẩm ít có khả năng xảy ra.

Theo thống kê các nghiên cứu gần đây có đến 40% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn. Tỷ lệ này giảm dần theo tuổi và phụ thuộc vào sự thay đổi môi trường, thói quen ăn uống và cách chăm sóc của ba mẹ và những người xung quanh trẻ.

Các loại thức ăn hay gây dị ứng cho trẻ

Một số loại thức ăn hay gây dị ứng cho trẻ như:

  • Trứng gà, sữa bò.
  • Đậu nành, đậu phộng, lúa mì
  • Các loại hạt: óc chó, hạt điều.
  • Một số loại cá: cá tuyết, cá ngừ, cá hồi,…
  • Động vật có vỏ: tôm, cua.
  • Các chất phụ gia dùng trong thức ăn như benzoat, salicylate, bột ngọt,…
trẻ bị dị ứng hải sản
Một số loại thức ăn hay hay gây dị ứng cho trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị dị ứng thức ăn

Các vấn đề về da: viêm da, mày đay phát ban, ngứa rát, sưng trong đó phát ban là phản ứng dị ứng phổ biến nhất.

Vấn đề hô hấp: hắt hơi liên tục, co thắt họng, dấu hiệu bệnh hen suyễn và các triệu chứng như đau thắt ngực, ho hoặc khó thở.

Vấn đề tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng.

Ngoài ra trẻ có thể đang bị viêm mũi dị ứng, chóng mặt, ngất xỉu.

trẻ bị dị ứng hải sản
Trẻ nổi mày đay do dị ứng thức ăn

Sốc phản vệ: Một phản ứng dị ứng thức ăn nặng ở trẻ có thể dẫn đến sốc phản vệ .

Các dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: Co thắt đường hô hấp, cổ họng bị sưng làm cho trẻ khó thở. Đau bụng và chuột rút. Mạch nhanh, Shock, với sự tụt giảm nghiêm trọng huyết áp, trẻ chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức,ngay lập tức đưa trẻ đi đến phòng cấp cứu.

Điều trị khi trẻ bị dị ứng thức ăn

Nguyên tắc điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó. Nhiều khi phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ.

  • Loại bỏ thức ăn dị ứng cho trẻ ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ.
trẻ bị dị ứng hải sản
Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng cho trẻ ra khỏi chế độ ăn
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên bắt đầu với các thức ăn lành tính, có tỷ lệ dị ứng thấp nhất như gạo và các loại củ.
  • Không cho trẻ dùng các loại thức ăn chế biến theo lối công nghiệp như: đồ hộp, thịt lợn xông khói, thịt lợn muối, các chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo để hạn chế tình trạng dị ứng thức ăn của trẻ.
  • Một số thức ăn có mẫn cảm chéo với các thức ăn gây dị ứng cho trẻ cũng cần được loại trừ khỏi bữa ăn của trẻ, như: Sữa dê với sữa bò, thịt bò (thịt bê) với thịt cừu thường mẫn cảm chéo với nhau trong khoảng 50 – 90% trường hợp, giữa các loại cá, các loại đậu cũng thường có mẫn cảm chéo với nhau.
  • Đối với những trẻ em bị dị ứng sữa, các mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần của các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng trước khi sử dụng cho con. Trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bò thường có thể sử dụng các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng được sản xuất từ bột đậu nành một cách an toàn. Nếu trẻ dị ứng với cả sữa bò và bột đậu nành, các mẹ nên tìm các loại sữa bột với thành phần dinh dưỡng đã được thủy phân (hydrolyzed formula). Tốt nhất là nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên hữu ích về việc lựa chọn sữa cho trẻ.

Xem thêm:

Việc loại trừ một số thức ăn khỏi chế độ ăn của trẻ có thể dẫn đến sự mất cân đối của những chế độ ăn này và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó tốt nhất các mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để tìm được một chế độ ăn thích hợp cho con, việc bổ sung các vitamin và muối khoáng có thể là điều cần thiết .

Sử dụng các thuốc chống dị ứng trong điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ nhằm giảm bớt triệu chứng hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng này khi trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn hoặc khi không thể tránh được thức ăn gây dị ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa Nhi hay Da liễu chỉ định và có sự theo dõi chặt chẽ, không được sử dụng thuốc bừa bãi.

Xem thêm: Special Kid Anti – Allergies – Chống dị ứng cho trẻ

trẻ bị dị ứng hải sản
Dùng thuốc chống dị ứng khi trẻ bị dị ứng thức ăn theo hướng dẫn của bác sĩ

Bác sĩ cũng có thể đề nghị một hay nhiều các bài kiểm tra sau đây:

  • Chích thử nghiệm da: Trong thử nghiệm này, da bị chích tiếp xúc với một lượng nhỏ protein trong thực phẩm, một vết sưng tấy có thể phát triển tại điểm kiểm tra chứng tỏ trẻ có dị ứng thức ăn.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu (IgE kháng thể) có thể đo lường phản ứng của hệ miễn dịch với thức ăn bằng cách kiểm tra số kháng thể trong máu từ đó có thể kết luận trẻ có bị dị ứng thức ăn không.
  • Thử thách thực phẩm: Kiểm tra này liên quan đến việc cho một lượng nhỏ thức ăn mà trẻ sử dụng để xem phản ứng. Nếu không có gì xảy ra, thức ăn nhiều hơn được đưa ra,và một lần nữa theo dõi các dấu hiệu dị ứng thức ăn của trẻ.
  • Theo dõi thực phẩm hoặc chế độ ăn uống: Có thể giữ 1 cuốn nhật ký chi tiết các loại thực phẩm thức ăn mà trẻ sử dụng và có thể yêu cầu loại bỏ các loại thực phẩm khác từ chế độ ăn uống hoặc 1 chế độ ăn uống tại một thời điểm, để xem liệu các triệu chứng dị ứng thức ăn của trẻ có cải thiện hay không.
  • Xét nghiệm máu và da thường được sử dụng cùng với thách thức thực phẩm và thay đổi chế độ ăn uống. Cách duy nhất để ngăn chặn các triệu chứng dị ứng thức ăn của trẻ là không sử dụng thực phẩm đó. Nếu có sốc phản vệ cần tiêm epinephrine (adrenaline) khẩn cấp và đi đến phòng cấp cứu. Ngay cả khi các triệu chứng sốc phản vệ cải thiện, cần phải duy trì dưới sự giám sát y tế trong một thời gian để triệu chứng nghiêm trọng không trở lại.

Biện pháp phòng tránh dị ứng thức ăn cho trẻ

Cẩn thận trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Tuyệt đối tránh thức ăn mà trẻ đang bị dị ứng. Đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận. Ngoài ra cần thận trọng khi ăn và sử dụng các thức ăn chế biến từ các thực phẩm trẻ bị dị ứng hoặc có nguy cơ bị dị ứng để giúp trẻ tránh phản ứng khó chịu, nguy hiểm từ dị ứng thức ăn.

Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ không nên sử dụng chúng để hạn chế tình trạng dị ứng ở trẻ.

Ngoài ra để hạn chế tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ mẹ nên:

  • Cho trẻ bú trong ít nhất 6 tháng đầu vì sữa mẹ có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dị ứng. Bé bú mẹ hoàn toàn ít nhất 4 tháng cho đến 6 tháng có thể giúp giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi; giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi; giảm tần suất dị ứng protein sữa bò trong 2 năm đầu đời. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ nên cho trẻ uống sữa thủy phân đến khi 4 tháng tuổi.
  • Tránh hoàn toàn khói thuốc lá trước, trong và sau khi sinh.
  • Đối với những bé dưới 5 tuổi, cần thận trọng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: sữa bò, trứng, đậu phộng, lúa mì…
  • Tình trạng dị ứng thức ăn của trẻ có liên quan đến yếu tố di truyền do đó nếu gia đình có bố mẹ hoặc người thân bị dị ứng đậu phộng, đậu nành thì trong quá trình mang thai mẹ không nên ăn nhiều đậu phộng và đậu nành để hạn chế tình trạng dị ứng cho trẻ trong độ tuổi bú mẹ.

Tình trạng dị ứng thức ăn của trẻ sẽ dần cải thiện khi trẻ lớn lên, có khoảng 85% trẻ em dung nạp được với trứng và sữa sau từ 3 – 5 năm, và khoảng 50% trẻ hết các phản ứng dị ứng ở độ tuổi từ 8 – 12 tuổi. Những đứa trẻ này tiếp tục sẽ hết dị ứng thức ăn khi lớn lên. Do vậy, cần cho trẻ làm quen dần với những thực phẩm này ở độ tuổi đến trường để nhanh chóng trả lại cho trẻ một chế độ ăn cân bằng và đa dạng.

Dị ứng thức ăn ở trẻ mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng cha mẹ cần sớm phát hiện và đưa bé tới gặp bác sĩ. Bởi vì những triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không được can thiệp kịp thời. Qua bài viết trên H&H Nutrition chúng tôi hy vọng các mẹ sẽ có những hiểu biết đúng về dị ứng thức ăn ở trẻ để giúp các cha mẹ biết cách chăm sóc con mình khoa học, đúng đắn.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dị ứng ở trẻ em

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ Sở Chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi Nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi Nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi Nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 0888.844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition