Trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không? 3+điều bố mẹ cần nắm

Trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng Vaccine (vắc xin) được không? Bố mẹ lo lắng khi con mình tiêu chảy có nên tiêm phòng vắc xin hay không? Nếu tiêm có nguy hiểm gì hay không? Hôm nay H&H Nutrition sẽ giải đáp những thắc mắc cho các bậc phụ huynh.

Tiêm phòng vắc xin là việc cần thiết cho bất kỳ đứa trẻ nào, việc tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất nhiều, nhờ tiêm phòng mà hàng triệu đứa trẻ được cứu sống. Thế nhưng đến ngày tiêm vắc xin bỗng nhiên con bạn lại bị sốt, tiêu chảy, ho… bạn lo lắng liệu có nên cho trẻ tiêm phòng khi con bị tiêu chảy không hay không, nếu bỏ qua thì bao lâu nên tiêm lại. Rất nhiều bố mẹ cũng đang băn khoăn về điều này.

trẻ tiêu chảy có nên tiêm phòng
Trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng hay không?

Vắc xin là gì?

Vaccine (Vắc xin) là một loại được bào chế dưới dạng chế phẩm sinh học có thể giúp cơ thể con người nâng cao được khả năng chống lại bệnh tật bằng cách đưa vào cơ thể các chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc hoặc gần giống vi sinh vật gây bệnh.

Khi được tiêm vắc xin, các hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta sẽ kích hoạt đáp ứng miễn dịch để bài trừ và ghi nhớ chúng do đó là chất lạ đối với cơ thể và sinh ra kháng thể. Cho nên, khi các vi rút gây bệnh tấn công cơ thể con người, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các vi rút gây bệnh đó, giúp cơ thể con người bảo vệ và chống lại các loại bệnh đó một cách nhanh nhất.

trẻ tiêu chảy có nên tiêm phòng
Vaccine (Vắc xin) là một loại được bào chế dưới dạng chế phẩm sinh học có thể giúp cơ thể con người nâng cao được khả năng chống lại bệnh tật

>> Xem thêm: 6 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho bé ở TP.HCM chỉ từ 150.000đ

Vắc xin được phân loại như thế nào?

Trước đây vắc xin gồm có 3 loại chủ yếu là: vacxin giải độc tố, vacxin chết, vacxin sống giảm độc lực. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ sinh học chúng ta phát minh thêm 2 loại: vacxin chiết tách và vacxin tái tổ hợp. Vậy hiện nay chúng ta có 5 loại vắc xin.

Vắc xin giải độc tố

Một số vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây hại cho cơ thể, biết được tính chất này chúng ta bào chế vắc xin bằng cách làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên hay còn gọi là tính lạ với cơ thể.

Khi hệ miễn dịch tiếp nhận vacxin giải độc tố, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể với mục đích trung hòa các độc tố đó đến khi vi khuẩn thực sự xâm nhập cơ thể đã sẵn sàng để đối phó.

Ví dụ hiện nay có: vắc xin bạch hầu, vắc xin uốn ván…

Vắc xin bất hoạt (chết)

Khác với Vắc xin giải độc tố, Vắc xin này được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã chết. Các vắc xin này an toàn và ổn định hơn vắc xin mà vi sinh vật còn sống, các vi sinh vật gây bệnh đã chết nên không thể đột biến trở lại và gây hại cho cơ thể. Các kháng nguyên chủ yếu tạo tính lạ giúp cơ thể kích thích đáp ứng miễn dịch.

Tuy nhiên vắc xin này cũng có nhược điểm đó là gây đáp ứng miễn dịch yếu hơn vacxin sống nên được tiêm nhắc lại thành nhiều lần để duy trì miễn dịch. Điều này có thể gây bất lợi, khó khăn người dân sống ở vùng không có điều kiện về y tế thường xuyên và có thể gây quên lịch chủng ngừa.

Ví dụ: Vắc xin ho gà, Vắc xin thương hàn, Vắc xin tả, Vắc xin bại liệt, Vắc xin viêm não Nhật Bản…

Vắc xin sống giảm độc lực

Được sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh nhưng đã giảm hoặc mất đi khả năng gây bệnh cho cơ thể. Do vắc xin sống nên khả năng kích thích cơ thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch khá mạnh và toàn diện gần giống như vi sinh vật thật thụ xâm nhập nên đáp ứng miễn dịch cơ thể tốt và lâu dài nên số mũi tiêm chỉ là 1 hoặc 2 mũi.

Ví dụ: Vắc xin BCG sống ngừa lao, Vắc xin thương hàn, Vắc xin Sabin (phòng bại liệt), Vắc xin sởi…

Vắc xin tách chiết

Kháng nguyên được tách chiết từ 1 phần cơ thể của vi sinh vật gây bệnh và lúc này cơ thể sinh ra kháng thể phát hiện phần cơ thể đó từ đó tạo miễn dịch. Vì chỉ là 1 phần vi sinh vật nên đây cũng là vắc xin khá an toàn cho người được tiêm.

Ví dụ: Vắc xin polysaccharid của cầu khuẩn màng não, Vắc xin polysaccharid của phế cầu…

Vắc xin tái tổ hợp

Bằng các công nghệ sinh học, các nhà khoa hocjd ùng đoạn gen của sinh vật gây bệnh cấy vào sinh vật vô hại từ đó tạo ra vắc xin và để cơ thể chiến đấu trước với vi sinh vật vừa được cấy và tạo kháng thể.

Ví dụ: Vắc xin tả, Vắc xin thương hàn…

>> Xem thêm: Top 4+ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng uy tín nhất 2024

Các trường hợp không được tiêm

  • Trẻ có tiền sử sốc hoặc có phản ứng nguy kịch lần tiêm trước như: sốt cao trên 39oC kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,…).
  • Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.

Các trường hợp hoãn tiêm ngừa vắc xin

  • Trẻ đang sốt cao hoặc hạ thân nhiệt
  • Trẻ đang mắc bệnh nhiễm trùng dùng kháng sinh, corticoid
  • Trẻ sinh non thiếu cân<2000gr.

Đối với bé bị tiêu chảy

Để trả lời bé bị tiêu chảy có nên tiêm vắc xin hay không? Chúng ta thấy đây không phải trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin. Nếu như bé tiêu chảy nhẹ, không sốt, không mệt, không bỏ ăn thì việc tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến bé.

Nếu bé có nhiễm trùng tiêu hóa, mệt, li bì, mất nước nhiều có dùng thuốc điều trị thì lựa chọn tốt nhất là trì hoãn khi sức khỏe bé ổn định sẽ tiêm vắc xin cho bé.

Trong những trường hợp vì sự an toàn, trước khi tiêm các bác sĩ sẽ thăm tư vấn cho bé trước tiêm. Có thể bé sẽ được hoãn tiêm vài ngày để tình trạng tiêu chảy ổn định rồi mới tiêm vì hoãn tiêm vài ngày thường không ảnh hướng đến chất lượng kháng thể. Nhưng với đa số trường hợp tiêu chảy nhẹ vẫn được bác sĩ chỉ định tiêm, lúc này bố mẹ cứ yên tâm nhé.

Lời kết

Vắc xin rất quan trọng cho mỗi đứa trẻ, nên tiêm đầy đủ cho trẻ nếu trẻ có những rối loạn nhẹ như sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ vẫn có thể tiêm chủng được nhưng trong trường hợp trẻ có nhiễm trùng cấp tính nhiều như sốt cao, tiêu chảy nhiều có dùng các thuốc kháng sinh kháng viêm thì việc tiêm chủng có thể trì hoãn vài ngày hoặc đợt sau sẽ an toàn hơn cho trẻ.

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không? 3+điều bố mẹ cần nắm

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5