3+ Chế độ ăn phù hợp cho mẹ và bé khi trẻ bị tiêu chảy

Để trẻ không bị tiêu chảy cần lưu ý những gì? Nếu trẻ bị tiêu chảy mẹ phải làm sao? Có nên giảm phần ăn hằng ngày của trẻ không? Chúng ta cùng điểm qua các thông tin sau đây nhé.

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Trẻ tiêu chảy lâu ngày có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Theo như kết quả thống kê thì mỗi năm trẻ mắc tiêu chảy từ 1 đến 3 đợt. Vì vậy chế độ ăn là rất quan trọng để có thể bù lại phần dinh dưỡng đã mất và đặc biệt không làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ.

Xem thêm: Các sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

trẻ bị tiêu chảy
Bố mẹ cần nằm về các biểu hiện ở trẻ bị tiêu chảy để có can thiệp kịp thời

Trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ em thì tiêu chảy là nguyên nhân đứng thứ hai. Vì vậy các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh tiêu chảy và biết cách chăm sóc cũng như có chế độ ăn phù hợp cho bé. Đối với những trẻ bú mẹ thì chế độ ăn của mẹ cũng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bé.

Xem thêm: Sữa công thức giống sữa mẹ, hỗ trợ phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy ở trẻ em là gì?

Trẻ bị tiêu chảy là tình trạng trẻ đi cầu phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Đây là một bệnh lý thường gặp đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút và mất nước.

Có hai loại tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy trong 24h, tiêu chảy kéo dài là tình trạng đi cầu phân lỏng trên 14 ngày.

Tại sao trẻ lại bị tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy do

  • Do nhiễm trùng: Nhiễm virus như Rotavirus, vi khuẩn như Salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như Giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ.
trẻ bị tiêu chảy do nhiễm rotavirus
95% trẻ bị tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus
  • Chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều đường thực phẩm chứa sorbitol, mannitol.
  • Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.
  • Người mẹ ăn phải thực phẩm bị nhiễm bẩn hoặc thức ăn chưa phù hợp làm bé bị ứng với thành phần nào đó có trong sữa mẹ nên khi mẹ cho bé bú bé cũng sẽ bị tiêu chảy.
  • Thay đổi chế độ ăn của trẻ từ việc bé đang bú sữa mẹ lại chuyển sang cho bé bú bằng sữa công thức.
  • Các nguyên nhân khác của tiêu chảy bao gồm như bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,…

Xem thêm: Cải thiện miễn dịch, phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em

Những dấu hiệu khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ dưới 1 tuổi: trẻ dưới 1 tuổi được gọi là tiêu chảy khi tần suất đi đại tiện gấp đôi ngày bình thường, phân của trẻ sệt lỏng, nhiều màu vàng, xanh hoặc nâu.

Trẻ trên 1 tuổi: trẻ được gọi là tiêu chảy khi trẻ đi ngoài phân lỏng nước từ 3 lần 1 ngày trở lên, phân lỏng, có nhiều nước, mùi hôi tanh.

Ngoài việc xác định bằng số lần đi đại tiện và chất lượng phân mẹ cũng nên để ý đến các biểu hiện bên ngoài của trẻ. Trẻ bị tiêu chảy thường mệt mỏi, buồn nôn, đau hong, đau bụng, quấy khóc và sốt.

bù nước cho trẻ bị tiêu chảy
Cần bổ sung ngay nước cho trẻ khi bị tiêu chảy

Các biểu hiện của mất nước khi trẻ bị tiêu chảy

Biểu hiện của mất nước nhẹ

  • Quan sát thấy mắt của bé khi khóc chảy rất ít nước mắt, mắt khô không có nước mắt.
  • Khô miệng.
  • Tiểu ít hơn bình thường. Đối với những bé sử dụng quần tã các bà mẹ kiểm tra thấy tã ít nước hơn bình thường.
  • Bé trở nên kém linh hoạt và dễ cáu gắt.

Các biểu hiện của mất nước vừa

  • Xuất hiện mắt trũng.
  • Trẻ lờ đờ hoặc li bì.
  • Sờ thấy da bé bị khô và kém đàn hồi.

Các biểu hiện của mất nước nặng

  • Ở trẻ nhũ nhi hay trẻ 1 tháng tuổi có hiện tượng thóp trũng (thóp là một vùng nhỏ, mềm trên đỉnh đầu của trẻ).
  • Trẻ không đi tiểu, vô niệu trong 6 giờ.
  • Mất đàn hồi của da (dùng hai ngón tay căng da của bé ra rồi thả ra da của bé sẽ không trở lại hình dáng ban đầu).
  • Lờ đờ, li bì hoặc có thể bị bất tỉnh, hôn mê.
  • Mạch nhanh nhẹ, huyết áp tụt hoặc không bắt được mạnh, không đo được huyết áp.

Một số biểu hiện khác

  • Nôn ói
  • Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên co giật.
  • Đau bụng

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Bù nước cho trẻ ngay là việc nên làm đầu tiên. Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ và cho bú nhiều lần hơn, cử bú lâu hơn để bù nước cho trẻ.

Với trẻ lớn thì cách bù nước hiệu quả nhất là uống Oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì. Sau 24h không sử dụng hết thì đổ đi pha đợt khác. Bên cạnh đó nên cho trẻ uống các loại nước khác như nước đun sôi để nguội, nước canh, nước cháo, nước dừa tươi, bổ sung thêm các loại trái cây tươi như chuối, cam, đu đủ,… không nên dùng các thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất xơ, khó tiêu hóa.

Xem thêm: Bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy

Chú ý chế độ ăn của người mẹ tránh những thức ăn làm bé bị tiêu chảy. Mẹ nên rửa tay sạch sau khi thay tã cho bé.

Nếu trẻ có sốt thì dùng thốc hạ sốt. Trong một số trường hợp thì bé cần dùng kháng sinh, điều này phải theo ý kiến của bác sỹ.

Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay ở cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ tiêu chảy quá 3 lần trong ngày.
  • Nôn ói nhiều.
  • Quấy khóc nhiều.
  • Có các triệu chứng mất nước.
  • Sốt cao liên tục trên 38,5 độ.
  • Tiêu phân có đàm máu.

Bố mẹ tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ. Có thể bổ sung men vi sinh cho trẻ.

Xem thêm: Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ khắc phục tình trạng tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Đối với trẻ còn bú mẹ nếu lượng sữa mẹ không cung cấp đủ mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên mẹ cần pha sữa công thức loãng hơn để tăng lượng nước để trẻ có thể hấp thu dễ dàng vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này yếu hơn bình thường. Tuyệt đối không bắt trẻ bị tiêu chảy nhịn ăn để ruột nghỉ ngơi vì sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra giai đoạn này mẹ chưa thật sự cần thiết bổ sung thực phẩm nào khác cho trẻ.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi và đã bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể thêm thực đơn cho con với các loại thực phẩm có tác dụng giữ nước như cà rốt, củ cải đường, bí đậu xanh hay nấm để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cũng như giúp trẻ hấp thu tốt hơn và thúc đẩy sự phục hồi của niêm mạc ruột.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì, không nên ăn cháo gì?

dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
Món ăn mềm được say nhỏ giúp trẻ dễ tiêu

Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy các mẹ chỉ nên cho bé ăn các món mềm như cháo gà bâm nhỏ, cháo thịt lợn nạt, cho thêm khoai tây, cà rốt, bí. Thay mỡ bằng các loại dầu ăn thực vật như dầu lạc dầu vừng, dầu hướng dương.

Không nên cho ăn các loại cháo chế biến thô: rau thô như măng rau cần, cháo ngô, đỗ.

Xem thêm: Bổ sung Vitamin và khoáng chất cho trẻ bị tiêu chảy

Mẹ của trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Đối với những trẻ bú mẹ thì chế độ ăn của mẹ cũng ảnh hưởng tới tình trạng tiêu chảy của trẻ. Mẹ nên ăn gạo, bột gạo, khoai tây, thịt gà nạt, thịt lợn nạt, sữa đậu tương, dầu ăn. Trái cây nên ăn chuối, hồng xiêm.

Xem thêm: Thực phẩm hỗ trợ tăng tiết sữa mẹ

Làm thế nào để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em?

bú sữa mẹ giảm nguy cơ tiêu chảy ở trẻ em
Trẻ bú sữa mẹ giảm nguy cơ tiêu chảy
  • Nuôi trẻ bằng sữa mẹ.
  • Sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống và vệ sinh.
  • Rửa tay trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm, trước khi chăm sóc trẻ, và sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi với cả người mẹ.
  • Sử dụng cầu tiêu và xử lý phân cho trẻ an toàn. Thường xuyên lau rửa nhà cửa bằng các dung dịch sát khuẩn.
  • Hạn chế đưa bé đến nơi có vùng dịch.

Với những kiến thức trên các ông bố bà mẹ có thể rút ra cho mình những hiểu biết căn bản để chăm sóc cho các bé nhà mình thật tốt để bé có thể mau khỏi bệnh mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng.

Xem thêm: Các bài viết khác Dinh dưỡng dành cho trẻ em

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn trong đó có trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, chậm phát triển chiều cao, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition