Viêm loét dạ dày và triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Lê Thị Thu Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Theo Hội Tiêu hóa Việt Nam thống kê khoảng 26% dân số cả nước mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và nguy cơ mắc bệnh ở nam gấp 4 lần so với nữ. Đặc biệt, tuổi bệnh nhân bị ung thư dạ dày tá tràng đang ngày càng trẻ hóa, người bệnh dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 20 – 25%. Bệnh tuy phổ biến nhưng vẫn không ít người dân hay người bệnh vẫn còn lơ là, chưa ý thức sự nguy hiểm của nó. Để hiểu rõ hơn về bệnh từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và nắm được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng lành mạnh góp phần cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Hãy tham khảo bài viết sau của H&H Nutrition!

Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng

Một số ý kiến cho rằng stress hoặc một số loại thực phẩm chua, cay có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng. Nhưng các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào để hỗ trợ những lý thuyết đó. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhận thấy hai nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày tá tràng là:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
  • Thuốc giảm đau NSAID.

Vi khuẩn H. Pylori

H.pylori thường lây nhiễm vào dạ dày, hầu hết người nhiễm H. pylori không có bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ khoảng 10-15% người nhiễm H.pylori bị loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn H. pylori bám vào lớp chất nhầy trong đường tiêu hóa và gây viêm (kích ứng), có thể khiến lớp màng bảo vệ này bị phá vỡ, không có lớp chất nhầy, axit có thể ăn vào mô dạ dày gây loét.

Thuốc NSAID

Nhóm thuốc giảm đau NSAID như Aspirin, Naproxen, Ibuprofen,… có thể làm mòn lớp chất nhầy trong đường tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Acetaminophen (Tylenol) không phải là NSAID và sẽ không gây hại cho dạ dày.

Hút thuốc lá và uống rượu cũng có thể khiến bạn dễ bị triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng hơn. Stress và ăn nhiều đồ cay không gây loét nhưng chúng có thể khiến vết loét trở nên trầm trọng hơn và khó điều trị hơn.

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Một số người bị loét không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng bệnh có thể biểu hiện với các triệu chứng sau:

  • Đau nhói hoặc đau rát ở bụng trên rốn hoặc thượng vị vào lúc giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.
  • Cơn đau tạm thời biến mất nếu bạn ăn một thứ gì đó hoặc uống thuốc kháng axit.
  • Ợ chua, ợ nóng.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng có thể bao gồm:

  • Phân đen (do đi tiêu ra máu).
  • Nôn ra máu.
  • Sụt cân.
  • Đau dữ dội ở vùng bụng từ trên rốn lan đến thượng vị.

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không còn hiếm gặp mà ngày càng trở nên phổ biến. Tỉ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 26% tổng dân số Việt Nam. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng như đã nêu, đôi khi lại âm thầm, không có dấu hiệu báo trước.

Ngoài những khó chịu về mặt cơ thế và sinh hoạt do bệnh gây ra, không ít người vẫn chưa rõ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng này có thật sự nguy hiểm hay không? Và thường không tuân thủ điều trị và không quyết tâm cải thiện lối sống, chế độ dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không điều trị đúng cách, bệnh dễ rơi vào tình trạng nặng nề, nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày tá tràng gây mất máu, suy tuần hoàn đe dọa tính mạng.

Viêm loét dạ dày tá tràng có biến chứng hay không? Viêm loét dạ dày tá tràng dễ tiến triển thành mãn tính và khó có thể khỏi dứt điểm các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị sớm. Các biến chứng có thể xảy ra như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thủng tá tràng, hẹp môn vị, với thời gian loét kéo dài trên 10 năm, tỷ lệ ung thư hóa dạ dày tá tràng là 5 – 10%.

Thực đơn dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng được điều trị đặc hiệu với các loại thuốc như PPI (ức chế bơm proton, làm giảm axit giúp vết loét dạ dày mau hồi phục), antihistamine (ức chế tiết axit dạ dày), kháng sinh (để diệt vi khuẩn H.pylori) và thuốc trung hòa axit.

Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc mà không thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng thì chưa gọi là điều trị thành công, bệnh có thể bị tái phát lại, các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng vẫn không dứt. Do đó những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng nên kết hợp song hành sử dụng thuốc và tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn: nên ăn 5-6 bữa, cách đều nhau trong ngày.
  • Giảm các kích thích cơ học: thức ăn được nấu chín, mềm hoặc nhừ, tránh thức ăn cứng, còn sống. Nên ăn chậm, nhai kỹ.
  • Giảm các kích thích hóa học: hạn chế chất béo, cà phê, trà đặc, rượu, nước ngọt, thức ăn muối chua,..là những yếu tố làm tăng tiết dịch vị.

Bệnh nhân cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp bằng cách bổ sung những thực phẩm khuyên dùng và thực phẩm bị viêm loét dạ dày nên kiêng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Một số thực phẩm khuyên dùng:

Thực phẩm lên men

Các loại thực phẩm như sữa chua, kim chi, dưa cải bắp rất giàu vi khuẩn “tốt” được gọi là probiotics. Chúng có vai trò trong phòng và điều trị viêm loét dạ dày bằng cách cạnh tranh và chống lại vi khuẩn H. pylori – là tác nhân hàng đầu gây triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.

Thực phẩm giàu chất xơ

Táo, lê, bột yến mạch và các loại thực phẩm khác có nhiều chất xơ rất tốt cho vết loét theo hai cách sau:

  • Chất xơ có thể làm giảm lượng axit trong dạ dày.
  • Làm dịu chứng đầy hơi và giảm đau rát bụng.

Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều vitamin A và có bằng chứng cho thấy chất dinh dưỡng này có thể giúp làm giảm các vết loét dạ dày và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chúng. Các loại thực phẩm khác có nhiều vitamin A bao gồm rau bina, cà rốt, dưa hấu và gan bò,… cũng nên được bổ sung trong khẩu phần ăn.

Bột nếp, bột mì

Là thức ăn có tác dụng băng niêm mạc dạ dày, hút dịch vị, bảo vệ vết loét khỏi tác nhân axit dạ dày, làm cho loét mau lành.

Bổ sung thực phẩm giàu B12

Gan động vật, thịt bò, cá hồi, trứng, sữa, ngũ cốc là những thực phẩm giàu B12. Với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng nguy cơ dễ bị thiếu máu do thiếu yếu tố nội tại từ dạ dày, dẫn đến B12 không được hấp thu vào cơ thể để tạo tế bào máu.

Trứng

Trứng rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển cơ thể. Ngoài ra trứng có tính kiềm sẽ có tác dụng trung hòa dịch axit do dạ dày tiết ra, làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.

Sữa

Giống như trứng, sữa là thực phẩm tính kiềm, sau khi vào dạ dày sẽ trung hòa tính toan của dịch vị, cải thiện tình trạng đau rát dạ dày.

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Thực đơn dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Sữa Nutricare Gastro – Dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Sữa cho bệnh nhân viên loét dạ dày tá tràng Nutricare Gastro chứa dưỡng chất Pylopass giúp loại trừ vi khuẩn HP cách tự nhiên, phòng chống, ngăn ngừa ung thư dạ dày. Tinh chất nghệ Nano Curcumin giúp mau lành vết loét, cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Sản phẩm giàu chất sắt, axit folic giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cho người bệnh.

Đối tượng sử dụng

  • Người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
  • Người muốn duy trì sức khỏe, bảo vệ dạ dày.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,…
  • Người ăn uống không điều độ.

Cách dùng: Cho vào ly 180ml nước đun sôi để nguội (khoảng 45 -50°C), tiếp đến cho từ từ 5 muỗng gạt (50g bột sữa Nutricare Gastro), khuấy đều. Sử dụng trong vòng 3 giờ hỗn hợp đã pha. Lượng dùng khuyến nghị một ngày có thể dùng từ 2 đến 3 ly sữa bột Nutricare Gastro.

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Sữa Nutricare Gastro

Xem chi tiết sản phẩm: Sữa NUTRICARE GASTRO – Dinh dưỡng đặc chế cho bệnh nhân VIÊM DẠ DÀY, RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Trên đây là những chia sẻ về bệnh viêm loét dạ dày là gì cũng như những bí quyết trong thực hành dinh dưỡng cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng từ các chuyên gia của H&H Nutrition. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh lý và phòng ngừa các biến chứng, nếu có thắc mắc về bệnh hoặc sản phẩm hỗ trợ bệnh lý dạ dày hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

Xem thêm:

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Viêm loét dạ dày và triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition