Ung thư dạ dày có chữa được không? 4 cách phòng tránh ung thư đơn giản nhất

Nôn, chán ăn, căng thẳng – liệu bạn có đang thấy kiệt quệ vì ung thư dạ dày? Có khi nào bạn muốn chấm dứt mọi thứ và đặt câu hỏi: liệu ung thư dạ dày có chữa được không đây?

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Tuy vậy, đừng để bệnh làm bạn tuyệt vọng. Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không? Bệnh có liên quan đến môi trường sống hay thói quen ăn uống không? Làm thế nào để phòng tránh ung thư? H&H Nutrition sẽ giải đáp những thắc mắc về bệnh lý này giúp bạn!

ung-thu-da-day-co-chua-duoc-khong-2

Người bệnh ung thư dạ dày cần tìm hiểu rất nhiều thông tin để điều trị tốt hơn

Ung thư dạ dày và những điều người bình thường cần chú ý

Ung thư dạ dày có phổ biến không?

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Theo thống kê của Globocan năm 2020, tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong của bệnh ung thư dạ dày rất cao. Con số này chỉ đứng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư gan. Tại Việt Nam, tỉ lệ này đứng thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư gan.

Với thực trạng đáng quan ngại như vậy, liệu ung thư dạ dày có chữa được không? Hãy cùng theo dõi tiếp nhé!

3+ lý do gây ung thư dạ dày bạn nên biết

Nguyên nhân ung thư dạ dày chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bạn nên biết một số nguy cơ gây ung thư dạ dày phổ biến nhất sau đây.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

Helicobacter Pylori là vi khuẩn gây viêm niêm mạc dạ dày. Tác hại rõ nhất của khuẩn này là làm teo niêm mạc, dị sản ruột, loạn sản.

Dần dần, Helicobacter Pylori sẽ trở thành tác nhân gây ung thư dạ dày. Vì vậy, người nhiễm HP có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn.

ung-thu-da-day-co-chua-duoc-khong

Khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày. Vậy ung thư dạ dày có chữa được không?

Môi trường và chế độ ăn uống

Những người ăn thực phẩm chứa nhiều nitrat, hàm lượng muối cao có nguy cơ ung thư dạ dày cao. Những thực phẩm chứa nhiều muối là dưa chua muối, măng chua, cá khô, mắm lên men. Không chỉ vậy, thực phẩm chế biến sẵn, thịt nướng, thịt hun khói… cũng không hề tốt cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên uống nhiều rượu, hút thuốc lá cũng khiến ung thư dạ dày dễ xảy ra hơn.

ung-thu-da-day-co-chua-duoc-khong-4

Ăn thực phẩm nhiều muối khiến ung thư dạ dày dễ xảy ra hơn. Vậy nếu ăn ít, ung thư dạ dày có chữa được không?

Các yếu tố khác dễ gây ung thư dạ dày mà bạn nên biết

Đầu tiên là vấn đề tuổi tác. Những người trên 50 tuổi thường có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Béo phì cũng là một tác nhân cần chú ý.

Bên cạnh đó, cũng phải đề cập đến tiền sử bệnh lý. Nếu gia đình có bệnh nhân ung thư dạ dày, tỉ lệ bạn mắc phải ung thư dạ dày cao hơn. Kể cả bản thân người bình thường nếu có tiền sử phẫu thuật dạ dày hay bị các bệnh lý dạ dày mạn tính cũng phải đề phòng.

Một nguyên nhân ít gặp, nhưng khiến nhiều người chủ quan là nhiễm phóng xạ, hóa chất. Những chất này làm thay đổi hoạt tính sinh học bình thường của cơ thể nên dễ gây rối loạn và gây ung thư.

ung-thu-da-day-co-chua-duoc-khong-1

Nắm rõ triệu chứng ung thư dạ dày để phòng tránh bệnh từ sớm

Vậy nếu cố gắng không phạm phải những nguyên nhân trên, thì ung thư dạ dày có chữa được không? Đâu là triệu chứng ung thư dạ dày mà bạn cần biết để chữa ung thư từ sớm?

Các triệu chứng ung thư dạ dày

Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng rất nghèo nàn, không rõ ràng, đặc hiệu. Chẳng hạn: đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn. Người bệnh thường phát hiện ung thư trong những lần tình cờ khám bệnh.

Ở giai đoạn muộn, triệu chứng chán ăn, suy nhược, mệt mỏi, đi tiêu ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, đau thượng vị nhiều… Khám có biểu hiện thiếu máu, khối u vùng bụng, hoặc có hạch di căn…

5 giai đoạn ung thư dạ dày – Ung thư dạ dày có chữa được không khi phát hiện bệnh quá muộn?

Giai đoạn 0: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư chỉ mới ở tại lớp niêm mạc. Nghĩa là, những tế bào ấy chưa thể xâm lấn sang các cơ quan khác. Nếu phát hiện được bệnh ở giai đoạn này thì tỉ lệ chữa bệnh thành công cũng sẽ khả quan hơn!

Giai đoạn 1: Tế bào ung thư ở bệnh nhân giai đoạn 1 đã xâm lấn qua lớp thứ 2 của dạ dày. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa đủ khả năng di căn qua các cơ quan khác.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn tế bào ung thư xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày. Người bệnh ung thư dạ dày bắt đầu có biểu hiện rõ rệt như đau bụng, buồn nôn… Ở giai đoạn này, câu hỏi liệu ung thư dạ dày có chữa được không rất khó để trả lời.

Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã lan sang hạch bạch huyết và các cơ quan trong cơ thể.

Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn xa trong cơ thể và có tiên lượng xấu.

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm nhất là: ung thư dạ dày có chữa được không? Nếu ung thư dạ dày có thể chữa được thì chữa bằng cách nào?

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có chữa được không khi phát hiện bệnh quá muộn?

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Thật tiếc khi chúng tôi không thể đưa ra 1 câu trả lời chính xác hoàn toàn nào cho câu hỏi ung thư dạ dày có chữa được không. Bởi vì, điều này còn tùy thuộc nhiều yếu tố như giai đoạn của bệnh, thể trạng người bệnh, nguyên nhân gây bệnh.

Nếu người bệnh được phát hiện bệnh giai đoạn sớm, kết hợp với điều trị tích cực, người bệnh thay đổi thói quen ăn uống, nghỉ ngơi thì có thể đẩy lùi ung thư. Tuy nhiên, người bệnh thường đên với bác sĩ ở giai đoạn muộn thì việc điều trị khó khăn hơn, chủ yếu là giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian sống.

Đâu là phương thức điều trị ung thư dạ dày được bác sĩ khuyên?

Ngày nay, với nền khoa học hiện đại, việc phối hợp điều trị theo giai đoạn của bệnh đã mang lại hiệu quả và sự sống còn cho người bệnh.

Bệnh nhân khi điều trị nên nhớ 2 nguyên tắc lớn. Đầu tiên, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng và chủ đạo ung thư dạ dày. Thứ hai, hóa trị và xạ trị có vai trò hỗ trợ, tân trợ. Đây cũng là liệu pháp điều trị triệt căn trong chỉ định, kéo dài thời gian sống khi ở giai đoạn muộn, tái phát, di căn.

Ung thư dạ dày ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư

Bệnh nhân ung thư dạ dày ăn như thế nào?

Ung thư dạ dày làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến suy mòn cơ thể. Vì vậy, dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị ung thư rất quan trọng. Ung thư dạ dày có chữa được không phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh.

Người bệnh cần bổ sung đầy đủ năng lượng nhằm dưỡng chất góp phần nâng thể trạng. Do đó, một chế độ ăn giàu năng lượng, dinh dưỡng tĩnh mạch cần được duy trì trong giai đoạn cần thiết. Sau phẫu thuật, người bệnh nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn chậm nhai kĩ.

Chế độ dinh dưỡng cần có của người ung thư dạ dày

Tinh bột

Đây sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Người bệnh có thể hấp thụ tinh bột có trong gạo, khoai, ngô, các loại củ…

Chất béo

Bệnh nhân nên ưu tiên cung cấp chất béo không bão hòa (omega3, omega6..). Loại chất béo này có nhiều trong các loại dầu hạt, dầu oliu, cá biển (cá hồi, cá thu…).

Người thân nên lưu ý: hạn chế tối đa các chất béo chuyển hóa, các chất béo bão hòa. Các chất béo này có rất nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh.

Rau quả và trái cây

Nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất hỗ trợ này không thể bị xem nhẹ. Rau quả và trái cây sẽ giúp cho hệ miễn dịch và hoạt động của cơ thể duy trì tình trạng ổn định.

ung-thu-da-day-co-chua-duoc-khong-5

Ung thư dạ dày có chữa được không phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng

Những lưu ý khác bệnh nhân ung thư dạ dày cần thuộc lòng

Hạn chế sử dụng thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ. Chất xơ có vai trò hỗ trợ ngăn ngừa táo bón và tham gia vào quá trình tiêu hóa. Nhưng nếu cung cấp một lượng chất xơ quá nhiều, người bệnh có thể gặp tình trạng khó chịu và tiêu chảy.

Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, các thực phẩm kích thích tiêu hóa như cà phê, đồ uống chứa cồn…

Tránh các thực phẩm chua cay, quá khô, cứng.

3+ cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày cho người chưa biết

Thay vì hỏi ung thư dạ dày có chữa được không, chúng ta hãy học cách phòng ngừa căn bệnh này từ trong trứng nước. Các cách phòng chống ung thư thực ra rất đơn giản, xuất phát từ chính thói quen sống hằng ngày. Đó chính là: hãy thay đổi theo một lối sống lành mạnh.

  • Không hút thuốc lá, rượu bia.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm lên men chua (dưa chua, cải muối…) chứa nhiều nitrat, thực phẩm chế biến sẵn,…
  • Chế độ ăn cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng
  • Khám và tầm soát các bệnh lý dạ dày mạn tính, gia đình có người mắc ung thư nên được theo dõi tầm soát định kỳ.

ung-thu-da-day-co-chua-duoc-khong-3

Thay vì hỏi ung thư dạ dày có chữa được không, chúng ta hãy học cách phòng ngừa căn bệnh này từ trong trứng nước

Vậy kết luận: ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày có chữa được không còn tùy thuộc nhiều yếu tố như giai đoạn của bệnh, thể trạng người bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, bệnh khó phát hiện do triệu chứng mờ nhạt giai đoạn đầu. Người bệnh có triệu chứng rõ ràng giai đoạn muộn nên điều trị gặp khó khăn.

Nếu người bệnh gặp bất kì vấn đề nào về sức khỏe, hãy đến gặp Bác sĩ để theo dõi và tầm soát kịp thời. Trong trường hợp bạn muốn nhận được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho bệnh nhân ung thư, hãy liên hệ ngay H&H Nutrition để các chuyên gia giúp bạn!


Xem thêm:


H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Ung thư dạ dày có chữa được không? 4 cách phòng tránh ung thư đơn giản nhất




    Địa chỉ:

    Hotline:

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    5/5 - (1 bình chọn)

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5