5+ cách phòng ngừa đái tháo đường khi mang thai an toàn nhất

Đái tháo đường khi mang thai là hiện tượng chỉ số đường huyết của sản phụ tăng vượt ngưỡng bình thường. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. 

Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng tránh. Bằng cách nào thế? Đâu là nguyên nhân tiểu đường thai kỳ phổ biến ở Việt Nam? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu xem về bệnh đái tháo đường khi mang thai cũng như cách hạ đường huyết cho bà bầu nhé.

dai-thao-duong-khi-mang-thai

Ai có nguy cơ mắc đái tháo đường khi mang thai?

Đái tháo đường khi mang thai sẽ diễn ra trong thời kỳ thai sản của phụ nữ. Tuy nhiên, không phải tất cả sản phụ đều bị tiểu đường thai kỳ. Theo thống kê của Mỹ thì chỉ có 7 trên 100 người mang thai ở Mỹ bị bệnh này.

Vậy đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng và mắc phải bệnh đái tháo đường khi mang thai nhất? 

Những đối tượng dễ mắc đái tháo đường thai kỳ nhất

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể phát triển bệnh đái tháo đường khi mang thai. Nhưng những đối tượng dễ mắc đái tháo đường thai kỳ nhất thường có một số đặc điểm cần lưu ý:

Lần sinh con trước đây, con của bạn có nặng hơn 4,5kg trở lên không? Nếu có, sản phụ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường khi mang thai. Chỉ số cơ thể (BMI) của sản phụ trên 30 cũng dễ mắc bệnh này.

dai-thao-duong-khi-mang-thai-5

Đái tháo đường thai kỳ có mang lại nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Ngoài ra, nguyên nhân tiểu đường thai kỳ có thế do di truyền. Nếu người thân của bạn có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ, rất có thể bạn cũng vậy!

Nếu bạn thuộc bất kỳ đối tượng nào trong số những đối tượng này, thì H&H Nutrition khuyên bạn nên đi khám sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai của mình.

dai-thao-duong-khi-mang-thai-4

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai có thể là bất kể phụ nữ mang thai nào

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ thường gặp ở các sản phụ

Insulin là một hoormon đảm bảo sự ổn định đường huyết trong máu. Bệnh đái tháo đường khi mang thai xảy ra khi cơ thể bạn không thể cung cấp đủ insulin trong thai kỳ. Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ thường được gây ra do nhu cầu insulin ở phụ nữ mang thai tăng cao hơn bình thường.

Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho rằng khi mang thai, sự bài tiết của các hormon như Lactogen, Progesterone, Estrogen và Prolactin do nhau thai tiết ra sẽ gây đề kháng insulin, là nguyên nhân chủ yếu làm tăng đường huyết.

Đái tháo đường thai kỳ sẽ xuất hiện ở tuổi thai 24 tuần đến 28 tuần khi nồng độ của các hormone tăng theo trọng lượng của thai kèm sự đề kháng insulin diễn ra mạnh hơn. Đây là những nguyên nhân tiểu đường thai kỳ khá phổ biến!

Nhận biết triệu chứng ban đầu của đái tháo đường khi mang thai

Các triệu chứng bệnh đái tháo đường khi mang thai thường rất khó để phân biệt và phát hiện. Bệnh chỉ được phát hiện khi bạn thực hiện các bài test lượng đường trong máu.

Một số triệu chứng thường gặp sẽ là: Sản phụ cảm thấy khát nước thường xuyên và cơn khát ngày càng tăng. Miệng của sản phụ thường khô, hay đi tiểu nhiều lần và cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi. Mắt bị mờ trong thời gian ngắn, ăn không kiểm soát, da khô ngứa, các vết thương, vết bầm lâu lành, sụt cân đột ngột,…

dai-thao-duong-khi-mang-thai

Các dấu hiệu khi bị tiểu đường thai kỳ như khát nước, mệt mỏi, đi tiểu nhiều,…

Đây đều là dấu hiệu rất thông thương khi mang thai nên bạn sẽ dễ dàng bỏ qua. Vì nhiều người mang thai cho rằng, sự thay đổi về thói quen và nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai sẽ làm cho họ có những triệu chứng khác thường đó.

Tuy nhiên, bạn đừng chủ quan mà hãy xem xét thật kỹ từng biểu hiện của cơ thể. Do đó, cách tốt nhất là hãy đi khám thai định kỳ và làm các bài test đường trong máu, để ngăn chặn kịp thời sự tiến triển của bệnh. 

Đái tháo đường khi mang thai có biến chứng gì?

Nếu bệnh đái tháo đường khi mang thai của bạn không được quản lý tốt, bạn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng hơn. Một số biến chứng thường gặp nhất là việc sản phụ phải đẻ bằng phương pháp mổ. 

Em bé sinh ra cũng có nguy cơ bị lượng đường trong máu thấp có thể gây ảnh hưởng tri giác và tổn thương hệ thần kinh của trẻ. Khi lượng đường máu tăng nhanh trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra các dị tật thai nhi.

Ở những tháng tiếp theo đường huyết vẫn tăng sẽ làm ảnh hướng đến trí tuệ của trẻ, gây ra hiện tượng thai to và làm tăng tỉ lệ tử vong thai nhi khi sinh. Vì vậy, hãy nhớ giữ mức đường huyết trong phạm vi mục tiêu của bạn sẽ làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề này.

dai-thao-duong-khi-mang-thai-2

Đái tháo đường khi mang thai có thể để lại những di chứng cho cả mẹ và bé

5 cách hiệu quả nhất hỗ trợ điều trị đái tháo đường khi mang thai

Như đã đề cập ở trên, bệnh đái tháo đường khi mang thai có thể phòng ngừa nếu như bạn xây dựng một kế hoạch luyện tập và dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là 5 cách hiệu quả giúp hỗ trợ tiểu đường thai kỳ.

Kế hoạch ăn uống khoa học

Kế hoạch ăn uống phù hợp hay cách hạ đường huyết cho bà bầu thông qua ăn uống là một việc đòi hỏi kiến thức. Cách tốt nhất là bạn nên tìm kiếm sự tư vấn dinh dưỡng từ những người có chuyên môn.
Cụ thể, bạn nên lập một thực đơn cụ thể dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa nhằm kiểm soát lượng thức ăn nạp quá nhiều cho cơ thể. Tránh trường hợp ăn uống tùy hứng làm lượng đường lên quá cao hoặc tụt xuống quá thấp.

Tăng cường vận động

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu như yoga cho bà bầu, thiền và đi bộ. 

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Khi mang thai thì nhu cầu cung cấp các loại vitamin tăng cao. Trong khi ăn uống có thể không đủ đáp ứng nhu cầu đó. Có thể kết hợp uống sữa cho bà bầu hoặc các loại trái cây khác. 

Giảm ăn, uống đồ ngọt

Những đồ ăn ngọt có thể đẩy lượng đường huyết tăng cao hơn. Người mang thai nên hạn chế ăn các loại đồ ăn ngọt, nước có ga,..

dai-thao-duong-khi-mang-thai-1

Không ăn đồ ngọt vì sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao kể cả phụ nữ không bị tiểu đường thai kỳ. 

Ăn các loại tinh bột một cách có chọn lọc

Nên ăn các loại tinh bột có nguồn gốc là tinh bột thô như các loại hạt, đâu, ngũ cốc nguyên cám,.. sẽ tốt hơn các loại tinh bột chế. 

Chế độ dinh dưỡng phòng tránh đái tháo đường khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường khi mang thai. Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường khi mang thai nên kết hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm. 

Cụ thể, nó cần bao gồm gạo và ngũ cốc, thịt cá, sữa và sản phẩm từ sữa, trứng, rau xanh, trái cây, dầu hoặc mỡ. Nên ăn các loại thực phẩm có chứa chất bột đường chuyển hóa chậm như: Cơm gạo lứt, gạo mầm, ngũ cốc, các sản phẩm nguyên cám,…. Những loại bột đường này cung cấp năng lượng từ từ nhưng  chứa nhiều chất xơ rất tốt cho mẹ bầu. 

dai-thao-duong-khi-mang-thai-6

Khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đạm trong thịt, vitamin có trong rau củ quả, các loại đậu cho người mang thai

Nên hạn chế ăn các loại ngũ cốc như bột năng, bột bắp đã tinh chế, xôi nếp. Các loại trái cây chứa nhiều đường như sầu riêng, nhãn, mít, nho cũng không nên ăn nhiều. Cách hạ đường huyết cho bà bầu tốt nhất luôn là kiểm soát được lượng đường bột được dung nạp qua ăn uống nhé!

Trong trường hợp bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ, nên thăm khám và nhờ các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition. Chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn dinh dưỡng, lập chế độ ăn uống khoa học và hợp lý nhất!

Kết luận về đái tháo đường khi mang thai

Trên đây là những nguyên nhân, biểu hiện cũng như các triệu chứng khi bạn mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai. Một chế độ dinh dưỡng tốt và luyện tập thường xuyên sẽ là chìa khóa để bạn ngăn chặn được sự hình thành của bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Với sự tận tình và chu đáo, H&H Nutrition sẽ giúp bạn tư vấn dinh dưỡng để có được chế độ ăn uống tốt nhất trong thai kỳ. Tham khảo thêm các sản phẩm dinh dưỡng tại trang web của chúng tôi nhé.


Xem thêm:


H&H Nutrition – Dinh dưỡng tối ưu

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    5+ cách phòng ngừa đái tháo đường khi mang thai an toàn nhất




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.


    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433


    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    5/5 - (1 bình chọn)

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition