Viêm đường tiết niệu nên ăn gì? Các chuyên gia H&H Nutrition khuyên người bệnh nên uống nhiều nước, Tăng cường rau xanh, Các sản phẩm chứa men vi sinh, Tỏi, Thực phẩm giàu vitamin C
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm người bệnh nên ăn gồm:
Nước
Uống nhiều nước (2 – 2,5 lít/ngày) là cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và đề phòng tình trạng nhiễm trùng. Việc uống nước còn giúp làm loãng nước tiểu trong bàng quang, giúp bệnh nhân bài tiết dễ hơn.
Tăng cường rau xanh
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu, nhiều người có thói quen ăn nhiều thịt, đồ ăn đóng hộp thay vì bổ sung rau xanh. Đây là việc làm hết sức sai lầm.
Rau xanh là nguồn dinh dưỡng cần thiết, chất xơ sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch. Người mắc viêm đường tiết niệu nên ăn nhiều rau và các loại trái cây xanh để tăng lượng nước tự nhiên, giảm viêm nhiễm, nóng trong. Tuy nhiên, nên ưu tiên các nhóm rau quả xanh, không nên ăn quá nhiều các nhóm quả mọng và nhiều đường.
Các sản phẩm chứa men vi sinh
Probiotic hay men vi sinh vừa tốt cho đường ruột lại có thể ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng viêm đường tiết niệu, cung cấp vi khuẩn có lợi cho cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, chống lại các bệnh liên quan đến niệu đạo.
Tỏi
Tỏi có chứa các hoạt chất có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong cơ thể, bao gồm cả vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn có thể ăn tỏi sống, dùng pha trà uống hàng ngày hoặc làm gia vị trong các bữa ăn.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli (một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu). Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp giảm tính axit trong nước tiểu, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn, cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu.
Người bệnh viêm đường tiết niệu nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, bưởi, ổi, cà chua, súp lơ,… vào chế độ ăn.
>> Xem thêm: 4 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người lớn uy tín tại TP.HCM chỉ từ 180.000đ
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
Ở mỗi độ tuổi, tỷ lệ mắc và nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu lại khác nhau, cụ thể:
Trẻ sơ sinh đến dưới 5 tuổi
Thường ít bị nhiễm trùng niệu, nếu có thì trẻ nam dễ bị mắc hơn do những dị dạng của đường niệu, làm nước tiểu dễ bị ứ đọng lại và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn cư trú.
Trẻ đi học
Tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở nhóm trẻ mới bắt đầu đi học cao hơn, có liên quan đến vấn đề vệ sinh.
Người lớn đến 65 tuổi
Ở nhóm tuổi này, tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở nam giới tương đối thấp, thường do những bất thường giải phẫu hệ tiết niệu, bệnh tiền liệt tuyến, bệnh sỏi đường tiết niệu và các can thiệp hệ tiết niệu như đặt catheter.
Trong khi đó, bệnh thường gặp ở nữ giới. Có khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi này từng mắc viêm đường tiết niệu một lần trong đời, nguyên nhân là do có thai hoặc hoạt động tình dục. Bên cạnh đó, do cấu trúc giải phẫu niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn so với nam giới nên vi khuẩn cũng dễ xâm nhập và gây bệnh.
Nhóm tuổi trên 65
Tỷ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu tương đương ở cả 2 giới.
Những riệu chứng thường gặp của bệnh viêm đường tiết niệu
Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm đường tiết niệu là:
Biểu hiện tại chỗ
Người bệnh có các biểu hiện khó chịu trên hệ niệu khi đi tiểu như tiểu dắt buốt, tiểu lắt nhắt, muốn đi tiểu nhiều lần hoặc cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang mặc dù mới đi tiểu xong. Người bệnh tiểu mủ, tiểu đục, nước tiểu nặng mùi hay có lẫn máu.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị đau vùng hông lưng khi viêm đường tiết niệu tại thận hay đau hạ vị khi viêm bàng quang. Nếu thận có sỏi gây ra ứ nước, nhiễm trùng hay ap-xe thận thì người bệnh sẽ rất đau.
Biểu hiện toàn thân
Bởi vì thận là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với máu, hàng ngày cơ quan này phải tiếp nhận một lượng máu rất lớn đến để lọc và hình thành nước tiểu. Do vậy, khi vi trùng xâm nhập vào hệ niệu cũng rất dễ đi vào máu rồi lan ra toàn thân.
Lúc này, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, rét run từng cơn, vẻ mặt hốc hác, dấu hiệu về nhiễm trùng, nhiễm độc biểu hiện rất rõ.
Viêm đường tiết niệu có lây không?
Viêm đường tiết niệu tuy không thuộc nhóm các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) nhưng vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể lây lan nếu bệnh nhân quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Tư thế này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn E. Coli và các loại vi khuẩn gây chlamydia, bệnh lậu hay herpes xâm nhập vào đường tiết niệu.
Bệnh viêm đường tiết niệu không lây lan từ người sang người nếu sử dụng chung hay tiếp xúc trực tiếp với bệ toilet. Tuy về mặt lý thuyết, vi sinh vật có thể truyền từ bệnh toilet sang đùi, mông rồi lan tới bộ phận sinh dục nhưng thực tế điều này rất khó xảy ra.
Vừa rồi là giải đáp của H&H Nutrition về câu hỏi viêm đường tiết niệu nên ăn gì và một số kiến thức về loại bệnh này. Hãy tiếp tục đồng hành cùng H&H Nutrition để được cập nhật nhanh nhất những thông tin dinh dưỡng mới nhất để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bản thân và gia đình bạn nhé!
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433