Bệnh nhân sỏi thận nên ăn gì? Những lưu ý trong Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Bệnh sỏi thận nên ăn gì là vấn đề về dinh dưỡng mà nhiều người đang rất quan tâm. Căn bệnh sỏi thận rất dễ gặp ở những đối tượng có chế độ ăn uống không điều độ. Vậy việc tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân sỏi thận có những điểm lưu ý thế nào. Những thông tin H&H Nutrition mang đến sau đây sẽ là kiến thức hữu ích cho những ai quan tâm đến bệnh này. 

Tổng quan về bệnh lý sỏi thận 

Bệnh lý sỏi thận là loại bệnh thuộc nhóm bệnh đường tiết niệu rất phổ biến. Bệnh lý này xảy ra ở những người bị rối loạn chuyển hóa chất khoáng. Thận của người bệnh xuất hiện tình trạng lắng đọng về muối, khoáng chất từ đó hình thành viên sỏi ở thận. Việc sỏi có trong thận với kích thước khác nhau làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận.

Sỏi thận thường được phân loại theo thành phần hóa học, bao gồm:

  • Sỏi calcium là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80-90%, gồm sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat. Calci Oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Sỏi này rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu
  • Sỏi phosphat thường gặp là loại Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, đặc biệt là do vi khuẩn proteus,… Sỏi có màu vàng và hơi bở. Loại sỏi này thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.
  • Sỏi acid uric hình thành do quá trình chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể. Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine như sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purine (như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm…), hoặc bệnh nhân bị gout, hoặc sỏi hình thành do phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.
  • Sỏi cystine được hình thành do sai sót của việc tái hấp thu chất cystine ở ống thận. Sỏi này tương đối ít gặp ở Việt Nam. Sỏi cystine là sỏi không cản quang, có bề mặt trơn láng.

Bệnh sỏi thận khiến các hoạt động của thận không thể thực hiện tốt. Việc đào thải chất độc qua nước tiểu cũng sẽ bị cản trở. Nếu người bệnh không điều trị và không có kế hoạch thiết kế thực đơn dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe thì sỏi thận có thể gây ra những biến chứng khác nặng nề hơn. 

Người bị sỏi thận nên ăn gì?

Người bị sỏi thận nên ăn gì là vấn đề cần giải đáp để người bệnh có được thực đơn hàng ngày phù hợp. Trong tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân sỏi thận cần đảm bảo các loại thực phẩm phù hợp. Điều này vừa hỗ trợ điều trị bệnh vừa giúp hạn chế sự phát triển của sỏi ở trong thận. 

  • Thực phẩm có chứa vitamin B6 và vitamin A: Bệnh sỏi thận là do cơ thể nạp quá nhiều hoặc quá ít chất oxalat sẽ dẫn đến tích tụ canxi oxalat trong nước tiểu. Vitamin B6 có tác dụng làm hạn chế sự kết tủa của chất oxalat. Vitamin A có tác dụng cân bằng bài tiết của nước tiểu, giảm sự hình thành sỏi trong thận.
  • Uống nước nhiều: Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bổ sung đầy đủ nước để giúp hệ bài tiết hoạt động tốt, giúp đào thải những viên sỏi nhỏ ra khỏi đường niệu. Nước uống không chỉ nước lọc, còn có cả nước hoa quả, nước canh, sữa. Lượng nước cần bổ sung được tính theo trọng lượng của mỗi cá thể. Lượng nước (ml) = Cân nặng (kg) x 40ml. Ví dụ bạn 50kg thì lượng nước cần nạp mỗi ngày  là 2L, tùy điều kiện thời tiết nắng nóng hay vận động ra mồ hôi nhiều thì cần tăng thêm.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi vừa đủ: Khi ăn thực phẩm giàu canxi, canxi sẽ được hấp thụ vào cơ thể và có thể kết hợp với oxalat, góp phần giảm nồng độ oxalat trong nước tiểu và giảm nguy cơ tái phát sỏi. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều canxi, nồng độ canxi trong máu có thể tăng cao, gây hại đến sức khỏe và tăng nguy cơ tái phát sỏi thận.
  • Uống nước cam, chanh, dâu pha loãng: Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc dùng nhiều vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận bằng cách tăng nồng độ citrat trong nước tiểu, điều này giúp ngăn ngừa sự kết tủa của canxi và oxalate, hai chất làm nên phần lớn các loại sỏi thường gặp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy rằng việc sử dụng liều cao vitamin C (hơn 2.000 mg mỗi ngày) có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận bằng cách tăng nồng độ oxalate trong nước tiểu, điều này có thể dẫn đến sự hình thành các loại sỏi mới hoặc tăng kích thước các sỏi hiện có.
Bệnh nhân sỏi thận nên ăn gì? Những lưu ý trong Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận
Bệnh nhân sỏi thận nên ăn gì? Những lưu ý trong Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận

Nhóm thực phẩm nên hạn chế cho người sỏi thận 

Bên cạnh việc có kiến thức về vấn đề người bệnh sỏi thận nên ăn gì thì kiến thức về thực phẩm cần hạn chế cũng cần thiết. Những thực phẩm sẽ khiến bệnh sỏi thận dễ tái phát. Thậm chí, việc sử dụng không điều độ một số loại không thích hợp còn làm bệnh dễ xảy ra biến chứng. Người bệnh sỏi thận cần chú ý tránh những loại thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều muối: Bệnh nhân sỏi thận cần hạn chế các thức ăn có chứa nhiều muối hay thức ăn chế biến sẵn. Ăn nhiều muối (NaCl), cơ thể phải tăng đào thải Na+, tăng Ca++ tại ống thận… Do đó, sỏi Calcium dễ hình thành.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Ăn nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Đường (cụ thể là fructose) được chuyển hóa thành acid uric trong cơ thể, một chất được tìm thấy trong nhiều loại sỏi thận. Khi cơ thể có quá nhiều acid uric, nó có thể kết tủa để hình thành các tinh thể trong nước tiểu, dẫn đến mắc sỏi thận.
  • Ăn quá nhiều đạm: Đạm trong đồ ăn làm tăng nồng độ pH nước tiểu, tăng bài tiết Calcium và lại làm giảm khả năng hấp thu Citrate.
  • Bổ sung Calcium, Vitamin C sai cách: Chúng ta bổ sung vi chất quá nhiều, dẫn đến tình trạng cơ thể thừa chúng. Đối với Vitamin C, khi chuyển hóa thành gốc Oxalat. Còn ion Ca++ sẽ cạnh tranh và ức chế việc hấp thu các ion khác như Ze++, Fe++, … Khi thận quá thừa các chất sẽ bị quá tải, đương nhiên sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi tại đây.

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh sỏi thận cần chú ý gì?

Kiến thức về sỏi thận nên ăn gì đã cung cấp giải đáp đến nhiều người quan tâm đến căn bệnh này. Qua đó, việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng sẽ đơn giản và thuận tiện hơn. Đồng thời, người thân cũng nên chú ý những vấn đề dưới đây để thực đơn được đảm bảo dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Việc bổ sung nước nhiều là một trong những biện pháp giúp phòng tránh sỏi thận và tránh bệnh tái phát. Việc uống nhiều nước, đặc biệt tránh uống trà đặc hoặc các loại nước ngọt, cà phê giúp ổn định chức năng thận.
  • Hạn chế ăn mặn và thực phẩm nhiều đạm: Thực phẩm chứa muối và đạm nhiều sẽ gây áp lực lên thận. Việc dùng nhiều loại thực phẩm này làm tăng lượng axit uric, canxi trong nước tiểu dẫn đến việc hình thành sỏi thận.
  • Dừng các loại thuốc bổ khi điều trị: Trong việc điều trị bệnh sỏi thận cần bắt buộc ngưng các loại thuốc bổ. Điều này nhằm phát huy mạnh nhất hiệu quả của thuốc chữa trị bệnh.
  • Bổ sung các vitamin từ sinh tố: Khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng cần chú ý bổ sung nguồn vitamin từ sinh tố rau, trái cây. Các loại thực phẩm chứa vitamin A, B6, C rất cần thiết cho người bị sỏi thận.

Câu hỏi sỏi thận nên ăn gì hy vọng đã có thể được giải đáp trong bài viết của H&H Nutrition. Ngoài ra, việc hiểu được các loại thực phẩm phù hợp và những loại thực phẩm kiêng với người bị sỏi thận cũng rất cần thiết. Từ đó, quá trình thiết kế thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh có chất lượng hơn. Thực đơn thích hợp có tác dụng phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất.

Xem thêm:

BS - Nguyễn Thị Kim Hải - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS – Nguyễn Thị Kim Hải – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bệnh nhân sỏi thận nên ăn gì? Những lưu ý trong Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition