Bệnh tuyến giáp khi mang thai cần quan tâm – 2+ Điều bạn cần quan tâm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Bệnh tuyến giáp khi mang thai là gì? Bệnh tuyến giáp khi mang thai có gặp nguy hiểm không?

Bệnh tuyến giáp có thể gặp ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Vậy bệnh tuyến giáp khi mang thai có nguy hiểm không? Tại sao phụ nữ mang thai lại mắc bệnh tuyến giáp? Cùng H&H Nutrition tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tuyến giáp là gì?

bệnh tuyến giáp khi mang thaiTuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến dạng hình bướm ở phía trước cổ. Nó tạo ra các hormone giúp kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể chuyển hóa và sử dụng năng lượng. Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể làm chậm hoặc tăng tốc độ trao đổi chất bằng cách làm gián đoạn việc sản xuất hormone tuyến giáp. Khi mức độ hormone trở nên quá thấp hoặc quá cao, cơ thể gặp phải một loạt các triệu chứng.

Sự phát triển bình thường của tuyến giáp khi mang thai

Hormon tuyến giáp rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của não và hệ thần kinh của bé. Trong ba tháng đầu của thai kỳ em bé phụ thuộc vào nguồn cung cấp hormon tuyến giáp của mẹ. Vào khoảng tuần thứ 12, tuyến giáp của bé bắt đầu tự hoạt động, nhưng nó không tạo đủ hormon tuyến giáp cho đến tuần thứ 18 đến 20 của thai kỳ.

Hai nội tiết tố liên quan đến thai nghén là hCG và estrogen làm cho nồng độ hormone tuyến giáp đo được trong máu của mẹ cao hơn. Các vấn đề về tuyến giáp có thể khó chẩn đoán trong thai kỳ do rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp và các triệu chứng khác xảy ra trong cả thai kỳ, gọi là bệnh tuyến giáp khi mang thai.

Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp khi mang thai

bệnh tuyến giáp khi mang thaiCác triệu chứng bệnh tuyến giáp khi mang thai

Bệnh tuyến giáp khi mang thai có thể gặp cả cường giáp và suy giáp.

Cường giáp

Một số dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp thường xảy ra ở những thai kỳ bình thường, bao gồm nhịp tim nhanh hơn, không chịu được nhiệt độ cao và mệt mỏi. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể cho thấy cường giáp bao gồm: nhịp tim nhanh và không đều; run tay; giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc không tăng cân khi mang thai bình thường.

Suy giáp

Các triệu chứng của tuyến giáp kém hoạt động ở phụ nữ mang thai cũng giống như những người bị suy giáp khác. Các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi; không chịu được lạnh; chuột rút cơ bắp; táo bón nặng; vấn đề với trí nhớ hoặc sự tập trung suy giảm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp suy giáp trong thai kỳ đều nhẹ và có thể không có triệu chứng.

Nguyên nhân và biến chứng của bệnh tuyến giáp khi mang thai

Cường giáp trong thai kỳ thường do bệnh Graves, hay còn gọi là Basedow. Bệnh Graves là một chứng rối loạn tự miễn dịch. Với bệnh này, hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể khiến tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh Graves có thể xuất hiện lần đầu tiên khi mang thai.

Tuy nhiên, các triệu chứng có thể cải thiện trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba; một số bộ phận của hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ ít hoạt động hơn ở các giai đoạn sau trong thai kỳ. Đây có thể là lý do tại sao các triệu chứng dần được cải thiện. Bệnh Graves có thể trở nên tồi tệ hơn trong vài tháng đầu tiên sau khi sinh con.

Nồng độ hormone tuyến giáp quá cao có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nồng độ hCG cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể khiến tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Loại cường giáp này thường hết trong nửa sau của thai kỳ. Ít phổ biến hơn, cường giáp khi mang thai có thể là do một hoặc nhiều nốt hoặc khối u trong tuyến giáp gây ra tiết quá nhiều hormone tuyến giáp.

Suy giáp cũng là bệnh tuyến giáp khi mang thai thường gặp. Suy giáp trong thai kỳ thường do bệnh Hashimoto gây ra. Bệnh Hashimoto là một chứng rối loạn tự miễn. Trong bệnh Hashimoto, hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công tuyến giáp, gây viêm và tổn thương khiến nó ít có khả năng tạo ra hormone tuyến giáp.

Bị bệnh tuyến giáp khi mang thai có nguy hiểm không

Hormon tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển trí não của em bé khi còn trong bụng mẹ. Bệnh tuyến giáp khi mang thai nếu không được kiểm soát có thể gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và bé.

Khi mang thai bị cường giáp không được điều trị bằng thuốc có thể gây ra:

  • Sinh non (sinh em bé trước tuần thứ 39- 42 của thai kỳ)
  • Tiền sản giật, một tình trạng nghiêm trọng bắt đầu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tiền sản giật gây ra huyết áp cao và các vấn đề về thận và các cơ quan khác.
  • Cơn bão tuyến giáp
  • Nhịp tim nhanh ở trẻ sơ sinh, có thể dẫn đến suy tim, tăng cân kém hoặc phì đại tuyến giáp gây khó thở
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân
  • Sẩy thai

Suy giáp nếu không được điều trị bằng thuốc khi mang thai có thể gây ra:

  • Thiếu máu (số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh thấp hơn bình thường)
  • Tiền sản giật
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân
  • Sẩy thai
  • Thai chết lưu
  • Các vấn đề về sự tăng trưởng và phát triển trí não của em bé

Người bệnh tuyến giáp khi mang thai cần quan tâm

Dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp

bệnh tuyến giáp khi mang thaiDinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp

Không có thực phẩm cụ thể hoặc thực phẩm chức năng nào hữu ích trong việc điều trị rối loạn tuyến giáp. Để đảm bảo tuyến giáp khỏe mạnh nhất có thể, điều quan trọng là phải có một chế độ ăn với nhiều loại thực phẩm ở tỷ lệ chính xác. Ăn các loại trái cây và rau quả khác nhau mỗi ngày. Các bữa ăn cơ bản dựa trên các loại thực phẩm giàu tinh bột và chất xơ hơn như khoai tây, bánh mì, gạo hoặc mì ống.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm thay thế từ sữa hoặc sữa, đậu, cá, trứng, thịt và các chất đạm khác. Đặc biệt, bệnh nhân cần lưu ý chọn sử dụng các loại chất béo không bão hòa trong thực vật mà mỡ cá. Uống nhiều nước theo nhu cầu cơ thể (ít nhất 6 đến 8 ly mỗi ngày). Người bệnh nên chú ý đến các loại thực phẩm chứa iod như tảo, rong biển,… và tuỳ vào từng rối loạn tuyến giáp khác nhau mà người bệnh nên tiết chế lượng thực phẩm chứa iod.

>>>Thông tin chi tiết sản phẩm: Dinh dưỡng tối ưu cho người kiêng I-ốt, bệnh lý tuyến giáp

Phòng ngừa bệnh tuyến giáp khi mang thai

Bệnh tuyến giáp khi mang thai cần quan tâm - 2+ Điều bạn cần quan tâmThực phẩm giàu iod

Vì tuyến giáp sử dụng i-ốt để tạo ra hormon tuyến giáp, do đó i-ốt là một khoáng chất quan trọng đối với mẹ khi bạn đang mang thai. Trong thời kỳ mang thai, em bé nhận được iốt từ chế độ ăn uống của mẹ. Mẹ sẽ cần nhiều iốt hơn khi mang thai (khoảng 250 microgam mỗi ngày). Các nguồn cung cấp i-ốt tốt là thực phẩm từ sữa, hải sản, trứng, thịt, gia cầm và muối i-ốt, muối có bổ sung i-ốt.

Các chuyên gia khuyên mẹ nên đảm bảo đủ i-ốt trước khi sinh để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể, đặc biệt nếu bạn không sử dụng muối i-ốt. Bạn cũng cần thêm i-ốt khi đang cho con bú vì con bạn nhận được i-ốt từ sữa mẹ. Tuy nhiên, quá nhiều iốt từ các chất bổ sung có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp. Bạn cần tham khảo thêm lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp.

Tổng kết bệnh tuyến giáp khi mang thai

Bệnh tuyến giáp khi mang thai gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng ngừa căn bệnh này. Liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition để cùng trao đổi về vấn đề này nhé!

Xem thêm

Bệnh tuyến giáp khi mang thai cần quan tâm - 2+ Điều bạn cần quan tâm

Ths Bs. Bùi Đình Hoàn – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bệnh tuyến giáp khi mang thai cần quan tâm - 2+ Điều bạn cần quan tâm




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline: 

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition