Các giai đoạn phát triển của thai nhi gồm: Giai đoạn phôi bào, Giai đoạn phôi thai
Theo dõi các giai đoạn phát triển của thai nhi để làm gì?
Mang thai được xem là một trong những niềm vui và điều thiêng liêng của “thiên chức làm mẹ”. Việc theo dõi các giai đoạn phát triển của thai nhi còn giúp người mẹ biết được những thay đổi của thai nhi, ngoài ra còn giúp mẹ:
- Biết rõ được con của mình có phát triển một cách bình thường hay không;
- Nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường trong suốt thai kỳ để tiến hành điều trị kịp thời;
- Dễ dàng tầm soát các bệnh lý hay dị tật bẩm sinh mà em bé có thể gặp phải khi chào đời;
- Nhận thấy được cơ thể đang thiếu dưỡng chất gì và cần bổ sung gì cho cơ thể để thai nhi phát triển bình thường.
Sự hình thành của thai nhi
Sau khi tinh trùng xâm nhập vào trứng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ tiếp tục phân chia thành nhiều tế bào, di chuyển theo ống dẫn trứng đến tử cung rồi gắn chặt ở nội mạc tử cung và làm tổ tại đây.
Sau gần khoảng 3 tuần, những tế bào phôi này sẽ tạo thành phôi thai chính thức. Sau đó, nhau thai được hình thành giúp mang oxy và chất dinh dưỡng truyền từ mẹ sang thai nhi, hoặc sản xuất một số các hormon duy trì thai kỳ.
Xem thêm: Dinh dưỡng thai nhi 31 tuần tuổi và những điều mẹ cần lưu ý
Các giai đoạn phát triển của thai nhi
Các bác sĩ chuyên gia cho biết, các giai đoạn phát triển của thai nhi gồm có 3 giai đoạn:
Giai đoạn phôi bào
Sau khi thụ tinh khoảng 4 – 6 ngày, phôi nang bám vào lớp niêm mạc của tử cung. Các tế bào ở bên trong dày lên và phát triển thành phôi thai còn các tế bào ở bên ngoài đào sâu vào trong thành tử cung, phát triển thành nhau thai.
Một số tế bào ở nhau thai sẽ phát triển thành lớp màng nằm bên ngoài phôi nang. Còn các tế bào khác sẽ phát triển thành lớp màng ở bên trong và tạo thành túi ối. Khi túi ối được hình thành (từ ngày 10 đến ngày 12), phôi nang sẽ được xem là phôi thai. Lúc này, túi ối sẽ chứa đầy chất lỏng dạng trong suốt (còn gọi là nước ối) bao bọc lấy phôi thai.
Giai đoạn phôi thai
Giai đoạn phôi thai là thời kỳ quan trọng bởi thai nhi sẽ hình thành hầu hết cấu trúc bên ngoài và cơ quan nội tạng của cơ thể. Thông thường, cơ quan cơ thể bắt đầu hình thành sau khoảng 3 tuần kể từ khi thụ tinh, tức là với tuần 5 của thai kỳ.
Khoảng tuần thứ 10, tất cả các cơ quan hầu hết được hình thành hoàn chỉnh sau khi thụ tinh. Trong giai đoạn này, phôi thai rất dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như thuốc, tia bức xạ và virus. Do đó, thai phụ không nên tiêm phòng hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ở trong thời kỳ này.
Sự phát triển của bào thai và nhau thai
Sự phát triển của bào thai
Vào khoảng cuối tuần thứ 8 kể từ khi thụ tinh (tương đương thai 10 tuần tuổi), phôi thai được xem là thai nhi. Ở trong thời kỳ này, cấu trúc cơ thể đã hình thành và phát triển toàn diện. Cụ thể như:
- Khoảng tuần thứ 14, đã có thể xác định giới tính của thai nhi.
- Từ tuần 16 – tuần 20: Người mẹ đã cảm nhận được những chuyển động của thai nhi
- Khoảng từ tuần 24 trở đi: Thai nhi có thể tự sống ngoài tử cung.
Sự phát triển của nhau thai
Nhau thai phát triển sẽ kéo dài những phần nhô ra vào thành tử cung, sắp xếp phức tạp và tập hợp như hình dạng cây. Cách sắp xếp này giúp làm tăng diện tích tiếp xúc giữa thành tử cung với nhau thai. Nhờ đó mà nhau thai có thể tiến hành trao đổi nhiều chất dinh dưỡng cùng chất thải nhiều hơn. Sau khoảng tuần thứ 18 – 20, nhau thai sẽ được hình thành đầy đủ và tiếp tục phát triển trong suốt cả thai kỳ.
Xem thêm: Giải đáp cho mẹ bầu: Mẹ bầu ăn dưa leo được không?
Sự phát triển của thai nhi trong từng tam cá nguyệt
Sự phát triển của thai nhi có 3 giai đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn sẽ sự hình thành, phát triển, hoàn thiện từng các cơ quan trong cơ thể như:
Tam cá nguyệt thứ nhất (tính từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 13)
- Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan quan trọng của cơ thể;
- Thai bắt đầu hình thành ống thần kinh từ tuần thứ 6;
- Tuần thứ 7-8: bắt đầu hình thành đầu, mặt, mũi;
- Tuần thứ 11: hình thành bộ phận sinh dục.
Nhìn chung, trong giai đoạn này các cơ quan của thai cơ bản được hoàn thiện.
Tam cá nguyệt thứ hai (tính từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 27)
Giai đoạn này các cơ quan quan trọng sẽ dần được hoàn thiện và hình thành thêm những cơ quan khác ở trong cơ thể. Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, thai phụ có thể cảm nhận được những chuyển động của con sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên. Ngoài ra, đến tuần thứ 17 – 18, bé đã có phản ứng với âm thanh nên người mẹ có thể trò chuyện hoặc cho con nghe nhạc. Cuối giai đoạn này, hệ hô hấp của thai nhi phát triển hoàn thiện.
Tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ)
Bước đến tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi đã hoàn thiện hầu hết đầy đủ bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, đây là giai đoạn hình thành cơ bắp và lớp chất béo giúp trẻ có thể giữ ấm. Đến tuần thứ 38 – 42 là bé có thể chào đời.
Trên đây chính là những giải đáp xung quanh vấn đề các giai đoạn phát triển của thai nhi. Nếu như bạn đang có thắc mắc nào hoặc có nhu cầu tư vấn về thiết kế thực đơn cho mẹ bầu thì hãy liên hệ đến H&H Nutrition để được tư vấn cụ thể hơn.
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433