Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng từ các chuyên gia dinh dưỡng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng thế nào phù hợp? Hãy xem ngay bài chia sẻ này của H&H Nutrition để được giải đáp bạn nhé.

Trẻ 9 tháng đã quen dần với việc ăn dặm cũng như cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. Việc thiết kế chế độ ăn dặm cho bé giai đoạn này cần được chú trọng.

Nhu cầu dinh dưỡng ở bé 9 tháng

Trước khi tìm hiểu về thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng, cha mẹ nên nắm được nhu cầu dinh dưỡng của con trong giai đoạn này.

Nhu cầu dinh dưỡngBé 9 tháng namBé 9 tháng nữGhi chú
Năng lượng700 kcal/ngày650 kcal/ngày
Protein2,22g/kg/ngày

20g/ngày

2,22g/kg/ngày

20/ngày

Protein động vật chiếm 70% trở lên
Lipid23 – 31g/ngày22 – 29g/ngày
Glucid199 – 110g/ngày95 – 105g/ngày


Thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng
Bé 9 tháng cần được bổ sung đa dạng dưỡng chất

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy là gì?

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy hay thực đơn ăn dặm BLW là phương pháp ăn dặm mà theo đó trẻ sẽ được quyền quyết định ăn món gì với lượng bao nhiêu, bố mẹ sẽ không được ép con ăn theo ý của mình.

Bất kỳ phương pháp ăn dặm nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng đó chính là không tạo áp lực cho bé, giúp trẻ hứng thú trong việc ăn uống và rèn luyện nhiều kỹ năng khác. Nhược điểm của ăn dặm BLW đó là dễ khiến con bị suy dinh dưỡng do không cung cấp đầy đủ các nhóm chất, thiếu năng lượng.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy tạo điều kiện cho con tự quyết định sẽ ăn món gì với lượng bao nhiêu một cách chủ động.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho phép bé quyết định việc ăn uống của mình

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Bé 9 tháng tuổi cần được cung cấp 500 – 600ml sữa mỗi ngày cùng 2 bữa ăn đặc, cha mẹ có thể cho con ăn bữa phụ bằng các loại trái cây, sinh tố hay sữa chua, váng sữa. Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng tuổi đủ chất (về món đặc) bạn có thể tham khảo:

Ngày 1: Cơm nắm cá hồi và cải bó xôi: (nguyên liệu/bữa)

  • Cá hồi: 20ggr
  • Cơm: 30g cơmCải bó xôi: 30gr

Ngày 2: Thịt bò và rau củ:

  • Thịt bò mềm: 20gr
  • Cà rốt: nửa củ
  • Khoai tây: 1/2củ
  • 30g nui luộc

Ngày 3: Cá diêu hồng, cơm nắm và su su:

  • Cá diêu hồng phile: 20gr
  • Cơm: 30g
  • Su su: 1/3 quả
  • Cơm cuộn rong biển

Cha mẹ lưu ý thiết kế thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho con phù hợp

Ngày 4: Cơm nắm cuộn rong biển:

  • Cơm: 30g 1 lòng đỏ trứng gà
  • Lá rong biển tách muối
  • 30g cà rốt luộc

Ngày 5: Cơm nắm thịt phô mai:

  • Cơm: 30g
  • Thịt thăn lợn: 20gr
  • Phô mai tách muối: 3 miếng
  • Cà rốt: ¼ củ
  • Nấm hương: 2 cái

Ngày 6: Tôm sốt phô mai và măng tây:

  • Tôm tươi: 3 con to
  • Phô mai tách muối: 1 miếng
  • Măng tây: 50gr

Ngày 7: Cơm nắm chả cá và đậu bắp:

  • Cá rô phi/diêu hồng/basa: 20gr
  • Cơm: 30g Đậu bắp: 20gr
  • Bột bắp: 1 thìa

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng gồm món chính là cơm, kết hợp với các thực phẩm giàu protein, vitamin,… được chế biến đa dạng, dễ ăn

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Nguyên tắc làm quen

  • Để bé làm quen với việc ăn dặm, việc cung cấp thức ăn tương đương với sữa mẹ hoặc sữa công thức là quan trọng để bé dần thích nghi với các loại thực phẩm mới.
  • Tuân theo nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu ăn dặm đóng vai trò quan trọng; bắt đầu với thực phẩm có hương vị ngọt để bé quen với hương vị, sau đó chuyển sang thực phẩm mặn có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Nguyên tắc “loãng – đặc”

  • Nguyên tắc “thức ăn loãng đến đặc” đóng vai trò quan trọng để bé không gặp phản ứng khi tiếp xúc với thức ăn mới và giúp hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần với các loại thực phẩm phức tạp hơn.

Nguyên tắc “ít – nhiều”

  • Nguyên tắc “bắt đầu ít sau đó tăng dần” giúp bé điều chỉnh dần dần lượng thức ăn và năng lượng.
  • Ban đầu, bé được cho ít lượng thức ăn, sau đó tăng dần lên, đảm bảo quá trình tiêu hóa và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng

Cha mẹ nên áp dụng các nguyên tắc phù hợp khi cho bé ăn dặm

Nguyên tắc đa dạng dưỡng chất:

  • Khi xây dựng chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng, cha mẹ cần chú ý đảm bảo bốn nhóm thực phẩm quan trọng để hỗ trợ sự phát triển.
  • Nhóm thức ăn này bao gồm các loại bột như bột mì, gạo, bún, phở, bánh mì, khoai và ngô,…
  • Nhóm protein chứa thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, tôm, đậu/đỗ và các sản phẩm từ đậu nành,…
  • Nhóm chất béo gồm bơ, dầu, mỡ phomat và các loại hạt có dầu.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất từ hoa quả tươi và rau củ. Quan trọng là không nên thêm mắm và muối vào thức ăn dặm cho bé 9 tháng do thận của trẻ còn yếu, có thể tạo áp lực không cần thiết lên hệ thống thận và ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai.

Nguyên tắc “không ép ăn”

  • Khi bé từ chối ăn và thể hiện sự không hợp tác trong việc ăn dặm, cha mẹ nên dừng hoạt động này trong khoảng 5 – 7 ngày.
  • Sau đó, tiếp tục quá trình ăn dặm để bé có thời gian làm quen dần mà không tạo ra căng thẳng cho bé khi ăn dặm.

Khi thiết kế thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng, cha mẹ nên áp dụng các nguyên tắc để bé làm quen được với các món ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều,… Từ đó, có thể ăn ngoan, bổ sung đa dạng dưỡng chất cho cơ thể phát triển khỏe mạnh

Thực phẩm nên tránh, cách theo dõi, phòng ngừa hóc

Thực phẩm nên tránh

  • Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Do đó, bé dưới 12 tháng tuổi không nên dùng mật ong.
  • Trứng chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bé.
  • Sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes, có nguy cơ gây bệnh cho trẻ.
  • Uống sữa bò tươi không được khuyến khích cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nó không cung cấp đủ dinh dưỡng như sữa mẹ hoặc sữa công thức, bị thiếu chất sắt và có thể ảnh hưởng đến quá trình trẻ hấp thu sắt từ thực phẩm.
  • Thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp không phù hợp với trẻ sơ sinh vì bé cần một tỷ lệ calo từ chất béo cao hơn so với người lớn.
  • Thực phẩm có đường, muối hoặc đã qua quá trình chế biến cao thường ít chất dinh dưỡng và có thể gây hại cho thận của trẻ, gây tổn thương răng miệng của bé.

Cách phòng ngừa hóc

Trẻ nhỏ ở độ tuổi 9 tháng đối diện với nguy cơ bị nghẹn cao khi tiêu thụ một số loại thực phẩm. Nghẹt thở là nguyên nhân chủ yếu gây thương tích và tử vong ở trẻ nhỏ. Để giảm thiểu rủi ro này, cha mẹ và người chăm sóc cần nhớ những điểm sau:

  • Thực phẩm đặc, có khả năng thay đổi hình dạng như bơ đậu phộng, phô mai đặc và các loại tương tự có thể gây tắc nghẽn đường thở. Hạn chế việc cho bé ăn toàn bộ một thìa và hãy chia thành những miếng nhỏ hoặc biến đổi thành những viên lớn. Một số phụ huynh thường sử dụng cách pha loãng bằng nước hoặc phết một lượng nhỏ lên bánh quy.
  • Với đậu phộng, việc cắt nhỏ thành từng miếng nhỏ hơn có thể giúp giảm nguy cơ nghẹn. Nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ ăn đậu phộng từ sớm có thể giúp giảm nguy cơ dị ứng.
  • Cắt nhỏ các loại thực phẩm như quả việt quất, nho hoặc các loại có kích thước tương tự thành miếng nhỏ, ví dụ như cắt một quả nho lớn thành tám phần, cũng áp dụng với dưa đỏ hoặc các loại trái cây khác.
  • Ngoài ra, mẹ cần chú ý rằng bỏng ngô và một số loại đồ ăn nhẹ khác như bánh tortilla cũng có nguy cơ gây nghẹn cho bé.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng

Phụ huynh cẩn thận bé bị hóc khi ăn dặm

Cách theo dõi

Cha mẹ nên theo dõi sát sao bé khi ăn, không khuyến khích bé vừa ăn vừa chơi đùa. Hãy nhắc bé rằng không nên nói chuyện khi đang ăn. Đồng thời, không nên để bé tự ăn một mình hoặc ngồi ở ghế sau ô tô khi đang ăn vì có nguy cơ gây nghẹt thở mà khó phát hiện được.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng thì giai đoạn này là giai đoạn bé đã quen với các thực phẩm tuy nhiên ba mẹ vẫn cần theo dõi các biểu hiện dị ứng khi trẻ tiếp xúc với thực phẩm mới.

Có loại dị ứng sẽ biểu hiện ngay trong vòng vài giờ đầu sau khi trẻ sử dụng thực phẩm nhưng cũng có loại dị ứng biểu hiện muộn hơn, xuất hiện sau vài ngày khi trẻ sử dụng thực phẩm.

Do đó mỗi loại thực phẩm mới ba mẹ nên thử từ lượng nhỏ tăng dần, tránh sử dụng quá nhiều loại cùng một lúc để theo dõi sát các biểu hiện nếu trẻ có dị ứng thật sự. Ngoài các triệu chứng thường gặp như nổi mẩn đỏ, mề đay.. thì ba mẹ cần theo dõi các triệu chứng đường tiêu hóa: tiêu chảy, nôn ói.. cũng như các biểu hiện về giấc ngủ, chàm, hô hấp của trẻ.

Mỗi giai đoạn ăn dặm ba mẹ đừng quên theo dõi tốc độ tăng trưởng của con để đảm bảo bé phát triển được tốt nhất.

Thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cùng chuyên gia

Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) là địa chỉ uy tín chuyên tư vấn thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng hiệu quả, được nhiều người tin tưởng lựa chọn. NRECI quy tụ đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng, chuyên gia hàng đầu làm việc, cam kết hỗ trợ người bệnh nhanh nhất.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Quy trình tư vấn dinh dưỡng, tư vấn thiết kế thực đơn ăn dặm chuẩn dinh dưỡng cho bé tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) như sau:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ;
  • Khai thác và đánh giá về khẩu phần ăn trong 24h và trong những ngày gần nhất;
  • Khai thác thông tin về tiền sử sinh, tiền sử dinh dưỡng và những bệnh lý đã gặp phải nếu có;
  • Khai thác thông tin về vận động, giấc ngủ của trẻ;
  • Tư vấn chuyên biệt cùng với bác sĩ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ, lộ trình cho con ăn dặm đúng cách và hướng dẫn cha mẹ cách tự theo dõi tăng trưởng tại nhà cho bé;
  • Xây dựng thực đơn ăn dặm chi tiết theo từng ngày theo từng trẻ, bảo đảm đúng tình trạng dinh dưỡng.

Trên đây là chia sẻ về thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng để bạn đọc có thêm kinh nghiệm áp dụng ngay tại nhà. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) để được hỗ trợ tư vấn thiết kế thực đơn hiệu quả cho bé trong mọi giai đoạn.

Tham khảo:

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 9 tháng từ các chuyên gia dinh dưỡng

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:

Nguyễn Thị Thu Hà

Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.