Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng phát triển toàn diện

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng đầy đủ dưỡng chất, cân đối hợp lý và khoa học giúp bé có khởi đầu ăn dặm suôn sẻ, đáp ứng năng lượng và dinh dưỡng cho phát triển khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bậc phụ huynh tập cho con ăn dặm khi con đạt mốc 6 tháng tuổi là tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm sớm hơn vào khoảng 5 tháng tuổi. Lúc này, các mẹ cần tìm hiểu và chuẩn bị thực đơn ăn dặm 5 tháng phù hợp, đầy đủ dưỡng chất, các thực phẩm nên và không nên để giúp con tăng cân đều, có nền tảng phát triển khỏe mạnh. Hãy cùng khám phá thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng qua bài chia sẻ sau đây của H&H Nutrition nhé.

Nhu cầu dinh dưỡng ở bé 5 tháng

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng phát triển toàn diện

Việc xác định nhu cầu dinh dưỡng ở bé 5 tháng tuổi giúp các mẹ thiết kế và xây dựng thực đơn phù hợp để trẻ đáp ứng đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2016 – Bộ Y tế, nhu cầu dinh dưỡng ở bé 5 tháng bao gồm:

  • Năng lượng: 500-550 kcal/ ngày
  • Protein: 11g protein/ngày
  • Lipid: 22-37g/ ngày
  • Glucid: 75-90g/ ngày

Giai đoạn 5 tháng tuổi trẻ nhỏ vẫn bổ sung nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ hay sữa công thức. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, các bậc phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm hơn. Để hệ tiêu hóa của trẻ khỏe, không ảnh hưởng đến sức khỏe, các mẹ cần xác định thời điểm ăn dặm bổ sung hợp lý.

Ăn dặm còn được xem là ăn bổ sung cho trẻ bằng cách bổ sung thêm các thức ăn giàu năng lượng và các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc. Trong đó, giai đoạn ăn bổ sung ngoài bú mẹ được các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo từ 6-24 tháng tuổi, nhất là giai đoạn khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày)

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, ngoài sữa mẹ, độ tuổi này, trẻ cần có chế độ ăn dặm phù hợp.

Giai đoạn 5 tháng tuổi trẻ nhỏ vẫn bổ sung nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ hay sữa công thức. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, các bậc phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm hơn. Để hệ tiêu hóa của trẻ khỏe, không ảnh hưởng đến sức khỏe, các mẹ cần xác định thời điểm ăn dặm bổ sung hợp lý.

Bên cạnh độ tuổi, các mẹ cũng cần theo dõi biểu hiện con của mình xem trẻ có sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm hay chưa. Các dấu hiệu giúp nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn bổ sung:

  • Trẻ thích nhìn người khác ăn, thích thú khi thấy đồ ăn và với tay lấy thức ăn
  • Trẻ thích đưa thứ gì đó vào miệng
  • Trẻ có thể điều chỉnh lưỡi tốt hơn khi đút thức ăn và đưa thức ăn di chuyển trong miệng.
  • Trẻ bắt đầu biết nhai và dịch chuyển hàm lên xuống

Ở giai đoạn 5 tháng tuổi, trẻ cần bổ sung 500-550 kcal/ ngày, 11g protein/ngày, 22-37g lipid/ ngày, 75-90g glucid/ ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ tròn 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm là tốt nhất, song, ở giai đoạn 5 tháng tuổi các mẹ nên có sự chuẩn bị để cho trẻ bắt đầu ăn dặm tốt nhất.

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Như đã đề cập, giai đoạn 5 tháng tuổi nguồn ăn chủ yếu của trẻ vẫn là sữa mẹ hay sữa công thức. Vì vậy, trong giai đoạn này, các mẹ chỉ nên cho bé tập làm quen với mùi vị và kết cấu của thức ăn. Theo đó, mỗi cữ, mẹ chỉ nên cho bé “nhấm nháp” khoảng 3 muỗng thức ăn và mỗi ngày có 2-3 cữ. Khi đến giai đoạn phù hợp, các mẹ mới bắt đầu tăng dần lượng và độ thô của thức ăn cho trẻ.

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng phát triển toàn diện

Sau đây là thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

Bữa sángBữa trưaBữa tối
Ngày 1– 6h: sữa mẹ/ sữa công thức

– 8h: Cháo bí đỏ (20g bí đỏ hấp trộn với 2 thìa cà phê cháo trắng đã rây qua lưới cho mịn)

10h: sữa mẹ/ sữa công thức

12h: Cháo đậu Hà Lan

– 3-4 quả đậu ngâm nước khoảng 10 phút rồi luộc chín, nghiền nhuyễn và lọc qua rây

– Dùng nước luộc đậu nấu 2 thìa cà phê cháo trắng.

– Cháo chín cho đậu đã nghiền vào

Bữa phụ chiều: (14h) sữa mẹ hay sữa công thức

16h: chuối chín

18h: Súp rau củ (500g sữa, 400g cà chua, 300g dưa hấu, 200g cần tây, 50g rau mùi, 50g kem, 50g giá đỗ, 10g tỏi băm, 5g muối và 2g tiêu)

Bữa phụ tối

21h: sữa mẹ/ sữa công thức

Ngày 2– 6h: sữa mẹ/ sữa công thức

– 8h: Cháo lòng đỏ trứng

10h: sữa mẹ/ sữa công thức

12h: Cháo khoai tím gạo lứt (1 củ khoai lang tím, 2 muỗng cà phê gạo tẻ, nửa muỗng cà phê gạo đen)

Bữa phụ chiều 14h: sữa mẹ hay sữa công thức

16h: bơ chín

18h: Cháo cà rốt (1 củ khoai tây, ⅓ củ cà rốt, thịt bò hoặc thịt nạc cùng với nước hầm xương)

Bữa phụ tối: 21h sữa mẹ/ sữa công thức

Ngày 3– 6h: sữa mẹ/ sữa công thức

– 8h: Cháo yến mạch (50g yến mạch cán nhỏ đã nghiền nhuyễn, thêm sữa và nấu nhỏ lửa)

10h: sữa mẹ/ sữa công thức

12h: Cháo rau (2 thìa cà phê cháo theo tỉ lệ 1 gạo:10 nước, thêm ít rau xay vào)

Bữa phụ chiều 14h: sữa mẹ/ sữa công thức

16h: táo chín

18h: Cháo hạt sen (30g hạt sen, nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo:10 nước)

Bữa phụ tối: 21h sữa mẹ/ sữa công thức

Ngày 4– 6h: sữa mẹ/ sữa công thức

– 8h: Cháo ngô ngọt (1cm ngô ngọt cùng 20g cà rốt, nấu 2 thìa cà phê cháo trắng theo tỷ lệ 1:10)

10h: sữa mẹ/ sữa công thức

12h: Sốt khoai tây (20 gam khoai tây, 30 gam gạo tẻ và 5 gam gan gà)

Bữa phụ chiều 14h: sữa mẹ/ sữa công thức

16h: đu đủ chín

18h: Cháo cà rốt (1 củ khoai tây, ⅓ củ cà rốt, thịt bò hoặc thịt nạc cùng với nước hầm xương.)

Bữa phụ tối: 21h sữa mẹ/ sữa công thức

Ngày 5– 6h: sữa mẹ/ sữa công thức

– 8h: Khoai tây nghiền

10h: sữa mẹ/ sữa công thức

12h: Canh củ cải (60g củ cải trắng, 5g vỏ cam khô, 2 quả táo gai)

Bữa phụ chiều 14h: sữa mẹ/ sữa công thức

16h: táo chín

18h: Cháo đậu đũa (3-4 quả)

Bữa phụ tối: 21h sữa mẹ/ sữa công thức

Ngày 6– 6h: sữa mẹ/ sữa công thức

– 8h: Súp khoai (½ củ khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn với với 50 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức)

10h: sữa mẹ/ sữa công thức

12h: Súp đậu (30g đậu gà nấu chín, nghiền nhuyễn đậu, cho đậu vào 60ml sữa mẹ và nấu nhỏ)

Bữa phụ chiều 14h: sữa mẹ/ sữa công thức

16h: chuối chín

18h: Cháo rau (2 thìa cà phê cháo theo tỉ lệ 1 gạo:10 nước, có thêm rau cải bó xôi, bông cải xanh, cải thảo,…)

Bữa phụ tối: 21h sữa mẹ/ sữa công thức

Ngày 7– 6h: sữa mẹ/ sữa công thức

– 8h: Cháo chuối (½ quả chuối nghiền, cho 4 muỗng bột ăn dặm vào phần chuối vừa nghiền)

10h: sữa mẹ/ sữa công thức

12h: Súp rau củ (50g sữa, 40g cà chua, 30g dưa hấu, 50g kem, 5g giá đỗ, 1

g tỏi băm,)

Bữa phụ chiều 14h: sữa mẹ/ sữa công thức

16h: đu đủ chín

18h: Cháo bí đỏ (20 gam bí đỏ, trộn với 2 thìa cà phê cháo trắng đã rây qua lưới cho mịn)

Bữa phụ tối: 21h sữa mẹ/ sữa công thức

Trên đây là thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng để các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hầu hết ưu tiên chế biến đơn giản và các món có hương vị tương tự như sữa mẹ hay sữa công thức để bé làm quen. Song, mỗi trẻ sẽ có khẩu vị và tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng khác nhau, do đó, để thiết kế thực đơn ăn dặm cho trẻ phù hợp, các mẹ nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng

Khi thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng, các bậc phụ huynh cần chú ý đến biểu hiện của trẻ xem trẻ có sẵn sàng ăn dặm hay chưa. Đồng thời, cũng nên tìm hiểu về các nguyên tắc khi trẻ bắt đầu ăn dặm để trẻ có những khởi đầu ăn dặm thuận lợi và dễ dàng hơn.

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng phát triển toàn diện

Biểu hiện khi trẻ muốn ăn dặm

  • Cân nặng của trẻ đã tăng gấp đôi so với số cân nặng khi sinh.
  • Trẻ đã biết ngồi giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ hoặc người chăm sóc có thể đút thức ăn dễ dàng cho trẻ.
  • Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa/muỗng khi đút thức ăn cho trẻ ăn.
  • Trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác, từ chối khi không muốn ăn món nào đó. Điều này giúp các bậc phụ huynh và người nuôi trẻ chọn lựa những món ăn thích hợp đối với khẩu vị của từng trẻ.
  • Lưỡi trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ. Bởi lúc trẻ còn nhỏ khi cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ cũng sẽ đẩy ra, trừ núm vú.
  • Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mà cha mẹ hay gia đình chuẩn bị cho.

Tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm

Nguyên tắc ăn dặm là yếu tố rất quan trọng mà các bậc phụ huynh cần chú ý để thiết kế thực đơn đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng mà không gây áp lực cho trẻ. Cụ thể như sau:

  • Các bậc phụ huynh đừng quá cầu kỳ chọn lựa thực phẩm cao cấp hay không có tại địa phương của mình. Khi chuẩn bị món ăn cho trẻ, các bậc phụ huynh nên tận dụng các nguồn thực phẩm có sẵn tại địa phương, chọn rau củ theo mùa để hạn chế phân thuốc và đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, các mẹ ưu tiên bổ sung thức ăn có mùi vị tương tự sữa mẹ hay sữa công thức để trẻ dần thích nghi với các thức ăn mới lạ. Đồng thời, đồ ăn cũng phải mềm, dễ nhai, dễ nuốt và hợp khẩu vị với trẻ.
  • Nguyên tắc “ngọt- mặn”: trẻ bắt đầu ăn dặm, các mẹ chỉ nên bổ sung các loại cháo, bột ngọt trước bởi có mùi vị giống sữa mẹ, sữa công thức. Sau khi trẻ quen dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
  • Nguyên tắc “ít-nhiều”: để hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với số lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú, ban đầu, các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn lượng ít rồi tăng dần. Chẳng hạn, tháng đầu tiên các mẹ bổ sung cho trẻ 1-2 muỗng bột vào mỗi lần ăn, sau đó bổ sung ⅓ chén rồi nửa chén. Điều này đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Nguyên tắc “loãng-đặc”: nguyên tắc này giúp trẻ không bị phản ứng khi tiếp xúc với những thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa các thức ăn phức tạp hơn.
  • Nguyên tắc “tô màu chén bột”: nghĩa là chén bột của trẻ đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng cần cho quá trình phát triển.
  • Nhóm bột đường: gạo, bột mì, bánh mỳ, bún, phở,…. Song, các mẹ ưu tiên sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp, hạt ý dĩ,… vì khiến trẻ khó tiêu.
  • Nhóm chất đạm: các loại cá, thịt, trứng, sữa, các loại đậu, hạt,… Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, các mẹ nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu.
  • Nhóm chất béo: trẻ nên bổ sung cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm các loại rau lá xanh, củ, trái cây.
  • Khi chế biến món ăn cho trẻ ăn dặm, các mẹ không nên cho thêm mắm, muối vì thận của trẻ còn yếu. Nếu nêm nếm nhiều sẽ khiến thận của trẻ làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
  • Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”: khi cho trẻ ăn dặm mà trẻ không muốn ăn hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, các mẹ không nên ép trẻ mà nên tạm ngừng 5-7 ngày rồi thử lại để trẻ không bị căng thẳng.
  • Không cho trẻ ăn bánh ăn dặm, uống nước ngọt trước các bữa ăn vì sẽ làm cho trẻ no, chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
  • Tất cả dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ phải sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng có rất nhiều còn khá bỡ ngỡ với quá trình ăn dặm của con dẫn đến mắc một số sai lầm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của con như chỉ cho vài giọt dầu vì sợ mỡ hay chỉ ăn dầu mà không ăn mỡ hay thịt cá nhiều làm con nê bụng nên chỉ cho được ⅓ nhu cầu trẻ cần. Do đó ba mẹ cần nắm được những nguyên tắc ăn dặm đúng để tự tin hơn giúp con bước vào hành trình ăn dặm.

Thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng cùng chuyên gia

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng đầy đủ dinh dưỡng rất cần thiết cho bé đảm bảo đủ năng lượng và có điều kiện, tăng trưởng tốt nhất. Hơn nữa, khẩu vị, tình trạng và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé mỗi khác. Do đó, các bậc phụ huynh nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Viện NRECI – Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng cho cả trẻ em và người lớn. Tại Viện, có đầy đủ các chương trình, dịch vụ dành cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Các bác sĩ dinh dưỡng thăm khám dinh dưỡng, từ đó, tư vấn thiết kế thực đơn dinh dưỡng, ăn uống phù hợp với tình trạng cụ thể của trẻ. Điều này giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt, và phát triển toàn diện.

Quy trình thiết kế thực đơn ăn dặm chuẩn dinh dưỡng cho bé:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng của bé
  • Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn 24h
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử sinh, tiền sử bệnh lý nếu có.
  • Khai thác về giấc ngủ, vận động của bé.
  • Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ về tình trạng dinh dưỡng của bé, lộ trình ăn dặm đúng cách, hướng dẫn cách ba mẹ tự theo dõi sự tăng trưởng tại nhà cho con.
  • Xây dựng thực đơn ăn dặm chi tiết từng ngày theo từng bé tùy theo tình trạng dinh dưỡng của bé.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi giúp mọi người có thêm kiến thức. Từ đó, các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc, thiết kế thực đơn ăn dặm phù hợp với con em của mình, đảm bảo thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng tốt nhất cho trẻ.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng phát triển toàn diện




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition