Mách bạn thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 7 tháng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 7 tháng phù hợp, khoa học không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn kích thích ăn uống và nâng cao khả năng tự ăn, tư vấn phá của bé.

Phương pháp ăn dặm chỉ huy cho bé được rất nhiều bậc phụ huynh áp dụng hiện nay. Nếu thực hiện đúng, thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng vừa giúp bé đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng cho phát triển mà còn giúp bé phát triển kỹ năng kiểm soát thức ăn, kỹ năng nhai cũng như tư vấn phá tốt hơn. Để thiết kế thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 7 tháng khoa học, đúng cách, hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phá qua bài viết sau đây nhé.

Nhu cầu dinh dưỡng ở bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng

Việc xác định nhu cầu dinh dưỡng cho bé 7 tháng giúp các bậc phụ huynh thiết lập chế độ ăn dặm cho trẻ phù hợp, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Dưới đây là khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 7 tháng cần được tuân thủ để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng:

Nhu cầu về năng lượng

Với trẻ 7 tháng tuổi, mỗi ngày cần khoảng 600-650 Kcal/ngày. Với mức năng lượng được cung cấp này sẽ phân bố 50% cho nhu cầu chuyển hóa cơ bản, 25% cho hoạt động hàng ngày và 25% cho sự tăng trưởng, phát triển của cơ thể.

Nhu cầu về protein (chất đạm)

Trẻ ở giai đoạn 7 tháng tuổi, nhu cầu về protein từ 18g/ ngày.

Nhu cầu về lipid

Nhu cầu về lipid của trẻ 7 tháng tuổi là 40% của năng lượng khi nạp vào cơ thể. Tỷ lệ lipid được cung cấp từ động vật và thực vật là 70% và 30%. Và lượng chất béo cần thiết cho bé là 6-10ml/ngày

Nhu cầu về vitamin, khoáng chất

Nnhóm chất này được cung cấp chủ yếu bởi rau củ quả. Bé nên được cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển.

Bé 7 tháng cần 600-650Kcal/ngày,18g/ngày protein, 6-10ml/ngày chất béo cùng các vitamin và khoáng chất trong ngày.

Thực đơn ăn dặm chỉ huy là gì?

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng

Ăn dặm chỉ huy còn được gọi là phương pháp BLW – đây là một phương pháp ăn dặm tập trung vào sở thích và nhu cầu của bé, cho phép bé tự lựa chọn cách ăn, món ăn và số lượng ăn.

Thay vì cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn bằng thìa do cha mẹ hay người nuôi trẻ đút thì phương pháp BLW khuyến khích cha mẹ cho bé ăn các loại thức ăn phù hợp với lứa tuổi mà cả gia đình đang ăn để trẻ có thể cầm và tự ăn bằng tay. Những thực phẩm này thường được cắt với kích thước vừa tay cầm của bé, thường là chuối, cà rốt,… Điều này cho phép trẻ bắt đầu tham gia vào bữa ăn của gia đình và giảm áp lực về thời gian cho cha mẹ cũng như người chăm sóc trẻ. ,

Phương pháp này được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và cũng có nhu cầu áp dụng cho con của mình. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến trái chiều về ưu nhược điểm của phương pháp này.

Lợi ích khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé:

  • Giúp trẻ độc lập và tự chủ: bé sẽ không bị thụ động khi đến giờ ăn mà phải chờ người lớn đút. Phương pháp BLW khuyến khích bé ăn tự lập. Do đó, có nhiều người ủng hộ điều này bởi giúp bé tự tin trong giờ ăn.
  • Tự điều chỉnh: Phương pháp cho phép bé quyết định ăn gì và ăn bao nhiêu, trẻ có thể học được sự điều chỉnh cho mình. Điều này có nghĩa là trẻ học được cách ăn khi đói và dừng lại khi no.
  • Kỹ năng: trẻ cũng sẽ học được cách xử lý thức ăn, tự ăn. Điều này giúp trẻ tư vấn phá những điều mới mẻ, rèn luyện các kỹ năng vận động tinh, phối hợp tay mắt.
  • Tiện lợi: BLW cho phép bé ăn bất cứ lúc nào hoặc ở địa điểm nào khi các thành viên trong gia đình dùng bữa. Điều này đem đến tiện lợi và sự linh hoạt cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, không cần phải bó buộc như phương pháp ăn dặm truyền thống.
  • Giảm áp lực: Khi trẻ kiểm soát lượng thức ăn của mình, trẻ sẽ cảm thấy giảm được căng thẳng, lo lắng, quấy khóc khi ăn.
  • Ăn uống dễ dàng hơn: nhiều chuyên gia cho rằng BLW có thể làm giảm tính kén ăn và khuyến khuyến trẻ ăn uống đa dạng hơn.
  • Chống tăng cân: BLW có thể bảo vệ trẻ khỏi việc tăng cân sau này

Một số điểm hạn chế trong phương pháp ăn dặm BLW:

Bên cạnh nhiều lợi ích, phương pháp BLW vẫn có một số nhược điểm mà các bậc phụ huynh khi áp dụng cần chú ý khắc phục:

  • Mất cân bằng dinh dưỡng: một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trẻ em được cha mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm BLW có nhiều khả năng bị mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu cân hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã không đạt được kết luận tương tự.
  • Tiếp xúc với thực phẩm ít dinh dưỡng hơn: nếu trẻ ăn thức ăn cùng với người thân trong gia đình thì các món ăn có thể chứa muối, nhiều gia vị hơn thức ăn chế biến riêng. Tuy nhiên, các gia đình có thể khắc phục điều này bằng việc cân bằng lại dinh dưỡng các bữa ăn và hạn chế nêm nếm gia vị.
  • Nguy cơ nghẹt thở: một số thức ăn cầm vừa tay trẻ có thể tăng nguy cơ khiến trẻ nghẹt thở.

Vậy chế độ ăn dặm BLW là một cách thay thế các món ăn xay nhuyễn như phương pháp truyền thống. BLW cho trẻ ăn bằng bằng những miếng thức ăn thông thường có kích thước nhỏ vừa tay cầm của trẻ. Phương pháp ăn dặm này có thể bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Phương pháp mang đến nhiều lợi ích bởi thích đẩy hành vi ăn uống tốt của trẻ, đồng thời, hạn chế tăng cân và tiện lợi cho người thân, cha mẹ chăm sóc. Song, vẫn có nhược điểm cần khắc phục để trẻ không không thiếu hụt dinh dưỡng.

Thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 7 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 7 tháng luôn cần bổ sung đa dạng các thành phần dinh dưỡng từ chất đạm, đường bột, chất béo đến vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm, hệ đường ruột của trẻ phát triển hơn và tránh được nguy cơ dị ứng thức ăn sau này.

Khi bước vào giai đoạn này, trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vì vậy, thay vì chỉ cho trẻ ăn bột, cháo xay nhuyễn, các mẹ cũng nên thiết lập chế độ ăn với những thức ăn mềm để trẻ phản xạ nhai.

Sáng sớmBữa sángBữa phụ sángBữa trưaBữa phụ chiềuBữa chiềuBữa tối
Thứ Hai
Sữa mẹ/ sữa công thức– 1-2 lát bánh mì sandwich cắt đi phần viền cứng bên ngoài

– 10g thịt bò hấp chín băm nhuyễn

– 10-15g dưa chuột gọt vỏ, nạo ruột và cắt thành các thanh dài

½ quả táoSữa mẹ/ sữa công thứcBơ nghiền

(50g bơ + 100ml sữa chua)

Nui rau củ luộc, gà xào rau củ, lơ baby.

– 50g nui luộc

– 30g thịt ức gà

– 10g súp lơ

Sữa mẹ/ sữa công thức
Thứ Ba
Sữa mẹ/ sữa công thứcMì sợi, thịt lợn nạc, cải bó xôi

– 50g mì sợi

– 30g thịt thăn

– 20g cải bó xôi

1 trái chuối chínSữa mẹ/ sữa công thức15g cà rốt, 15g bí ngô hấpBún, lươn đồng

– 50g bún

– 30g thịt lươn

Sữa mẹ/ sữa công thức
Thứ Tư
Sữa mẹ/ sữa công thứcCơm trắng, tôm nõn, súp lơ xanh

– 2-3 con tôm nõn đem hấp hoặc luộc

– 15g súp lơ xanh hấp

– 10g gạo tẻ

½ quả xoàiSữa mẹ/ sữa công thứcNước ép dưa lưới (100g dưa lưới)Cá hồi, đậu cô ve, bí đỏ

– 30g cá hồi hấp

– 15g đậu cove luộc

– 15g bí đỏ hấp

Sữa mẹ/ sữa công thức
Thứ Năm
Sữa mẹ/ sữa công thứcCơm trắng, trứng rán, cà rốt

– 10g gạo tẻ

– 1 quả trứng gà ta

– 15g cà rốt hấp

50g nho cùng 100ml sữa chuaSữa mẹ/ sữa công thức15g khoai tây hấpGà xé, măng tây

– 30g thịt ức gà

– 15g măng tây luộc

Sữa mẹ/ sữa công thức
Sữa mẹ/ sữa công thứcCơm nắm phô mai bí đỏ

– 10g gạo tẻ

– 1 lòng đỏ trứng gà ta

– 5 viên phô mai tách muối

– 50g bí đỏ

50 dưa gangSữa mẹ/ sữa công thứcSalad trái cây (¼ quả táo, ¼ quả lê, ¼ quả chuối) thái tất cả thành dạng dài và mỏng rồi trộn đềuNui rau củ hữu cơ cùng thịt viên xíu mại

– 50g nui

– 30g thịt viên

– 20g rau củ

Sữa mẹ/ sữa công thức
Sữa mẹ/ sữa công thứcCơm trắng, thịt thăn áp chảo, bí đỏ, măng tây

– 10g gạo tẻ

– 30g thịt thăn

– 15g bí đỏ

– 15g măng tây

Salad hoa quả: ¼ quả kiwi, 10g việt quất, ¼ quả lêSữa mẹ/ sữa công thứcNước ép cam

( 100g cam + 5g đường nếu có)

Bí đao hấp, cá hồi áp chảo

– 30g cá hồi

– 15g bí đao hấp

Sữa mẹ/ sữa công thức
Sữa mẹ/ sữa công thứcỨc gà, bắp non, cà rốt

– 30g ức gà

– 20g bắp non

– 15g cà rốt

50g dâu tâySữa mẹ/ sữa công thứcDưa hấu xay sữa chua

(50g dưa hấu + 100ml sữa chua)

Yến mạch dâu tây

– 30g yến mạch

– 50gg dâu tây

– 200ml sữa mẹ/ sữa công thức

Sữa mẹ/ sữa công thức

Nhìn chung, thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 7 tháng nên ưu tiên các món luộc hấp, cắt đồ ăn vừa tay cầm của bé. Điều này vừa giúp bé thích thú ăn uống, vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Song, tình trạng sức khỏe, khả năng hấp thu dinh dưỡng và khẩu vị của mỗi trẻ mỗi khác, do đó, các bậc phụ huynh nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia để có thực đơn cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng

Khi xây dựng và thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, các bậc phụ huynh cần chú ý đến nguyên tắc dinh dưỡng và các thực phẩm cần tránh để giúp đảm bảo sức khỏe, có hành trình ăn dặm thuận lợi nhất.

Tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm

  • Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên ưu tiên chọn những thực phẩm gần giống với sữa mẹ để trẻ thích nghi và quen với những thức ăn mới. Điều này giúp quá trình ăn uống của trẻ dễ dàng hơn.
  • Nguyên tắc “ngọt-mặn”: khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, các bậc phụ huynh nên chọn các sản phẩm bột ngọt có mùi vị giống sữa mẹ, sữa công thức. Sau đó, mới thay thế bằng bột mặn dần dần để cung cấp được nhiều thành phần dinh dưỡng hơn cho trẻ.
  • Nguyên tắc “ít-nhiều”: nguyên tắc này giúp trẻ thích nghi và rèn luyện cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn phong phú. Ban đầu, trẻ mới ăn dặm chỉ nên cho trẻ ăn số lượng ít, chẳng hạn như tháng đầu chỉ ăn 1-2 muỗng bột/ lần, sau đó tăng dần lên ⅓ chén và ½ chén. Việc tăng lượng thức ăn giúp trẻ cung cấp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng cho quá trình tăng trưởng và phát triển mà vẫn đảm bảo tiêu hóa.
  • Nguyên tắc “loãng-đặc”: đây là nguyên tắc mà các bậc phụ huynh cần chú ý để trẻ không phản ứng khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa và thức ăn phức tạp hơn.
  • Nguyên tắc “tô màu chén bột”: đây là nguyên tắc đảm bảo 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.
  • Nhóm bột đường: gạo, bột mì, bánh mì, bún, phở, khoai,…
  • Nhóm đạm: cá, thịt, trứng, sữa, tôm, cua, các loại đậu, các loại sữa đậu,…
  • Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ, phô mai, và các loại hạt có dầu,…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất : rau củ và các loại trái cây tươi.
  • Đối với trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo khi chế biến món ăn cho trẻ, không nên cho thêm mắm, muối, gia vị vào thức ăn của trẻ. Bởi thận của trẻ còn yếu tạo gánh nặng cho thận và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
  • Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”: trong quá trình cho trẻ ăn dặm, nếu như trẻ không muốn ăn, cha mẹ nên tạm ngưng khoảng 5-7 ngày rồi bắt đầu lại. Các bậc phụ huynh không nên ép trẻ bởi khiến trẻ căng thẳng khi ăn dặm.

Khi thực hiện cho trẻ ăn dặm, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ các nguyên tắc để quá trình ăn dặm của trẻ diễn ra suôn sẻ. Theo đó, nguyên tắc “ngọt-mặn”, nguyên tắc “loãng-đặc”, nguyên tắc đầy đủ chất dinh dưỡng, không ép trẻ ăn,…

Thực phẩm nên tránh, cách theo dõi, phòng ngừa hóc

Để đảm bảo an toàn khi trẻ ăn dặm tự chỉ huy, các bậc phụ huynh nên chú ý đến chọn thực phẩm và phải theo dõi cũng như phòng ngừa hóc, nghẹn cho trẻ.

Thực phẩm cần tránh

Theo CDC, một số thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn dặm dù thực phẩm phương pháp ăn dặm nào:

  • Mật ong: mật ong có thể có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là vi khuẩn gây ngộ độc và đe dọa đến tính mạng. Nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi thì không được sử dụng.
  • Trứng chưa nấu chín: thực phẩm này có khả năng chứa nhiều Salmonella – vi khuẩn gây hại, gây ngộ độc cho trẻ.
  • Các sản phẩm từ sữa và thịt chưa được tiệt trùng: những thực phẩm này có chứa Listeria monogenes – vi khuẩn có thể khiến cho trẻ bị ngộ độc và bệnh.
  • Sữa bò: các bậc phụ huynh nên tránh bổ sung sữa bò cho trẻ trước 12 tháng tuổi vì sữa không giàu chất dinh dưỡng như sữa mẹ hay sữa công thức. Đồng thời, còn có thể làm giảm sự hấp thu sắt từ thực phẩm.
  • Sản phẩm ít béo: trẻ nhỏ cần tỷ lệ cao từ chất béo cao hơn đáng kể so với người lớn. Do đó, các bậc phụ huynh đừng vì quan niệm sai lầm mà chọn các sản phẩm sữa ít béo cho trẻ.
  • Thực phẩm có đường, mặn và đã qua chế biến nhiều: những thực phẩm này thường “nghèo” dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu sẽ khó khăn trong việc tiêu hóa và xử lý thực phẩm chứa nhiều muối và đường. Hơn nữa, thực phẩm chứa nhiều đường còn có nguy cơ gây hỏng răng.
  • Caffeine: không có mức caffeine an toàn cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao: thủy ngân độc hại và những loài cá lớn hơn có thể tích tụ thủy ngân trong cơ thể. Trẻ nhỏ không nên ăn cá ngừ mắt to, cá thu vua, cá marlin, cá kiếm,…
  • Thực phẩm có hàm lượng natri cao như thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn,…

Ngoài ra, khi áp dụng chế độ ăn dặm BLW, các bậc phụ huynh nên tránh cho bé ăn những thức ăn mà bé có thể bẻ thành từng miếng lớn bằng nướu nhưng không nhai được. Đồng thời, các loại thức ăn có hình dạng lạ có thể gây cản trở đường thở của bé.

  • Một số thực phẩm sống: táo sống, cà rốt, cần tây, thân bông cải xanh,…
  • Thực hiện hình tròn, hình đồng xu: nho nguyên quả, cà chua bi, xúc xích, kẹo cứng,…
  • Thực phẩm cứng hoặc vụn: bỏng ngô, bánh mì có vỏ cứng, các loại hạt,…
  • Thực phẩm dính: bơ đặc, kẹo dính,…

Khi chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm, mặc dù cần thiết cho trẻ ăn đa dạng nhưng cũng cần tránh các thực phẩm có nhiều rủi ro dễ gây nhiễm khuẩn, nghẹt: mật ong, sữa, thịt chưa tiệt trùng, trứng chưa chín, cá chứa thủy ngân, các loại hạt cứng, kẹo dính, kẹo cứng,….

Theo dõi trẻ ăn dặm

Nghiên cứu mới nhất khuyến khích các bậc phụ huynh cho trẻ ăn các chất dị ứng ngay khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thường là khoảng 6 tháng tuổi. Nếu trì hoãn cho trẻ ăn ngoài độ tuổi này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ.

Các chất gây dị ứng phổ biến thường có trong sữa, trứng, đậu phộng, cá, hải sản, đậu nành, lúa mì, vừng, các loại hạt cây như hạt điều, hạt lanh,.. Khi bắt đầu cho trẻ thử, nên cho trẻ thử với số lượng rất nhỏ. Mỗi lần một loại và đợi từ 2-3 ngày trước khi sử dụng thực phẩm mới. Điều này sẽ cho phép các bậc phụ huynh có đủ thời gian nhận biết triệu chứng của phản ứng dị ứng và giúp nhận ra trẻ dị ứng với thực phẩm nào.

Các phản ứng nhẹ bao gồm phát ban, ngứa da, triệu chứng nặng có thể là khó thở, khó nuốt. Thời gian xuất hiện dị ứng có thể trong vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn.

Khi muốn thử trẻ có dị ứng không, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn vào bữa sáng, bữa trưa thay vì bữa tối để có thời gian theo dõi các phản ứng trong ngày. Nếu nghi ngờ dị ứng thực phẩm, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ thăm tư vấn bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Như vậy, để theo dõi trẻ có dị ứng thực phẩm khi ăn dặm, các bậc phụ huynh nên thử từ 6 tháng tuổi. Các thực phẩm dễ chứa chất gây dị ứng như đậu nành, sữa, lúa mì,… Các bậc phụ huynh thử từng loại một và theo dõi triệu chứng và nắm được trẻ có dị ứng không và dị ứng thực phẩm nào.

Phòng ngừa hóc

Trẻ nhỏ khi ăn dặm rất dễ bị hóc do đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi quá trình trẻ ăn và có các bước phòng ngừa như sau:

  • Đảm bảo bé ngồi thẳng khi ăn, lý tưởng nhất là ngồi 90 độ khi quay mặt về phía người cho ăn
  • Đừng bao giờ cho trẻ ăn dặm 1 mình.
  • Cho bé tự đưa thức ăn vào miệng bể bé kiểm soát lượng thức ăn trong miệng cũng như tốc độ ăn của mình.
  • Đảm bảo rằng thực phẩm có thể dễ dàng nghiền nát bằng các ngón tay hoặc khi ấn vào giữa môi của trẻ.
  • Cắt thức ăn thành hình dài để bé dễ cầm.
  • Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có hình tròn hoặc đồng xu, quá dính hoặc có thể dễ vỡ từng vụn, mảnh.

Vậy khi cho trẻ ăn dặm, các bậc phụ huynh nên đảm bảo đặt trẻ ngồi đúng tư thế và lựa chọn cũng như cắt thực phẩm phù hợp để tránh hóc.

Thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng cùng chuyên gia

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải -Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng cho biết có rất nhiều ba mẹ mắc sai lầm trong quá trình cho trẻ ăn dặm như không ăn mỡ, hay sợ dầu nên chỉ cho vài giọt dầu. Chính điều này ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng cũng như sự phát triển các tế bào thần kinh của trẻ. Do đó ba mẹ cần trang bị đầy đủ các kiến thức đúng – chuẩn khoa học để tự tin khi bước vào hành trình ăn dặm của con. Sẽ không có phương pháp tốt nhất, chỉ có phương pháp phù hợp nhất với con mình.

Chế độ dinh dưỡng trong ăn dặm cho trẻ nhỏ rất quan trọng bởi có ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng, tăng trưởng và phát triển của trẻ. Hơn nữa, trẻ nhỏ nhạy cảm dễ bị dị ứng, do đó, việc nhờ tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng vô cùng cần thiết.

Viện NRECI cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng và thiết kế thực đơn ăn dặm, dinh dưỡng cho trẻ từ mọi lứa tuổi. Bác sĩ dinh dưỡng tư vấn dinh dưỡng, tư vấn thực đơn phù hợp để trẻ đáp ứng dinh dưỡng, ngăn ngừa bệnh tật, có điều kiện tăng trưởng và phát triển tốt.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Quy trình thiết kế thực đơn ăn dặm chuẩn dinh dưỡng cho bé:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng của bé
  • Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn 24h
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử sinh, tiền sử bệnh lý nếu có.
  • Khai thác về giấc ngủ, vận động của bé.
  • Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ về tình trạng dinh dưỡng của bé, lộ trình ăn dặm đúng cách, hướng dẫn cách ba mẹ tự theo dõi sự tăng trưởng tại nhà cho con.
  • Xây dựng thực đơn ăn dặm chi tiết từng ngày theo từng bé tùy theo tình trạng dinh dưỡng của bé.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 7 tháng giúp mọi người hiểu hơn và có thêm kiến thức. Từ đó, tích lũy kinh nghiệm trong chăm sóc và nuôi dạy con khỏe mạnh, có điều kiện phát triển toàn diện.

Tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/nutrition/baby-led-weaning#bottom-line
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/baby-led-weaning#summary
  3. https://nhidong.org.vn/cac-benh-thuong-gap/tre-an-dam-nhung-dieu-can-luu-y-c57-472.aspx

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Mách bạn thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 7 tháng

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:

Đàm Thu Trang

Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.