Thực đơn cho người bệnh gout cần cân đối nhóm thực phẩm, chú ý thực phẩm, liều lượng bổ sung để không ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều triệu chứng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, để có chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều không hề đơn giản. Thấu hiểu nỗi lo này, các chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition sẽ giúp mọi người hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cũng như xây dựng, cân đối thực đơn cho người bệnh gout. Cùng theo dõi nhé
Chế độ ăn cho người bệnh Gút
Gút có tên tiếng anh là Gout – đây là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa thường gặp, có sự liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Bệnh xảy ra do thận không thể lọc thải acid uric trong máu ra ngoài. Điều này khiến cho acid uric lắng đọng và tích tụ nồng độ cao trong cơ thể tạo thành các tinh thể muối urat natri hoặc tinh thể acid uric. Nếu như các tinh thể này tập trung ở khớp sẽ khiến các khớp bị viêm và sưng đau.
Người mắc bệnh gout không có khả năng loại bỏ acid uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purin sẽ làm trữ nhiều acid uric và gây triệu chứng sưng đau nghiêm trọng. Thế nên, chế độ ăn cho người bệnh gout vô cùng quan trọng và cần phải chú ý để phòng ngừa cũng như kiểm soát triệu chứng, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Nguyên tắc dinh dưỡng xây dựng chế độ ăn của người bệnh gout
- Năng lượng: 30-35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
- Protid: 0,8- 1g/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
- Lipid: 20- 25% tổng số năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Nước uống: >1,5 lít /ngày.
- Duy trì cân nặng, trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng (theo chuẩn BMI)
- Lựa chọn thực phẩm có ít nhân purin kiềm: ăn số lượng vừa phải các thực phẩm purin mức độ trung bình (< 150g/ngày), không nên ăn thực phẩm nhóm thực phẩm purin mức độ nhiều. Không bổ sung các loại thực phẩm và đồ uống có khả năng gây đợt goutcấp: rượu, bia, cà phê, chè.
- Số lượng bữa ăn: 3- 4 bữa/ngày.
Cơ cấu khẩu phần ăn hằng ngày
- Năng lượng: 1600-1800 Kcal/ ngày
- Protein: 40- 55g/ ngày
- Lipid: 40- 50g/ ngày
- Glucid: 260- 300g/ ngày
- Nước: >1,5 lít/ ngày
Người bệnh gout nên ăn gì?
Để thiết kế thực đơn cho người bệnh gout phù hợp, không ảnh hưởng sức khỏe và không làm triệu chứng thêm nặng, mọi người cần chú ý chọn thực phẩm phù hợp.
Chế độ ăn DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải không chỉ được thiết kế cho việc ngăn chặn tăng huyết áp, tim mạch mà còn là chế độ ăn dành cho người mắc bệnh gout. Cả hai chế độ này có điểm tương đồng trong chọn thực phẩm xây dựng thực đơn ăn uống như:
- Trái cây, rau củ tươi và ngũ cốc nguyên hạt
- Protein nạc từ cá, thịt, các loại hạt, các loại đậu
- Chất béo lành mạnh từ dầu thực vật
- Sữa ít béo hoặc không béo.
Chế độ ăn kiêng này giúp người bệnh hạn chế chất béo bão hòa và các thực phẩm nhiều đường. Tuy nhiên, cả 2 chế độ này đều bổ sung cá giàu protein có thể liên quan đến bệnh gout. Do đó, tùy theo mức độ của bệnh mà bác sĩ tư vấn một số loại thực phẩm khác cho phù hợp hơn.
Bên cạnh chế độ ăn kiêng, các nhóm thực phẩm mà các chuyên gia, bác sĩ khuyên người mắc bệnh gout nên tập trung, bao gồm:
- Trái cây và quả tươi: tất cả các loại trái cây nói chung đều tốt cho người mắc bệnh gout. Trong đó, quả anh đào được các nhà khoa học nghiên cứu có lợi trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh goutbằng cách giảm nồng độ acid uric và giảm viêm trong cơ thể.
- Các loại rau:tất cả các loại rau củ đều tốt cho người mắc bệnh gout bao gồm khoai tây, các loại đậu, nấm, cà tím, các loại rau lá xanh đậm. Bởi hầu hết chúng đều có hàm lượng purin thấp, nhưng ngay cả những loại có hàm lượng purin cao như măng tây, rau bina,… cũng được nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh gout.
- Các loại đậu:tất cả các loại đậu đều tốt bao gồm đậu lăng, đậu phụ, đậu nành, đậu đen, đậu ngự, đậu đỏ, đậu xanh,…
- Các loại hạt: tất cả các loại hạt cũng rất tốt đối với người mắc bệnh goutvà nên thêm vào chế độ ăn hằng ngày: hạt chia, hạnh nhân, óc chó, mắc ca, hạt điều, hạt sen,…
- Ngũ cốc nguyên hạt:các loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm lúa mì, yến mạch, gạo lứt, lúa mạch,… đều tốt cho người bệnh gout.
- Sữa ít béo và các sản phẩm sữa ít béonhư phô mai, sữa chua,… đều tốt cho người mắc bệnh gout. Một số nghiên cứu cho thấy, người bệnh uống sữa ít béo có thể giảm nồng độ acid uric và hạn chế bùng phát triệu chứng của bệnh. Đồng thời, nhóm thực phẩm này còn làm tăng tốc độ bài tiết acid uric qua nước tiểu và làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể, giảm đau nhức ở các khớp.
- Trứng: người bệnh có thể bổ sung nhưng phải ở mức độ vừa phải
- Chất béo không bão hòa: dầu thực vật bao gồm dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu lanh, dầu đậu nành,… cung cấp chất béo không bão hòa tốt cho người bệnh gout.
- Các loại thịt, cáđều tốt cho người bệnh nếu bổ sung ở mức độ vừa phải, từ 150 – 200g/ ngày.
- Nước lọc: người bệnh nên uống từ 5-8 ly nước trong ngày sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh gout. Bởi điều này có nghĩa là thận được lọc thải, bài tiết acid uric qua nước tiểu nhiều hơn. Hơn nữa, nước lọc cũng tốt cho thận, giảm được tình trạng thận suy yếu.
Các loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh gout
Trong thực đơn cho người bệnh gout, việc loại bỏ các thực phẩm có hàm lượng purin cao sẽ tốt hơn cho sức khỏe và không làm ảnh hưởng đến triệu chứng của bệnh.
Do đó, người bệnh cần tránh một số thực phẩm có khả năng gây ảnh hưởng sau:
- Đồ uống có đường và các thực phẩm nhiều đường: nước trái cây đóng hộp, soda, nước ngọt, kem, kẹo, bánh quy, bánh ngọt,… Lưu ý Xi-rô ngô có chứa hàm lượng fructose cao cũng có thể gây tăng axit uric nếu tiêu thụ quá nhiều.
- Nội tạng động vật: gan, lòng, thận, óc,…
- Một số thịt thú săn: thịt heo rừng, thịt nai,…
- Thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…
- Một số loại hải sản: động vật có vỏ, cá trích, sò điệp, trai, cá tuyết, cá ngừ, cá hồi, cá cơm, cá mòi và cá tuyết chấm đen.
- Chiết xuất men và nấm men: chất chiết xuất này thường được tìm thấy trong súp đóng hộp, viên nước dùng,…
- Các loại bia, rượu. Mặc dù không phải tất cả đồ uống có cồn đều chứa nhiều purin, nhưng rượu sẽ ngăn thận loại bỏ axit uric, kéo nó trở lại cơ thể và tiếp tục tích tụ
Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp người bệnh gout giảm được đau và sưng tấy, đồng thời cũng ngăn được những đợt tái phát nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơ địa và tình trạng của mỗi người mỗi khác, do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến và tư vấn dinh dưỡng phù hợp.
Sau đây là mẫu thực đơn cho người bệnh gout trong 1 tuần, người bệnh có thể tham khảo:
Năng lượng: 1600 kcal, 44 g Lipid; 52 g Protein; 248 g Carb
Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa chiều |
---|---|---|
Thứ 2 | ||
|
|
|
Thứ 3 | ||
|
|
|
Thứ 4 | ||
|
|
|
Thứ 5 | ||
|
|
|
Thứ 6 | ||
|
|
|
Thứ 7 | ||
|
|
|
Chủ nhật | ||
|
|
|
Các loại sữa tốt cho người bệnh gout
Sữa là thực phẩm có hàm lượng purin thấp nên người bệnh gout hoàn toàn có thể sử dụng sữa. Đặc biệt những trường hợp suy dinh dưỡng hoặc ăn kém có thể lựa chọn các dòng sữa cao năng lượng để bổ sung dinh dưỡng hoặc có các bệnh lý chuyên biệt có thể lựa chọn các dòng sữa chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng điều trị.
Sữa Peptamen
Sữa Peptamen là sản phẩm sữa thuộc thương hiệu Nestle. Sữa cung cấp đầy đủ dưỡng chất với năng lượng cao, trong 250ml sữa cung cấp đến 250 Kcal giúp người bệnh cung cấp năng lượng mà không lo ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong cơ thể. Hơn nữa, sữa được xem là bữa phụ hoàn hảo cho người mắc bệnh gout bởi giàu protein, có hàm lượng chất béo lành mạnh cùng hơn 30 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, sữa kích thích người bệnh ăn uống ngon miệng, dễ hấp thu, đặc biệt củng cố sức khỏe giúp người bệnh nhanh phục hồi.
Sữa Fresubin 2Kcal
Sữa Fresubin 2Kcal được nhập khẩu 100% từ Đức. Công thức sữa được nghiên cứu và thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu cao về năng lượng, protein và chất xơ cho người bệnh. Sữa có dạng nước tiện lợi, với 1 chai sữa nhỏ dung tích 200ml cung cấp đến 400kcal cùng hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân. Không chỉ vậy, thành phần sữa cung cấp đầy đủ 13 loại vitamin và 15 loại khoáng chất cùng với các chất chống oxy hoá giúp cơ thể được củng cố sức khỏe, tái tạo năng lượng và tăng cường sức đề kháng.
Sữa Ensure plus advance
Sữa Ensure plus advance cũng là một sản phẩm sữa nước tiện lợi và giàu dinh dưỡng đến từ thương hiệu nổi tiếng Abbott Hoa Kỳ. Sữa với với công thức cải tiến tăng cường HMB và protein chất lượng cao giúp hỗ trợ duy trì, xây dựng, phát triển khối cơ. Không chỉ vậy, sữa còn cung cấp đến 28 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe ở bệnh nhân.
Orgalife basic soup
Thực phẩm dinh dưỡng Orgalife basic soup đến từ thương hiệu Orgalife. Thực phẩm dinh dưỡng này thay thế hoàn hảo bữa ăn hoàn chỉnh cho người bệnh cung cấp năng lượng, phục hồi sức khỏe. Nguyên liệu của sản phẩm hoàn toàn tự nhiên và lành mạnh với người bệnh. Sản phẩm cung cấp nguồn năng lượng chuẩn 1 kcal/ml cùng với các nhóm dưỡng chất được cân đối: protein từ động – thực vật cung cấp 18 acid amin gồm 9 acid amin thiết yếu, các chất béo không bão hòa (MUFA, PUFA) từ dầu thực vật lành mạnh, hàm lượng chất xơ từ các loại rau củ quả tự nhiên cùng với 20 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Thiết kế thực đơn cho người bệnh gout cùng bác sĩ dinh dưỡng NRECI
Như đã đề cập, mặc dù cùng 1 bệnh gout nhưng tình trạng sức khỏe và bệnh lý của mỗi người mỗi khác, do đó việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng cũng có sự khác nhau. Vì thế, đừng vội lấy thực đơn của người bệnh này mà áp vào cho người bệnh khác.
Để người bệnh có hiệu quả điều trị tốt, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện, việc tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ giỏi, có chuyên môn là điều cần thiết. Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (NRECI) cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, tư vấn thiết kế thực đơn dinh dưỡng, thực đơn cho người bệnh gout cá nhân hóa theo quy trình cụ thể mang đến hiệu quả tối ưu. Tại đây, người bệnh được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thăm tư vấn, chẩn đoán, từ đó đưa ra những tư vấn dinh dưỡng phù hợp cho từng người bệnh. Điều này giúp người bệnh đáp ứng năng lượng, dinh dưỡng phù hợp, giảm thiểu biến chứng, đảm bảo củng cố sức khỏe tốt.
Hy vọng với những thông tin về thực đơn cho người bệnh gout giúp mọi người có thêm kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó, biết cách chăm sóc để đảm bảo sức khỏe tốt hơn, hạn chế triệu chứng khó chịu. Hãy liên hệ H&H Nutrition ngay để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.
Xem thêm:
- Bệnh gút có uống sữa Ensure được không?
- Top 3 sữa tốt cho xương khớp tốt nhất được chuyên gia khuyên dùng
- Top 4 trung tâm dinh dưỡng, địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người lớn ở TPHCM – Bệnh viện, phòng tư vấn dinh dưỡng uy tín
- Khoá học Huấn luyện viên Dinh dưỡng – Health Coach từ Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Fanpage: Group:Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433