Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Thời gian gần đây số lượng người bị tiểu đường đang không ngừng tăng và thậm chí có trường hợp gặp phải các biến chứng nặng nề. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó bên cạnh điều trị nội khoa, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Bài viết sau đây sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition giải đáp về việc người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì, cùng theo dõi nhé!

Tổng quan về bệnh lý tiểu đường

Để tìm hiểu được chính xác việc người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì. Trước hết bạn cần nắm thông tin tổng quan về căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, một dạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hay do cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài và có thể gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide. Gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim mạch, mạch máu, thận, thần kinh, mắt.

Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Đôi nét về bệnh tiểu đường

Phân loại đái tháo đường bao gồm:

  • Đái tháo đường tuyp 1: Do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối.
  • Đái tháo đường tuyp 2: Nguyên nhân là giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc ở 3 tháng cuối của thai kỳ, không có bằng chứng về đái tháo đường tuyp 1, 2 trước đó.

Bên cạnh đó, đái tháo đường còn do các nguyên nhân khác như: Đái tháo đường sơ sinh hay đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hay sau cấy ghép mô.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc mọi người thắc mắc về bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì thì dấu hiệu nhận biết của bệnh cũng được nhiều người quan tâm. Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là mức glucose trong máu cao hơn mức bình thường. Dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh có thể rất nhẹ thậm chí là không có triệu chứng gì.

Dấu hiệu của tiểu đường loại 1

  • Bị đói và mệt.
  • Người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn và khát nước hơn.
  • Dấu hiệu khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da.
  • Sút cân nhiều mặc dù người bệnh vẫn ăn nhiều.

Dấu hiệu của tiểu đường loại 2

  • Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông lẫn phụ nữ bị tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Tình trạng nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ẩm và ấm của da, gồm giữa ngón tay hay chân, trong hay xung quanh bộ phận sinh dục, dưới ngực,…
  • Vết loét hay các vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu gây tổn thương thần kinh, khiến cơ thể khó chữa lành được các vết thương.
Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Việc lượng đường trong máu cao khi bạn mang thai thường không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hay đi tiểu thường xuyên. Thường phát hiện nhờ làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng của người bị tiểu đường có ảnh hưởng nhiều đến việc bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì. Cụ thể chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người bệnh kiểm soát được lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và tránh yếu tố nguy cơ mắc những bệnh lý về: Cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu cao,…

Khi cơ thể bạn tiêu thụ quá nhiều calo, đặc biệt là chất bột đường và chất béo, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng, điều này có thể làm tổn thương đến thần kinh, tim và thận. Vì vậy, các bác sĩ tại H&H Nutrition luôn khuyên người bệnh tiểu đường cần phải giữ đường huyết ổn định bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh và theo dõi thói quen ăn uống mỗi ngày.

Với chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition thì nguyên tắc cơ bản của chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường gồm: Hạn chế tinh bột (carbohydrate) có trong mỗi bữa ăn, hạn chế những thực phẩm có chứa đường đơn (kẹo, bánh, các loại nước ngọt,…) để hạn chế việc đường huyết tăng cao sau khi ăn.

Ngoài ra cần sử dụng lượng chất béo vừa phải, ưu tiên acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm như các ngừ, cá thu, cá hồi, dầu phộng,… nhằm tránh rối loạn chuyển hóa, tăng cường bổ sung thêm rau xanh, trái cây ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì thì cần chia nhỏ bữa ăn làm 5-6 bữa mỗi ngày, nhằm tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn. Với những bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có xu hướng dễ bị hạ đường huyết trong đêm thì có thêm một bữa ăn phụ trước khi ngủ.

Tuy nhiên, để tốt nhất thì người bệnh nên đi khám với bác sĩ dinh dưỡng để được hỗ trợ phân tích, tư vấn dinh dưỡng và thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thói quen và tình trạng tiểu đường của mình. Ngoài ra bạn cũng cần kết hợp tập thể dục thường xuyên nhằm tốt cho sức khỏe.

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì tốt cho sức khỏe?

Việc người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì sẽ được giải đáp đến bạn trong nội dung tiếp theo. Nhưng trước hết bạn cần tham khảo qua những loại rau hỗ trợ tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường không thể nào bỏ qua các loại rau củ, đây được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Hơn nữa, trong các loại rau củ quản thường sẽ không chứa hay chứa ít lượng tinh bột, rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường do không làm tăng nhanh đường huyết.

Cụ thể trong khẩu phần ăn mỗi ngày của người bệnh nên có 50% ra các loại rau không có tinh bột, điển hình như: Các loại rau xanh lá, củ sắn, tâm hoa Atiso, măng tây, cải Brussel,… Mặt khác người bị bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý kiểm soát trong chế độ ăn với các loại rau có tinh bột như: Đậu hà lan, củ cải đường, khoai lang, khoai mỡ, bắp,…

Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Để quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất, việc người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì thì theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần hạn chế những loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế tinh bột có trong gạo trắng, bánh mì, các loại củ nướng,…
  • Hạn chế những loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe nói chung và người bị bệnh tiểu đường nói riêng.
  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, các loại bánh kẹo ngọt, hay uống các loại nước co ga,…
  • Cần nói không với đồ hộp, đồ chiên.
  • Hạn chế tối đa những loại hoa quả sấy khô, mứt,… Vì những loại này có chứa một lượng đường khá cao sẽ không hề tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường.
  • Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích,…

Trên đây là những nhóm thực phẩm giúp trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì. Bạn cần lưu ý loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình. Việc bạn càng hạn chế sử dụng thì càng tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm về sau.

Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý?

Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì thì bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết của bác sĩ. Thông qua thăm khám bác sĩ có thể giúp tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, đồng thời giải đáp tốt nhất cho bạn khi được hỏi về bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì theo từng tình trạng cụ thể.

Ngoài ra, bạn cũng cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh làm đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm những biến chứng của bệnh. Cụ thể sẽ có những lưu ý chính sau:

  • Cần chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, mục đích tránh tình trạng đường huyết tăng lên đột ngột.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, đặc biệt bạn không được để cơ thể quá đói hay quá lo.
  • Không nên thay đổi quá nhanh, quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn trong ngày.
  • Bạn cần vận động sau khi ăn, hạn chế nằm hay ngồi một chỗ sau mỗi bữa ăn. Dành nhiều thời gian tập luyện thể dục để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh tiểu đường được tốt hơn.
  • Người bệnh nên tự theo dõi đường huyết bằng máy tại nhà, ghi lại và đánh giá những trị số đường huyết đo được vào sổ theo dõi.

Những thông tin trên H&H Nutrition hy vọng có thể giúp bạn tham khảo qua vấn đề bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì. Bạn cần thăm khám với bác sĩ thường xuyên để được chẩn đoán và có những điều trị phù hợp. Thông qua thăm khám, bác sĩ cũng có thể thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất cho bạn, đồng thời bạn cũng cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh được tốt nhất.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition