Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối tại nhà

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối tại nhà? Việt Nam là nước có tỷ lệ ung thư gan khá cao (trung bình 10.000 trường hợp mắc mới mỗi năm). Đáng tiếc là việc phát hiện sớm ung thư gan vẫn còn khá hạn chế gây trì hoãn cho việc điều trị. Theo thống kê có đến 80 – 90% bệnh nhân ung thư gan phát hiện muộn sống dưới 1 năm. Hiểu được điều đó, H&H Nutrition gửi tới bạn đọc những thông tin cần thiết trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối?

cach-cham-soc-benh-nhan-ung-thu-gan-giai-doan-cuoi-tai-nha
Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

Ung thư gan là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao chưa có phương pháp điều trị triệt để. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối người bệnh hầu như sẽ tử vong rất nhanh. Theo thống kê của viện K cho biết chỉ có khoảng 20 – 30% bệnh nhân ung thư gan nhập viện ở giai đoạn sớm. Lý giải cho điều này là bởi triệu chứng của ung thư gan do thể tích của khối u gây ra với ung thư gan nguyên phát khi u nhỏ rất ít, thậm chí không gây ra triệu chứng khiến bệnh khó phát hiện.

Nếu để đến khi ung thư gan giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Mệt mỏi (kể cả khi không làm việc nặng nhọc);
  • Cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh chóng (khoảng từ 5 – 6 kg trong vòng 1 tháng);
  • Rối loạn tiêu hóa (thường xuyên tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đầy hơi liên tục, khó tiêu, đại tiện nhiều lần);
  • Phân trắng như vôi, nát và nhiều chất nhầy;
  • Nước tiểu sậm màu và có mùi nồng hơn bình thường;
  • Sờ thấy gan to (gan nổi lên ở ngay dưới sườn). Bờ gan không đều, nhấp nhô và thường mềm, nổi thành các khối u riêng biệt;
  • Các cơn đau vùng hạ sườn, đau quặn dạ dày phải dùng thuốc giảm đau mức độ cao;
  • Vàng da và niêm mạc, ngứa trên da;
  • Xuất huyết tiêu hóa, lách sưng to;
  • Cổ chướng, nổi các mạch máu xanh to rõ trên bụng;
  • Phù do ứ nước khiến cổ chướng ngày càng nặng thêm.

Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối

Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối là một việc làm rất quan trọng, giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn, tăng chất lượng sống và hổ trợ tinh thần cho người bệnh trong giai đoạn cuối cuộc đời. Người bệnh thường cảm thấy lo lắng, bất an, buồn phiền, các nhân viên y tế cần hổ trợ tinh thần để giúp người bệnh và gia đình cảm giác thoải mái hơn.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ung thư gan, đó là chế độ dinh dưỡng. Ước tính có đến 40% bệnh nhân ung thư không qua khỏi vì suy kiệt thể chất, vào ung thư gan giai đoạn cuối, chức năng gan suy giảm làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và dung nạp thức ăn, do vậy, cần xây dựng một chế độ ăn phù hợp, lựa chọn nhóm thực phẩm và hướng dẫn cách chế biến để phù hợp với thể trạng người bệnh.

Dù nền y học đã có nhiều bước tiến trong điều trị ung thư, tuy nhiên vẫn cần kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý để gia đình thiết kế thực đơn dinh dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư gan:

Các loại thực phẩm tốt cho người đang điều trị ung thư gan

cach-cham-soc-benh-nhan-ung-thu-gan-giai-doan-cuoi-tai-nha
Rau củ tươi
  • Rau củ quả tươi: Nên tăng cường các loại rau xanh đậm màu, củ quả có màu cam, đỏ và trái cây giàu vitamin A & C như: rau cần, súp lơ, rau bồ ngót, rau má, cà rốt, bí đỏ, chanh, cà chua, bưởi, cam, dâu tây…
  • Thức ăn chứa đạm (protein): Cung cấp một lượng hợp lý các thực phẩm chứa protein có lợi từ sữa (ít béo hoặc tách béo), sữa chua, phô mai tách béo, trứng, hải sản, đậu hũ, thịt gia cầm, các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu nành…
  • Chất béo không bão hòa hoặc dầu thực vật: Thay thế chất béo từ mỡ động vật bằng việc dung nạp các chất béo từ thực vật như: dầu mè, dầu nành, dầu đậu phộng, dầu hướng dương..v..v..
  • Thức ăn có lượng đường bột thấp: Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường bột thấp như: gạo lứt, ngũ cốc thô, các loại đậu, khoai củ…
  • Uống nhiều nước lọc: Duy trì lượng nước từ 1,5 – 2 lít/ngày để tăng cường trao đổi chất và thanh lọc độc tố ở gan.

Các loại thực phẩm cần tránh xa cho người bệnh ung thư gan

Ngược lại sẽ có một số loại thực phẩm bệnh nhân mắc bệnh lý gan nên kiêng cữ, đó là:

  • Thức ăn nhiều muối và cay nóng: Hạn chế đồ ăn có nhiều gia vị như thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, các gia vị cay nóng như: tiêu, ớt, gừng…, các loại thịt muối.
cach-cham-soc-benh-nhan-ung-thu-gan-giai-doan-cuoi-tai-nha
Hạn chế ăn gia vị cay nóng
  • Thức ăn nhiều đường: Không uống nước ngọt, ăn các loại hoa quả nhiều đường như sầu riêng, mít…
  • Thức ăn chứa cholesterol, mỡ động vật cao như: da bì, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật.
  • Rượu bia và các chất kích thích: Nói không với bia rượu và các chất có cafein để ngăn chặn các biến chứng khôn lường của bệnh gan.

Các loại sữa cho người ung thư gan giai đoạn cuối

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối, nếu vì lý do nào đó mà bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc không muốn ăn thì gia đình có thể bổ sung dưỡng chất cho người bệnh bằng các loại sữa có dinh dưỡng cao như:

  • Sữa Fresubin Hepa: Là dòng sữa dinh dưỡng giúp bổ sung hay thay thế bữa ăn cho những người bị khó ăn, khó nuốt, mang lại năng lượng và hàm lượng protein cao cho bệnh nhân ung thư.
  • Sữa Nutricare Liver: Với thành phần protein, vitamin và nhiều dưỡng chất khác giúp hỗ trợ chức năng gan hiệu quả. Dòng sữa này còn giúp người bất dung nạp Lactose giảm bớt tình trạng tiêu chảy, khó chịu.
  • Sữa Prosure: Là sản phẩm “quen thuộc” trong điều trị cho bệnh nhân ung thư. Sữa cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cao, giúp người bệnh kích thích cảm giác ngon miệng, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ tăng sinh tế bào mới.
  • Sữa Delical Boisson: Là một trong những “top” sản phẩm giàu protein cho bệnh nhân ung thư, người bị suy dinh dưỡng, người cao tuổi và những người cần bồi bổ sức khỏe.
  • Sữa Supportan: Sữa dinh dưỡng Supportan không chỉ cung cấp năng lượng cao mà còn hỗ trợ người bệnh ung thư nâng cao khả năng kháng viêm, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Sữa FortiCare: Cung cấp nguồn protein dồi dào và các dưỡng chất khác để giúp bệnh nhân ung thư không thiếu hụt dinh dưỡng, giảm bớt mệt mỏi sau thời gian điều trị dài.

Xem chi tiết thông tin sản phẩm ngay tại đây:

Trên đây là một số chia sẻ của H&H Nutrition về cách chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Hy vọng bài viết đã giúp quý bệnh nhân và người thân có những định hướng cụ thể về cách thiết kế thực đơn cho người ung thư. Hãy thường xuyên ghé thăm website tư vấn dinh dưỡng H&H Nutrition để được cập nhật thêm nhiều bài viết tương tự!

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối tại nhà




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition