Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm. Các chuyên gia H&H Nutrition giải đáp: đường huyết bất kỳ cao hơn 200mg/dl khi người đó xuất hiện các triệu chứng 4 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Tình trạng đường huyết tăng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Một người bị tăng đường huyết nếu lượng đường trong máu cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) trong khi đói hoặc hơn 180 mg/dL (10 mmol/L) sau khoảng 1 – 2 giờ ăn.

Và đường huyết bất kỳ cao hơn 200mg/dl khi người đó xuất hiện các triệu chứng 4 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều.

Riêng đối với bệnh nhân có chỉ số đường huyết đói khoảng từ 100 – 125 mg/mL được coi là giai đoạn tiền tiểu đường. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống thì có thể thành tiểu đường tuýp 2.

Tiền tiểu đường có thể chữa khỏi nhưng khi bị tiểu đường tuýp 2 thì rất khó khăn. Vì vậy, nếu người bệnh ở trong trường hợp này, cần phải hết sức thận trọng.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Dấu hiệu nhận biết chỉ số đường huyết tăng cao

Tình trạng đường huyết tăng cao có thể không biểu hiện thành các triệu chứng rõ rệt cho đến khi lượng đường trong máu của người bệnh cao trên 180 – 200 mg/dL (10 – 11,1 mmol/L). Lúc này, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Thường xuyên cảm thấy khát;
  • Nhìn mờ mắt;
  • Mệt mỏi, đau đầu;
  • Sụt cân;
  • Dễ bị nhiễm trùng.

Vì vậy, chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm cần phải dựa có tăng đường huyết ít hay nhiều thì mới cần được can thiệp phù hợp.

Đường huyết tăng cao trong thời gian càng dài thì sẽ càng tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng, khiến các vết thương lâu lành, phá hủy dây thần kinh, mạch máu, mô ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Tổn thương mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim hay bị đột quỵ.

>> Xem thêm: 4 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người lớn uy tín tại TP.HCM chỉ từ 180.000đ

Những hậu quả của chỉ số đường huyết cao

Chỉ số đường huyết cao sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

Biến chứng cấp tính

Việc tăng chỉ số đường huyết được coi là nguy hiểm, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không có hướng xử lý kịp thời. Một số hậu quả:

Nhiễm toan ceton:

Những người đái tháo đường tuýp 1 sẽ dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi chỉ số đường huyết tăng cao (vượt quá 14 mmol/l hoặc 250 mg/dL) – Khiến các tế bào bên trong cơ thể bị thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng, cơ thể tự động sinh ra cơ chế đốt cháy mỡ, từ đó hậu quả chính là làm tăng ceton trong máu (nhiễm toan ceton là một lượng lớn ceton tích lũy trong máu). Nó có thể làm cơ thể bị nhiễm độc, gây một số biểu hiện như: Bồn chồn, lo lắng, hơi thở có mùi chua (giống mùi trái cây lên men).

Làm gia tăng cho áp lực nước tiểu:

Khi chỉ số đường huyết tăng lên quá cao sẽ làm cho nước thấm sâu vào thành mạch, đẩy lượng chất thải của cơ thể ra ngoài theo đường nước tiểu. Hậu quả là cơ thể bị thiếu nước trầm trọng.

Biến chứng mãn tính

Chỉ số đường huyết tăng cao sẽ cực kỳ nguy hiểm với những trường hợp biến chứng mãn tính. Bởi nó có khả năng làm tổn thương mạch máu, hệ thần kinh trung ương.

Tại vị trí mạch máu ngoại vi: Khi gia tăng chỉ số đường huyết trong khoảng thời gian dài thì có thể làm tắc nghẽn động mạch vành – Gây tình trạng tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…

Tại vị trí mạch máu nhỏ: Làm tổn thương dây thần kinh, gây những ảnh hưởng tiêu cực lên vị trí thận, thị giác như suy giảm thị lực, mù lòa, suy thận,…

Tổn thương đối với hệ thần kinh: Người bệnh bị tổn thương hệ thần kinh trung ương khi chỉ số này tăng cao, gây rối loạn chức năng của những cơ quan trong cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ, suy giảm nhu cầu tình dục,…

Khi chỉ số đường huyết tăng cao có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng thị giác, thận, giấc ngủ và nhu cầu tình dục,… Đe dọa sự sống nếu không được điều trị kịp thời khi tăng cấp tính.

Các biện pháp kiểm soát chỉ số tiểu đường nằm trong ngưỡng cho phép

Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Kim Hải – chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition, người bệnh đái tháo đường có thể thực hiện kiểm soát nồng độ đường huyết với quy tắc kiềng 3 chân : dinh dưỡng – vận động – thuốc. Trong đó không khía cạnh nào hơn khía cạnh nào, tất cả đều cần được thực hành đồng thời trong quá trỉnh điều trị và kiểm soát biến chứng của tiểu đường.

Tăng cường luyện tập thể thao

Những hoạt động thể chất sẽ mang lại nhiều tác động tích cực trong việc giảm hàm lượng đường trong máu, đề kháng insulin. Khi tập luyện thể thao, vận động thì sẽ tiêu thụ đường tạo ra năng lượng. Từ đó giúp tăng khối lượng cơ, điều này giúp cho người bệnh giảm đề kháng insulin, cũng như giảm lượng glucose máu.

Tuy nhiên, cần lưu ý người bệnh trước khi tập thể thao thì nên được kiểm tra những biến chứng có khả năng gây ảnh hưởng bởi hoạt động thể thao cường độ cao: Bệnh võng mạc, thần kinh ngoại biên, mạch vành, biến chứng bàn chân đái tháo đường.

Không nên tập thể dục nếu chỉ số glucose huyết trên > 14,0 hay dưới < 5,5 mmol/L, hoặc người bệnh cảm thấy mệt và đói.

Sử dụng thuốc trong quá trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh tiểu đường hay đang gặp những vấn đề rối loạn dung nạp đường huyết sẽ cần sử dụng thuốc (uống đúng, đủ theo phác đồ của bác sĩ điều trị). Đây là điểm quan trọng, hỗ trợ giữ đường huyết luôn ở mức ổn định.

Nếu tình trạng đường huyết, sức khỏe có bất kỳ sự thay đổi đột ngột trong khoảng thời gian uống thì người bệnh phải báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh phù hợp.

Người bệnh cần được hướng dẫn về các dấu hiện của cơn hạ đường huyết và cách xử trí trong quá trình sử dụng thuốc.

>> Xem thêm: Sữa cho người tiểu đường tốt nhất 2024

Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn khoa học mỗi ngày của người bệnh tiểu đường cần tuân thủ:

  • Cung cấp đủ dinh dưỡng (có sự cân bằng về số lượng lẫn chất lượng)
  • Không làm tăng đường huyết nhiều sau bữa ăn, cũng như không làm hạ đường huyết xa bữa ăn.
  • Duy trì mức cân nặng. Với người béo phì sẽ cần giảm cân, mục tiêu là giảm 5 đến 10% trọng lượng cơ thể (trong vòng từ 3 đến 6 tháng). Do đó mà mức năng lượng khẩu phần ăn cũng cần giảm dần, cụ thể là 250 đến 500 kcal/ngày (nên giảm từng giai đoạn, không nên giảm một cách đột ngột).
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp,…

Nguồn cung cấp năng lượng cụ thể:

Nhu cầuThực phẩm nên chọnThực phẩm không nên chọn
Glucid

(Chất bột đường)

Chiếm 50 đến 60% tổng số năng lượng (Tối thiểu 130g/ngày)– Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu, hoa quả, bánh mì đen, khoai củ,…– Bánh kẹo, mật ong, mứt sấy khô, hoa quả có nhiều đường như xoài, đu đủ, mít, sầu riêng,…
Lipid

(Chất béo)

Chiếm 20 đến 25% tổng năng lượng. Cụ thể:

– Chất béo bão hòa <10% tổng năng lượng

– Cholesterol < 300mg/ngày

– Thực phẩm ít chất béo bão hòa: Đậu hủ, cá, thịt nạc, vừng, lạc,…

– Dầu thực vật thay thế dầu động vật: Dầu hướng dương, đậu nành,…

– Tránh sử dụng lại dầu đã được dùng trong xào, chiên, rán,…
Protein

(Đạm)

Chiếm 15 đến 20% tổng năng lượng

– Cung cấp 1 đến 1,2g/kg cân nặng/ngày (đối với người bệnh tiểu đường không có protein niệu, không suy thận)

– Cung cấp 0,8g/kg cân nặng/ngày (với người có biến chứng thận)

– Tăng cường bổ sung thủy hải sản, cá.

– Thịt bò, thịt heo ít mỡ

– Gia cầm bỏ phần da

– Có thể ăn từ 2 đến 4 quả trứng/tuần

– Sử dụng thực phẩm có chất béo chưa bão hòa: Lạc, dầu cá, vừng, đậu đỗ, dầu oliu,…

– Thực phẩm giàu cholesterol: sô cô la, nội tạng động vật,…
Các vi chất

(Vitamin và muối khoáng)

Bổ sung như người bình thườngTrái cây chính là nguồn cung cấp vitamin chính. (không bổ sung quá 20% mức năng lượng mỗi ngày)

– Chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp: Cam, lê, ổi, táo,…

– Ăn lượng vừa phải trái cây có chỉ số đường huyết trung bình như đu đủ, chuối,….

– Hạn chế ăn trái cây có đường huyết cao như mít, sầu riêng, vải, xoài, nhãn,…
MuốiDưới 5g/ngày (Khoảng 2000 mg/ngày)

(Người bệnh có tình trạng tăng huyết áp, suy thận sẽ cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Uư tiên gia vị có giảm muốiHạn chế thêm gia vị khi ăn.
Đồ uống có cồn– Bia, rượu: Không sử dụng quá 1 đến 2 đơn vị rượu (1 đơn vị chứa 10g cồn, tương đương 120ml rượu vang, 30ml rượu mạnh, 300ml bia).

– Nước ngọt: chỉ nên dùng lại không hay ít đường.

Chất xơBổ sung 20 đến 30g/ngày– Rau xanh, ngũ cốc, hoa quả,….

Người bệnh cần duy trì mỗi ngày đủ 3 bữa ăn , có thể bổ sung bữa phụ (chiếm 10 đến 15% tổng năng lượng. Người bệnh cần bổ sung đủ các chất từ đạm, chất béo, chất xơ, chất đường bột, vitamin và khoáng chất. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để cải thiện thực đơn của mình.

Những ai nên chú ý về chỉ số đường huyết

Trường hợp nằm trong các đối tượng sau, bạn sẽ cần chú ý hơn về chỉ số đường huyết và nên được kiểm tra đo đường huyết thường xuyên:

  • Người lớn tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người có sử dụng insulin
  • Người khó kiểm soát đường huyết
  • Có ceton bởi người bệnh có lượng đường trong máu cao
  • Người có thói quen ít vận động
  • Người có huyết thống với người bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao hay đang điều trị huyết áp
  • Phụ nữ với hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tiền sử bệnh mạch vành

Nếu bạn là người lớn tuổi, có bệnh nền, phụ nữ đang mang thai, hay người có thói quen ít vận động,… sẽ cần chú ý hơn về chỉ số đường huyết.

Hy vọng với những thông tin này, H&H Nutrition có thể giúp bạn hiểu hơn về chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm. Để tránh ảnh hưởng sức khỏe, bạn nên thăm tư vấn định kỳ mỗi năm để phát hiện kịp thời bệnh lý, thực hiện các điều trị an toàn, cải thiện sức khỏe

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.