Dấu hiệu bị bệnh thận sẽ biểu hiện mức độ khác nhau tùy vào giai đoạn, cùng H&H Nutrition tìm hiểu thêm nhiều thông tin về bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé.
Thận là cơ quan quan trọng giúp cơ thể giữ cân bằng các chất khoáng và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên đây cũng là bộ phận dễ tổn thương và mắc các bệnh nguy hiểm. Suy thận là căn bệnh không ai muốn mắc phải, việc nhận biết sớm bệnh sẽ đem lại kết quả điều trị tốt hơn.
Tổng quan về bệnh thận
Thận là cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể, chỉ cần thận bị tổn thương sức khỏe của chúng ta sẽ suy yếu nhanh chóng. Suy thận là bệnh lý hay gặp nhiều nhất, xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng không thể lọc ra ngoài các chất thải từ máu, để lâu ngày các chất này tích tụ lại gây ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng khác trong cơ thể. Bệnh thận (suy thận) sẽ chia thành 2 loại, đó là:
- Suy thận mãn tính: Là tình trạng thận bị suy giảm chức năng không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tháng và không thể phục hồi sẽ được gọi là suy thận mãn tính. Ở giai đoạn đầu bệnh thường không có các triệu chứng rõ ràng rất khó phát hiện.
- Suy thận cấp tính: Là tình trạng suy giảm cấp tính độ lọc cầu thận trong vài giờ hoặc vài ngày khiến cho các chất điện giải, chất thải dư thừa không được đào thải ra khỏi máu. Trường hợp này nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, thận hoàn toàn có khả năng phục hồi.
Suy thận mãn tính thường có 5 cấp độ tương ứng với thời gian phát triển của bệnh, cụ thể như sau:
Cấp độ 1: Đây là giai đoạn mới chớm bệnh, thận bị tổn thương nhưng chưa xuất hiện triệu chứng nhận biết. Các chức năng của thận vẫn hoạt động đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Cấp độ 2: Các dấu hiệu nhận biết bệnh thận đã bắt đầu xuất hiện nhưng chưa rõ rệt. Các chức năng thận bị suy giảm khoảng 40-50% so với người bình thường.
Cấp độ 3: Ở giai đoạn này chức năng của thận bị suy giảm tới 70%, không còn khả năng trao đổi chất như bình thường. Các dấu hiệu nhận biết bệnh thận đã rõ rệt và xuất hiện nhiều hơn.
Cấp độ 4: Đây là cấp độ suy thận khá nghiêm trọng, chức năng thận suy giảm từ 80 – 90%. Điều này đòi hỏi bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc máu để duy trì sự sống. Người bệnh có biểu hiện phù nề, ngứa toàn thân, tiểu đêm, tiểu ngày liên tục, khó thở, co giật, thiếu sức sống,….
Cấp độ 5 (giai đoạn cuối): Đây là cấp độ nguy hiểm nhất của bệnh, bởi thận hầu như không còn hoạt động được nữa. Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc và máy lọc máu và cơ hội ghép thận nhân tạo.
Nguyên nhân dẫn đến suy thận
Những nguyên nhân suy thận cấp thường gặp gồm:
- Mất máu do chấn thương.
- Mất nước.
- Tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết.
- Phì đại tuyến tiền liệt.
- Tổn thương thận do dùng thuốc sau một thời gian hoặc nhiễm độc.
Nguyên nhân suy thận mãn tính chủ yếu đến từ các bệnh lý ở cầu thận gồm:
- Hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp và mãn tính hoặc do các bệnh hệ thống.
- Các bệnh lý như đái tháo đường và tăng huyết áp có khả năng làm tổn thương thận để lâu gây suy thận mãn tính.
- Những người bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài hoặc sử dụng một số thuốc để chữa trị các rối loạn bệnh lý cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận.
- Một số thói quen sai lầm có thể làm tổn thương thận như: ăn mặn, ăn nhiều mì chính, uống nhiều nước ngọt, bỏ bữa sáng, nhịn tiểu, lười uống nước, uống bia rượu, ăn ít rau nhiều thịt.
Dấu hiệu bị bệnh thận
Dấu hiệu bị bệnh thận sẽ phát triển theo từng giai đoạn (cấp độ). Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường không biểu hiện rõ vì chức năng của thận vẫn đảm bảo được 70 – 80% nhu cầu cơ thể, khi xuất hiện triệu chứng thì chức năng thận chỉ còn khoảng 50%.
Các dấu hiệu bị bệnh thận các bạn có thể tham khảo như sau:
- Buồn nôn, nôn.
- Chán ăn.
- Mệt mỏi, ớn lạnh.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Thay đổi khi đi tiểu: ban đêm đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu nhạt hơn hoặc đậm hơn bình thường, cảm giác căng tức, đi tiểu khó khăn, …
- Thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt.
- Co giật cơ bắp và chuột rút.
- Nấc nhiều.
- Một số bộ phận bị phù lên điển hình là chân, tay, mặt, cổ.
- Xuất hiện tình trạng ngứa khắp người dai dẳng.
- Thỉnh thoảng lên cơn đau ngực (biểu hiện tràn dịch màng tim).
- Khó thở (nếu có phù phổi).
- Tăng huyết áp khó kiểm soát.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Đau hông lưng.
Bệnh thận có nguy hiểm không?
Bệnh thận được đánh giá là một trong những bệnh nguy hiểm không ai muốn mắc phải. Ngay ở cấp độ 3 cơ thể người bệnh đã rất mệt mỏi khi cơ thể thường xuyên rối loạn điện giải, ứ nước và thiếu protein. Các triệu chứng của bệnh thận cũng đã rất khó chịu, thêm vào đó người bệnh còn phải phụ thuộc vào việc lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế khi người bệnh không có sức để tham gia lao động sản xuất và chi phí chữa trị bệnh thận rất cao và chưa có phương pháp giải quyết triệt để trừ ghép thận, việc tìm được người cho thận phù hợp cũng khá khó khăn.
Bệnh nhân suy thận cấp, nếu điều trị trong thời gian dài không có chuyển biến dễ trở thành bệnh thận mãn tính. Trong thời gian điều trị bác sĩ sẽ phải thường xuyên truyền dịch và lợi tiểu tích cực, thậm chí là lọc máu khẩn cấp nếu chỉ số các ion trong máu vượt quá ngưỡng. Kali là ion nguy hiểm vì rất khó cân bằng trong quá trình điều trị, khi suy thận, cơ thể mất khả năng điều tiết kali.
Trường hợp bệnh nhân nôn, đi ngoài nhiều sẽ thiếu kali, cần được bù lại. Hoặc nếu bệnh nhân được dùng lợi tiểu thải kali quá tích cực, tình trạng thiếu kali cũng xảy ra. Tình trạng này có khả năng ảnh hưởng tới tim gây rối loạn nhịp tim tiềm ẩn nguy cơ đột tử.
Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh thận
Để phòng ngừa bệnh suy thận chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc duy trì lối lành mạnh, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu bằng cách ăn nhiều rau xanh, giảm đồ ngọt, đồ ăn nhanh.
- Chăm vận động thể thao, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tránh hút thuốc và các chất kích thích.
- Thay đổi chế độ ăn uống, ăn đúng giờ, đúng bữa.
- Một ngày cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước cho cơ thể, bổ sung nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc ra nhiều mồ hôi.
- Không ăn quá mặn, giảm tỉ lệ chất đạm và dầu mỡ.
- Duy trì huyết áp ở mức độ bình thường là không dưới 140/90 mmHg.
Qua bài viết trên, ta thấy thận là cơ quan quan trọng và các dấu hiệu bị bệnh thận giai đoạn không biểu hiện rõ, khó phát hiện, những trường hợp phát hiện đều đã chuyển biến xấu. Vì thế hãy thay đổi thói quen, thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý nhất để phòng bệnh.
Nếu bạn không biết nên phòng tránh bệnh như nào hãy cùng theo dõi thêm nhiều bài viết của H&H Nutrition để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé.
>>> Xem thêm:
- Bệnh nhân suy thận nên ăn gì? 3+ thực phẩm tốt nhất cho người bệnh thận
- Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh suy thận
- Người chạy thận nên ăn gì? Những thực phẩm tốt cho người bệnh thận
- Sữa NEPRO 2 dạng bột 400g – Dinh dưỡng đặc chế cho NGƯỜI BỆNH THẬN CÓ LỌC MÁU NGOÀI THẬN
- Sữa NUTRICARE KIDNEY 2 – Sữa dành cho bệnh nhân SUY THẬN trong giai đoạn lọc thận nhân tạo
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Fanpage: Group:Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433