Khi hạ đường huyết nên ăn gì, uống gì để không nguy hiểm?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Khi hạ đường huyết nên ăn gì? Hạ đường huyết xảy ra khi mức độ đường huyết thấp hơn bình thường cho phép và thường khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm. Hiện tượng này là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường và những vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết thường gặp

Một số nguyên nhân hạ đường huyết thường gặp trong đời sống hàng ngày:

  • Hạ đường huyết do sử dụng insulin điều trị bệnh đái tháo đường không đúng nồng độ hoặc sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều.
  • Do bệnh nhân điều trị đái tháo đường giảm ăn quá mức hoặc người nhịn ăn thời gian dài.
  • Do làm việc gắng sức ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1.
  • Do lạm dụng rượu bia quá mức làm cản trở quá trình tạo đường trong cơ thể
Khi hạ đường huyết nên ăn gì?
Một số nguyên nhân hạ đường huyết thường gặp

Một số triệu chứng hạ đường huyết không thể bỏ qua nhằm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời tránh cách hậu quả nặng nề do hạ đường huyết gây nên:

  • Bệnh đột ngột cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt
  • Bệnh nhân thấy đau đầu kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn
  • Da bệnh nhân chuyển sang xanh tái và vã mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân
  • Bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh trong người và chạy dọc sống lưng kèm theo biểu hiện run tay chân không thể điều khiển được
  • Bệnh nhân cảm thấy nhịp tim tăng nhanh, cảm giác trống ngực hồi hộp và bụng đói cồn cào, có thể có cơn đau dạ dày quặn thắt vùng thượng vị
  • Nếu tình trạng nặng bệnh nhân có thể đột ngột rơi vào trạng thái hôn mê, kích động .

Hạ đường huyết có phải đái tháo đường không?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường huyết với đặc trưng là tăng đường huyết trong máu. Bệnh tiểu đường có biểu hiện là lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.

Hạ đường huyết là bệnh lý xảy ra khi đường huyết trong cơ thể bị hạ xuống quá mức với biểu hiện đặc trưng là lượng đường trong máu xuống thấp hơn so với bình thường <70mg/dl. Tuy nhiên, hạ đường huyết cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường khi mà bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị hạ đường huyết quá mức hoặc do giảm ăn quá mức.

Như vậy, hạ đường huyết có phải đái tháo đường không thì câu trả lời là có hoặc không. Điều này tùy thuộc vào các chẩn đoán của bác sĩ dựa vào kết quả khám lâm sàng trực tiếp đối với bệnh nhân.

Khi hạ đường huyết nên ăn gì để tăng đường huyết?

Đối với bệnh nhân bị hạ đường huyết cần phải được bổ sung lượng đường ngay lập tức nhằm cân bằng lại lượng đường thiếu hụt trong máu bằng cách sử dụng các loại thực phẩm giàu đường.

Phương pháp trực tiếp có hiệu quả ngay tức khắc bằng cách thực hiện theo quy tắc 15-15 của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ là ăn hoặc uống ngay 15 gram đường nhanh (không phải đường ăn kiêng) tương đường 3 thìa đường, 100ml nước ngọt… . Sau đó tiếp tục ăn thêm và kiểm tra sau 15 phút. Nếu sau 15 phút lượng đường vẫn dưới 70mg/l thì tiếp tục ăn đến khi lượng đường sau 15 phút đạt 70mg/l.

Khi hạ đường huyết nên ăn gì?
Khi hạ đường huyết nên ăn gì?

Ngoài ra, việc cân bằng các loại thức ăn trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng là điều cần thiết giúp làm giảm tình trạng hạ đường huyết. Một số thực phẩm giúp tăng đường huyết và an toàn:

  • Thịt nạc giàu protein ngoài việc tăng cường xây dựng các mô cơ thì chúng còn tác dụng ổn định đường huyết. Một số loại thịt giàu protein như thịt trắng gia cầm, cá, lòng trắng trứng, đậu ….
  • Ngũ cốc nguyên hạt ngoài việc giàu chất xơ, bổ sung các vitamin nhóm B thì chúng còn bổ sung carbohydrate tốt cho cơ thể như lúa mì, lúa mạch,bắp rang.

Khi hạ đường huyết nên uống gì?

Khi hạ đường huyết việc cung cấp đường qua đường uống là cách tốt nhất để cơ thể có thể hấp thụ đường nhanh chóng làm cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể. Một số thức uống được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân khi bị hạ đường huyết nhằm cân bằng lượng đường trong máu:

  • Nên uống từ 1/2 đến 3/4 cốc nước ép các loại trái cây có đường như lê, táo,…
  • Nên uống 1/2 cốc nước cam ép;
  • Nên uống 1 muỗng canh mật ong;
  • Nên uống 2 muỗng canh nho kho;
  • Nên uống 1 cốc sữa có đường không béo;
  • Nên uống 1 muỗng canh đường;
  • Nên uống 1 muỗng canh siro ngọt.

Việc uống các loại nước uống có đường là giải pháp nhanh chóng giúp cơ thể phục hồi lại sự cân bằng đường huyết. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức các loại thực phẩm nhiều đường trên đều sẽ làm tăng đường huyết.

Do đó, cần chú ý ăn uống trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nhằm đảm bảo cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để có được phương pháp thích hợp nhất.

Các thực phẩm cần tránh khi bị hạ đường huyết

Việc sử dụng các thực phẩm nhiều đường trong một thời gian ngắn và nhanh chóng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao quá mức và dẫn đến lượng insulin tăng đột biến khiến cơ thể kích hoạt cơ chế hạ đường huyết.

Do đó, đối với bệnh nhân thường xuyên bị hạ đường huyết và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên tránh các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa quá nhiều đường và được cô đặc như bánh ngọt, sữa đặc, kem béo có đường ….
  • Các loại đồ uống có chất kích thích chứa caffeine như cacao, cà phê, soda, trà đen sẽ gây giải phóng các hormone adrenaline làm tăng đường huyết.
  • Các loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia đặc biệt khi sử dụng trong lúc đói sẽ gây hạ đường huyết.

Trên đây là các kiến thức liên quan đến dinh dưỡng trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bị hạ đường huyết cũng như giải đáp thắc mắc khi hạ đường huyết nên ăn gì. Mọi thắc mắc về hạ đường huyết vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia tư vấn dinh dưỡng của H&H Nutrition với nhiều năm kinh nghiệm để được giải đáp một cách thỏa đáng nhất.

Xem thêm: 

đánh giá post

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition