Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích 7 ngày khoa học

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích thế nào tốt, hỗ trợ tiêu hóa ổn định. Trong bài viết ngày hôm nay, H&H Nutrition sẽ hướng dẫn bạn cách thiết kế thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích hiệu quả.

Chế độ ăn cho người bị hội chứng ruột kích thích

Trước khi tư vấn thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích, H&H Nutrition sẽ chia sẻ đến bạn một số lưu ý về chế độ ăn khi bị bệnh này:

  • Chú ý lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn, không chứa hóa chất hoặc chất bảo quản.
  • Tăng cường việc bổ sung thức ăn giàu chất xơ vào khẩu phần hàng ngày, bao gồm rau xanh, củ quả, trái cây (đặc biệt là những loại giàu kali như chuối, đu đủ,…). Chất xơ có khả năng cải thiện triệu chứng táo bón ở những người mắc hội chứng ruột kích thích, giúp làm mềm phân và thúc đẩy phân di chuyển dễ dàng qua đại tràng. Người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 22- 34g chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, chất xơ có thể gây tích tụ khí trong dạ dày, do đó người bệnh nên tăng lượng chất xơ từ từ, chỉ cần thêm 2 – 3g mỗi ngày vào khẩu phần ăn hiện tại, tăng khoảng từ 50-100g rau củ các  loại.
  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giảm thiểu lượng chất béo và tăng cường tiêu thụ tinh bột, chẳng hạn như mì ống, gạo và bánh mì nguyên cám.
  • Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, với khoảng cách hơn 2 tiếng giữa mỗi bữa, để tránhbị đau bụng và tiêu chảy vì ăn quá nhiều thực phẩm trong một lần.
  • Khi ăn, hãy ăn chậm và nhai kỹ để giảm thiểu nuốt khí và hơi, từ đó giúp giảm căng thẳng và tình trạng co thắt đột ngột trong hệ tiêu hóa. Điều này sẽ giúp hạn chế các triệu chứng đau bụng và tăng hiệu quả của quá trình tiêu hóa.

Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích 7 ngày khoa học

Lưu ý khi thiết kế chế độ ăn cho người bị hội chứng ruột kích thích

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm nên có trong thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích là:

Thịt nạc: Thịt nạc cung cấp nhiều đạm, dễ tiêu hóa và không tạo khí sau khi ăn nhờ có sự hỗ trợ của vi khuẩn đường ruột. Ngược lại, thịt mỡ chứa nhiều chất béo bão hòa khó tiêu hóa, có thể gây viêm ruột và làm trầm trọng các triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Một số loại thịt nạc phù hợp cho người bị hội chứng ruột kích thích bao gồm: Thịt lợn nạc như thịt thăn, thịt bò nạc và thịt gà trắng như ức gà.

Cá béo: Cá béo chứa nhiều axit béo omega-3 có khả năng chống viêm mạnh. Vì viêm ruột thường gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên việc tiêu thụ nhiều cá giàu omega-3 có thể giúp giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Các loại cá béo nên thêm vào thực đơn của bệnh nhân bao gồm: Cá hồi, cá trích, cá cơm, cá mòi, cá ngừ, và cá thu.

Rau củ: Một số người bị hội chứng ruột kích thích thường tránh ăn rau củ vì lo ngại rau có thể làm triệu chứng trở nên xấu hơn. Nguyên nhân chính có thể là rau củ như bắp cải, bông cải xanh và cải xoăn thường chứa raffinose, một loại đường gây tạo khí, dẫn đến đầy hơi. Tuy nhiên, rau củ giàu chất xơ có lợi cho hệ vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Người bệnh nên bắt đầu bổ sung dần dần các loại rau củ ít tạo khí như khoai tây, khoai lang, bí đao, cà rốt, cà tím, ớt chuông, rau lá xanh,… vào thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích. Hãy nấu rau chín, tránh ăn rau sống để tránh rối loạn tiêu hóa.

Trái cây: Giống như rau xanh, trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho đường tiêu hóa. Một số loại trái cây có khả năng kiểm soát triệu chứng hội chứng ruột kích thích, như quả bơ, chuối, việt quất, dưa lưới, kiwi và đu đủ.

Yến mạch: Yến mạch giàu chất xơ hòa tan và tinh bột kháng hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa. Đồng thời yến mạch cũng có hàm lượng FODMAP thấp khi ăn với lượng vừa phải. FODMAP là từ viết tắt của một số loại đường lên men và tinh bột chuỗi ngắn được tìm thấy trong thực phẩm. Những thực phẩmi này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như xì hơi, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón.

Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn nhiều rau củ, thực phẩm dễ tiêu hóa

Các loại thực phẩm cần tránh khi bị hội chứng ruột kích thích

Khi thiết kế thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích cần chú ý nên tránh một số loại thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm sống như rau sống, tiết canh và gỏi cá.
  • Dưa cà muối và các gia vị chua cay.
  • Hoa quả khô và trái cây đóng hộp do hàm lượng đường cao, có thể gây táo bón, tiêu chảy và đầy hơi.
  • Thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán và xào, đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo động vật vì chúng có thể gây co thắt ruột, đau và khó chịu vùng bụng. Nên thay thế mỡ động vật bằng chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật. Cần tránh các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, pate, bánh quy, mayonnaise và phô mai.
  • Thực phẩm dễ gây chướng bụng như đậu, bắp cải, cải xanh và hành.
  • Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và cà phê.
  • Các sản phẩm từ sữakhi có tình trạng bất dung nạp lactose vìcó thể gây tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc táo bón.
  • Không ăn quá no vào buổi tối để tránh làm quá tải hệ tiêu hóa, gây đau bụng và tiêu chảy.
  • Những loại thực phẩm mà người bị hội chứng ruột kích thích bị dị ứng từ trước.

Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích 7 ngày

Dưới đây là thực đơn 7 ngày cho người bị hội chứng ruột kích thích mà bạn có thể tham khảo: (Nữ: 160cm, 50kg, cần 1500kcal)

NgàyBữa sángBữa trưaBữa chiều
1Cháo thịt bằm (20g Thịt nạc băm, 35g gạo, 40g cà rốt)

Bữa phụ

  • Sữa chua ít đường: 1 hủ
  • 150g chuối
  • Cơm: 1,5 chén
  • 60g sườn rim
  • 100g cà tím xào
  • Cơm: 1,5 chén
  • Tôm rang thịt (40g tôm; 30g thịt)
  • 100g bắp cải luộc
2Bún gà (150g bún, 40g thịt gà, 50g cà rốt, 80g rau, giá)

Bữa phụ

  • Sữa tươi ít đường: 180ml
  • 150g kiwi
  • Cơm: 1,5 chén
  • Thịt kho trứng (30g thịt, 30g trứng)
  • 100g bí xanh luộc, lấy nước làm canh.
  • Cơm: 1,5 chén
  • Thịt băm sốt cà chua (60g thịt, 30g cà chua)
  • 100g rau cải xào
3Phở bò (30g thịt bò, 150g phở, 80g rau, giá)

Bữa phụ

  • Sữa tươi ít đường: 180ml
  • 150g táo
  • Cơm: 1,5 chén
  • Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua (30g thịt, 50g cà chua, 50g đậu)
  • 80g su su luộc
  • Cơm: 1,5 chén
  • 60g cá lóc hấp gừng
  • Canh đậu hũ nấu với giá hẹ (50g giá, 30g hẹ, 30g đậu)
4Cháo bò (30g thịt bò, 35g gạo, cải soong: 60g)

Bữa phụ

  • Sữa chua ít đường: 1 hủ
  • 150g bơ
  • Cơm: 1,5 chén
  • 60g tôm rim
  • 100g rau củ luộc
  • Cơm: 1,5 chén
  • Mực xào thập cẩm ( 60g mực, 40g ớt chuông, 80g súp lơ)
5Cháo cá lóc

  • Cháo trắng: 250g
  • Cá lóc: 30g
  • Rau mồng tơi: 70g

Bữa phụ

  • Sữa hạt: 180ml
  • 150g dưa lê
  • Cơm chiên trứng (150g cơm, 30g cà rốt, 30g đậu hà lan, 2 quả trứng, )
  • Canh rau cải (100g rau cải)
  • Cơm: 1,5 chén
  • 60g thịt gà luộc
  • 100g rau bí xào
62 lát bánh mì ngũ cốc

– 1 quả trứng luộc

– Salad trộn: 80g

Bữa phụ

  • Sữa chua ít đường: 1 hủ
  • Dưa hấu: 150g
  • Cơm: 1,5 chén
  • Cá hồi áp chảo: 60g
  • 100g măng tây xào
  • Cơm: 1,5 chén
  • Mực hấp gừng: 60g
  • Canh đậu hũ nấu hẹ (50g hẹ, 30g đậu)
7Cháo yến mạch bí đỏ

Yến mạch: 40g

Thịt heo băm: 30g

Bí đỏ: 60g

Bữa phụ

  • Sandwich: 1 lát
  • phô mai: 1 miếng
  • Việt quốc: 50g
  • Dâu tây: 50g
  • Cơm: 1,5 chén
  • Ếch kho sả: 60g
  • 100g su su luộc
  • Cơm: 1,5 chén
  • 60g thịt gà kho măng
  • 100g rau bí xào

Những việc cần tránh khi bị hội chứng ruột kích thích

Người bị hội chứng ruột kích thích cần tránh một số vấn đề như sau:

  • Tránh trì hoãn bữa ăn hoặc bỏ bữa.
  • Tránh ăn quá nhanh vì việc này có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm béo, cay hoặc thực phẩm chế biến sẵn, chú ý đến chất lượng thực phẩm.
  • Tránh ăn quá 3 phần trái cây tươi mỗi ngày (một phần là 80g).
  • Tránh uống quá 3 tách trà hoặc cà phê mỗi ngày để giảm nguy cơ kích thích đường ruột.
  • Tránh tiêu thụ nhiều rượu hoặc đồ uống có ga để tránh làm tăng áp lực lên đường tiêu hóa.
  • Tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng thần kinh kéo dài vì tình trạng tinh thần không tốt có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Thiết kế thực đơn cho người hội chứng ruột kích thích cùng bác sĩ dinh dưỡng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng

Nếu bạn đang còn băn khoăn không biết thiết kế thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích thế nào là phù hợp thì hãy đến ngay với Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (NRECI) để được hỗ trợ.

Nhiều người lựa chọn Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng vì:

  • Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng quy tụ đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giỏi, chuyên môn dày dặn, kinh nghiệm lâu năm trong nghề, nhất là chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho các đối tượng bệnh nhân.
  • Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡngđược cấp phép hoạt động theo quy định, có nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn và phản hồi rất tốt.
  • Quy trình tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, khoa học, thiết kế thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích cũng như mọi đối tượng khác hiệu quả, hỗ trợ bảo đảm sức khỏe, nâng cao khả năng điều trị bệnh.
  • Các bác sĩ trực tiếp tư vấn thiết kế thực đơn dinh dưỡng khi có yêu cầu, xem xét tình trạng người bệnh và đưa ra những lời khuyên hợp lý nhất.
  • Khách hàng đến với Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng còn được phục vụ nhiệt tình, có chính sách ưu đãi khi tái khám, giá dịch vụ phải chăng. Tại đây cũng có nhiều sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ người bị ruột kích thích và các đối tượng khác để nâng cao sức khỏe mọi mặt.

Trên đây là tư vấn của H&H Nutrition về thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích để bạn đọc có thể áp dụng ngay tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể đến với Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng để được các bác sĩ giỏi tư vấn dinh dưỡng chi tiết, hiệu quả hơn cho từng đối tượng cụ thể.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích 7 ngày khoa học




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition