Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích phù hợp không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết đáp ứng cơ thể mà còn làm giảm các triệu chứng đau bụng khó chịu.
Chế độ ăn uống, thực phẩm cần bổ sung là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi cung cấp dưỡng chất cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, với những cơ thể đặc biệt như người hội chứng ruột kích thích cần phải chú ý thiết kế thực đơn ăn uống phù hợp để khỏe mạnh, hạn chế các triệu chứng khó chịu. Vậy nguồn sữa thì sao, nên bổ sung các loại sữa nào phù hợp. Hãy cùng theo dõi bài viết về Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích dưới đây nhé.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích là một chứng rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Người mắc hội chứng này thường xuyên bị đau bụng, co thắt, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Hội chứng này là tình trạng mãn tính mà cần phải được kiểm soát dài hạn.
Mặc dù vẫn có các dấu hiệu và triệu chứng khó chịu nhưng bệnh này khác với các bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn là các dạng của bệnh viêm ruột. Còn hội chứng ruột kích thích chỉ là tình trạng rối loạn chức năng ruột, tái đi tái lại nhiều lần mà không có thương tổn về giải phẫu (không u, không viêm loét,…) cũng như tổ chức sinh hóa ở ruột.
Bên cạnh đó, hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi là bệnh viêm đại tràng co thắt hay viêm đại tràng chức năng.
Những người mắc hội chứng này thường có ít người có dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Một số người có thể kiểm soát triệu chứng, giảm khó chịu bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống, làm việc. Một số khác sẽ cần dùng đến thuốc và tư vấn dinh dưỡng, điều trị từ bác sĩ.
Tiêu chí lựa chọn Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích
Sữa là nguồn thực phẩm lý tưởng cung cấp đa dạng dinh dưỡng và năng lượng tốt cho sức khỏe của mọi người, mọi đối tượng. Tuy nhiên, đối với những đối tượng đặc biệt như người mắc hội chứng ruột kích thích nếu không chọn đúng loại sữa sẽ gây nên nhiều triệu chứng khó chịu hơn.
Sau đây là một số tiêu chí cần lưu ý để chọn Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích:
- Chọn sữa không béo hay ít béo bởi các loại sữa nhiều béo có thể làm triệu chứng tiêu chảy thêm trầm trọng.
- Sữa không chứa đường lactose bởi với những người vừa mắc hội chứng ruột kích thích vừa kém dung nạp lactose sẽ khiến các triệu chứng đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng thêm nặng.
- Nên chọn sữa được làm từ các loại hạt như: ngô, gạo, vừng, đỗ đen, đỗ đỏ,… Tuy nhiên, nên tránh dùng sữa đậu nành bởi có chứa một số chất có tác dụng kích thích đường tiêu hóa như oxalate gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng.
Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích
Nếu như khó lựa chọn Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích, có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia. Từ đó, bác sĩ sẽ căn cứ tình trạng của mỗi người mà hướng dẫn thiết kế thực đơn dinh dưỡng với loại sữa phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mà không gây nên các triệu chứng khó chịu.
Sữa Nutricare Gastro là sản phẩm sữa được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Bởi công thức sữa được nghiên cứu và sản xuất phù hợp cho người đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, cải thiện chức năng đường tiêu hóa, bất dung nạp lactose, rối loạn tiêu hóa.
Sữa Nutricare Gastro là sản phẩm sữa dinh dưỡng y học được tin dùng trên khắp cả nước. Sữa được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dinh Dưỡng Nutricare – Là một trong những Thương hiệu Quốc Gia về Dinh dưỡng Y học.
Sữa đa dạng thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe cùng với các dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Sữa Nutricare Gastro cung cấp nguồn năng lượng cao 1kcal/ml, nên 1 ly sữa 220ml cung cấp 225 kcal. Không chỉ vậy, sữa còn giàu đạm với 220ml sữa cung cấp đến 8.25g đạm bao gồm Đạm sữa, đạm đậu nành tinh chế, đạm whey dễ hấp thu.
Bên cạnh đạm, sữa còn cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể:
- Chất béo chứa đến 6g chất béo từ thực vật tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Carbohydrate là đường maltodextrin, không chứa đường lactose nên rất phù hợp cho những người kém hay bất dung nạp lactose.
- Cung cấp chất xơ hòa tan inulin/FOS và 1,3 tỷ lợi khuẩn đường ruột tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nâng cao và bảo vệ sức khỏe đường ruột tốt hơn.
- Sữa giàu sắt, acid folic giảm nguy cơ thiếu máu cho người bệnh.
- Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết: Natri, kali, canxi, Magie, photpho, Niacin, sắt, kẽm, mangan, đồng, iod, selen, crom,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường khả năng vận động cũng như hỗ trợ chức năng xương khớp.
Ngoài ra, trong sữa Nutricare Gastro còn bổ sung dưỡng chất Pylopass, tinh bột nghệ curcunin, 5 loại nucleotid rất tốt cho đường tiêu hóa:
- Dưỡng chất Pylopass được sản xuất tại Novozyme Đan Mạch: dưỡng chất này giúp loại trừ vi khuẩn HP một cách tự nhiên, mang đến hiệu quả cao. Pylopass đã và đang được dùng để điều trị viêm loét dạ dày, phòng chống ngăn ngừa ung thư dạ dày rộng rãi tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.
- Tinh chất nghệ Nano Curcumin: giúp vết thương mau lành, giảm thương tổn niêm mạc dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả. Từ đó, giảm được những cơn đau, khó chịu, co thắt dạ dày gây ra từ việc ăn uống không điều độ, stress.
Xem chi tiết sản phẩm ngay tại đây: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/sua-nutricare-gastro-ho-tro-dau-da-day/
Lưu ý khi sử dụng Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích
Những người mắc hội chứng ruột kích thích cần biết cách uống sữa đúng để vừa tận dụng nguồn dưỡng chất mà không ảnh hưởng sức khỏe, gây triệu chứng khó chịu.
- Lượng sữa nên uống mỗi ngày: chỉ nên uống không quá 500ml sữa/ ngày. Bởi nếu uống quá nhiều khó hấp thu dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng trầm trọng hơn.
- Nên uống sữa ấm thay vì sữa lạnh để tránh lạnh bụng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Chỉ nên uống sữa sau khi đã ăn khoảng 30 phút – 1h, không nên uống sữa khi bụng đói bởi làm sản sinh nhiều axit lactic gây ra những cơn đau dạ dày.
- Tránh ăn trái cây hay uống nước trái cây sau khi uống sữa.
- Dùng nhiệt độ nước vừa đủ để pha không nên pha sữa quá nóng hay quá lạnh.
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chế độ ăn ít FODMAP được nghiên cứu và ra đời ở Úc năm 2010 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash. Nếu như người mắc hội chứng ruột kích thích hạn chế các thực phẩm nhiều FODMAP có thể giúp giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Trong đó, FODMAPs (oligosacarit lên men, disaccarit, monosaccarit và polyol) được biết là các carbohydrate chuỗi ngắn được hấp thu kém qua đường tiêu hóa (GI) đối với một số người và dẫn đến sinh khí, chướng bụng và đau.
Sau khi thử nghiệm, kết quả có đến 70-80% người mắc hội chứng ruột kích thích hưởng lợi từ chế độ ăn uống FODMAP thấp. Do đó, các chuyên gia đã nhận định để tránh các triệu chứng khó chịu, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm trong chế độ ăn như sau:
- Thực phẩm chứa đường fructose: táo, xoài, lê, măng tây, cây atiso, đậu hà lan, nước ép trái cây, trái cây sấy, mật ong,…
- Thực phẩm có chứa lactose: kem trứng, sữa đặc, sữa bay hơi, kem, sữa, phomai, sữa chua,…
- Thực phẩm có chứa polyols: táo, mơ, nhãn, vải, lê nashi, xuân đào, đào, lê, mận, súp lơ, nấm, đậu tuyết, isomalt, maltitol, mannitol, sorbitol, xylitol,…
- Thực phẩm chứa nhiều fructans: măng tây, cải brussel, hành, tỏi, lúa mạch đen, lúa mì,…
- Thực phẩm chức galactans: các loại đậu: đậu gà, đậu thiết, hồ trăn, đào lộn hột,…
Các nhóm thực phẩm giàu các loại đường này khi ăn vào bắt đầu lên men, chúng sẽ kéo thêm nước vào lòng ruột non gây nên tình trạng chuột rút, đau dạ dày và tiêu chảy. Do đó, khi giảm dần các thực phẩm này và khi bổ sung lại, người bệnh có thể nhận biết đâu là loại thực phẩm mà cơ thể khó tiêu hóa. Từ đó, giúp kiêng và hạn chế trong thực đơn hằng ngày hiệu quả. Theo nghiên cứu, chế độ ăn kiêng FODMAP thấp thực sự là chế độ ăn kiêng có 3 giai đoạn bao gồm giai đoạn bỏ FODMAP 2 – 4 tuần, sau đó dần bổ sung lại các thực phẩm có chứa FODMAP riêng lẻ để xác định độ nhạy cảm của cơ thể và cuối cùng là tự do hóa chế độ ăn uống trong giai đoạn cuối.
Ngoài tác dụng thẩm thấu của chúng, FODMAP còn đóng vai trò là chất nền cho hệ vi sinh đại tràng và tạo ra khí khi lên men. Chúng được hấp thụ kém ở ruột non nên khí và chất lỏng dư thừa gây ra tình trạng tắc nghẽn ở ruột két và dẫn đến đầy hơi, đau bụng. Vì vậy, các cơ trong thành ruột co rút bị ảnh hưởng, điều này có thể gây nên nhu động và tiêu chảy ở một số người bệnh hay táo bón ở những người khác.
Địa chỉ mua Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích
Hiện nay, Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích được bày bán nhiều trên thị trường. Do đó, gây nên khó khăn trong việc lựa chọn địa chỉ mua sữa uy tín. Để bổ sung sữa an toàn, hiệu quả, nên chọn các địa chỉ kinh doanh và phân phối sữa chính hãng.
Nhắc đến địa chỉ cung cấp sữa chính hãng, uy tín, chất lượng, không thể không nhắc đến H&H Nutrition. Đây là nơi chuyên cung cấp các sản phẩm sữa dinh dưỡng dành cho mọi đối tượng chính hãng, uy tín. Đặc biệt còn là nơi hội tụ của nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.
Hãy liên hệ với H&H Nutrition ngay để được tư vấn sản phẩm sữa phù hợp nhất nhé.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Từ đó, biết cách chăm sóc và có kinh nghiệm chọn sữa hơn cho người bệnh cải thiện sức khỏe, tình trạng
Xem thêm:
- Bị viêm đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Đường ruột yếu nên ăn gì? TOP các loại thực phẩm tốt cho đường ruột
- Điểm danh top sản phẩm sữa tốt cho đường ruột được chuyên gia khuyên dùng
- Top 3+ sữa cho người rối loạn tiêu hoá, sữa tốt cho đường ruột tốt nhất hiện nay
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Fanpage: Group:Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433