Thực đơn cho người viêm tụy cấp bổ sung đầy đủ dưỡng theo chuyên gia

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Thực đơn cho người viêm tụy cấp cần chú ý trong lựa chọn thực phẩm và cân đối các chất, bởi có ảnh hưởng trực tiếp đến triệu chứng và thời gian phục hồi của người bệnh.

Trong hệ tiêu hóa, đa phần chúng ta đều quan tâm đến các cơ quan lớn như dạ dày, ruột non, ruột già,… Song, thực tế, còn một cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa ít được chú ý đến là tụy. Tụy cũng tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động tiêu hóa trong cơ thể. Và mắc bệnh lý viêm tụy cấp cũng gây ra những triệu chứng khó chịu tương tự bệnh lý hệ tiêu hóa khác. Do đó, trong quá trình điều trị, chăm sóc cho người bệnh, chế độ ăn là yếu tố cần đặc biệt chú ý bởi chế độ ăn uống có thể giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng. Cùng H&H Nutrition theo dõi bài viết để tham khảo thực đơn cho người viêm tụy cấp nhé.

Lưu ý khi thiết kế thực đơn cho người viêm tụy cấp

Người bị viêm tụy cấp khó chịu bởi những triệu chứng khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,… Vì thế, người bệnh thường chán ăn, khó ăn và ăn không ngon miệng. Do vậy, để tránh tình trạng người bệnh bỏ ăn, không đáp ứng đủ năng lượng và dinh dưỡng, người thân cần lưu ý trong thiết kế thực đơn ăn uống.

Nguyên tắc dinh dưỡng

  • Năng lượng: cung cấp 1600-1800 Kcal/ngày.
  • Protid: 12- 14% tổng năng lượng.
  • Lipid: 10- 15% tổng năng lượng. Hàm lượng acid béo không no có 1 nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3  trong tổng số lipid.
  • Số lượng bữa ăn: 4- 6 bữa/ngày.

Cơ cấu khẩu phần ăn trong ngày

  • Năng lượng: 1600-1800 Kcal/ ngày
  • Protid: 80-90g/ ngày
  • Lipid: 20-30g / ngày
  • Glucid: 290- 350g/ ngày
Thực đơn cho người viêm tụy cấp
Thực đơn cho người viêm tụy cấp

Việc tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng và khẩu phần ăn hằng ngày giúp người bệnh thiết kế thực đơn ăn uống với số lượng cân đối các chất. Điều này vừa giúp người bệnh đảm bảo nguồn dinh dưỡng, phòng thiếu hụt dưỡng chất vừa giảm triệu chứng, không làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Các loại thực phẩm tốt cho người viêm tụy cấp

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp rất quan trọng trong xây dựng thực đơn cho người viêm tụy cấp. Bởi có một số loại thực phẩm có thể làm cơn đau bụng cùng các triệu chứng của viêm tụy trở nên trầm trọng hơn. Do đó, việc chọn và cung cấp thực phẩm phù hợp vừa giúp người bệnh đảm bảo dinh dưỡng vừa kiểm soát triệu chứng tốt hơn và đặc biệt là tránh các triệu chứng tồi tệ hơn, gây khó chịu trong quá trình hồi phục sau viêm tụy.

Việc điều trị viêm tụy đôi khi yêu cầu người bệnh cần hạn chế tất cả các thức ăn và chất lỏng trong vòng vài giờ hoặc tối đa là 5 ngày. Sau khi các triệu chứng được cải thiện, người bệnh được phép ăn uống trở lại bình thường. Tuy nhiên, với một số bệnh nhân cần kiêng ăn lâu hơn, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp ăn thay thế để đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng tham gia hoạt động hằng ngày.

Khi bác sĩ cho phép người bệnh ăn uống trở lại, sẽ khuyên người bệnh chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày với một số nhóm thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo

  • Các loại rau
  • Đậu và đậu lăng
  • Các loại trái cây
  • Các loại ngũ cốc

Những thực phẩm này được khuyên bổ sung trong thực đơn cho người viêm tụy cấp bởi ít chất béo, giúp giảm gánh nặng cho tụy khi hoạt động tiêu hóa. Đồng thời, các loại thực phẩm này giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc sỏi mật và giảm triệu chứng của viêm tụy cấp. Ngoài chất xơ, các loại rau củ quả, ngũ cốc còn giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, từ đó giảm tình trạng viêm tụy, xoa dịu triệu chứng tốt hơn.

Thực phẩm giàu tinh bột

Bữa ăn của người bệnh dựa trên carbohydrate giàu tinh bột như bánh mì ngũ cốc, ngũ cốc, khoai tây, gạo, mì ống,… Các thực phẩm này cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể đáp ứng hoạt động sống và nhanh chóng hồi phục.

Thịt nạc và cá

Các loại thịt nạc và cá giúp người bệnh đáp ứng nguồn protein cho cơ thể. Một số loại thịt phù hợp bổ sung cho người viêm tụy cấp:

  • Các loại thịt gà, gà tây nạc hay siêu nạc
  • Thịt bò nạc
  • Thịt thăn của bò hoặc lợn

Một số loại cá cũng cung cấp protein và ít chất béo bão hòa. Đặc biệt, trong một số loài cá cung cấp chất béo tốt omega 3 có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng viêm tụy . Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn khoảng 2-3 khẩu phần cá mỗi tuần có thể ngăn ngừa viêm tụy cấp không liên quan đến sỏi mật.

Thực phẩm chứa chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs)

Theo Hiệp hội Dinh dưỡng và chuyển hóa Lâm sàng châu Âu (ESPEN), các nhóm thực phẩm bổ sung có chứa chất béo trung tính chuỗi trung bình MCT hữu ích cho người viêm tụy. Tuy nhiên, khi lựa chọn nhóm thực phẩm này cần tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để bổ sung với lượng phù hợp.

Ngoài các thực phẩm nên bổ sung kể trên, nếu người bệnh không ăn được bữa lớn thì các bữa phụ cũng nên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Một số thực phẩm nên bổ sung trong bữa phụ cho người viêm tụy cấp: bánh mì nướng hoặc bánh nướng nhân mứt, mứt cam, mật ong hoặc chanh, không bơ, các loại trái cây, hoa quả, sữa chua ít béo, sữa ít béo,…

Người viêm tụy cấp không nên ăn gì

Bên cạnh các thực phẩm nên bổ sung cho người viêm tụy thì mọi người cũng cần chú ý các thực phẩm cần tránh. Bởi các thực phẩm này không tốt cho tình trạng bệnh, có thể gây nên nhiều triệu chứng khó chịu trong quá trình phục hồi.

Rượu bia

Sử dụng rượu bia trong khi bị viêm tụy hoặc đang hồi phục sẽ khiến cho tình trạng viêm trở nên trầm trọng. Điều này cũng góp phần gia tăng viêm tụy mãn tính. Và việc sử dụng rượu bia thường xuyên có thể gây ra mức chất béo trung tính cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Thực phẩm chiên rán và thực phẩm giàu chất béo

Các loại thực phẩm chiên rán như gà rán, khoai tây chiên,… sẽ gây rắc rối và làm tình trạng viêm tụy trở nên trầm trọng. Bởi các thực phẩm này giàu chất béo bão hòa, khiến cho tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn.

Một số thực phẩm giàu chất béo cần tránh bổ sung cho người viêm tụy:

  • Các loại sữa và sản phẩm từ sữa giàu chất béo: sữa nguyên kem, kem, phô mai đầy đủ chất béo, sữa chua béo,…
  • Các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích,…
  • Mayonnaise
  • Các loại thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, các loại snack, gà rán,…
Thực đơn cho người viêm tụy cấp
Người viêm tụy cấp nên tránh các loại thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, các loại snack

Carbohydrate tinh chế

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người viêm tụy cấp nên hạn chế bổ sung các loại thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, đồ ăn nhẹ nhiều đường và các loại nước ngọt, soda,… Bởi carbohydrate tinh chế có thể khiến tuyến tụy tiết ra lượng insulin lớn hơn.

Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều đường cũng có thể làm tăng lượng chất béo trung tính. Và một khi mức chất béo trung tính trong cơ thể tăng cao cũng gia tăng nguy cơ gây viêm tụy cấp.

Để không ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm triệu chứng và hồi phục nhanh chóng, người bệnh khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cần hạn chế các thực phẩm không tốt: rượu bia, thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo và carbohydrate tinh chế. Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp với các thực phẩm nên và không nên sẽ giúp giảm được gánh nặng cho tụy, tránh được bệnh tiến triển thành viêm tụy mãn tính.

Thực đơn cho người viêm tụy cấp khoa học

Sau đây là thực đơn tham khảo cho người viêm tụy cấp trong 7 ngày. Song, thực đơn sẽ có sự khác biệt ở mỗi người bệnh do còn tùy thuộc vào tình trạng, thể trạng và mức độ bệnh. Do đó, để xây dựng thực đơn cho người viêm tụy cấp phù hợp, mọi người nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng nhé.

Thực đơn mẫu cho người viêm tuỵ cấp cần 1800kcal ( G-P-L = 65-20-15 )

Thời gianSángTrưaChiều
Thứ HaiCháo thịt nạc

  • Gạo: 100g
  • Thịt nạc: 60g
  • Cà rốt: 50g
  • Dầu ăn: 3ml

Phụ sáng

  • Khoai lang :70g
  • Táo: 160g
Thịt bò xào cần tỏi

  • Cơm: 2 chén cơm
  • Thịt bò 100g, cần tỏi 50g.
  • Cải bắp luộc: 100g
  • Dầu : 3ml
Mọc sốt cà, susu luộc

  • Cơm: 2 chén cơm
  • Mọc: 100g
  • Cà chua: 50g
  • Su su luộc: 60g
  • Dầu ăn: 3ml
Thứ BaHủ tiếu tôm thịt

  • Hủ tiếu (luộc): 180g
  • Thịt heo: 40g
  • Tôm: 2 con
  • Giá đậu xanh: 40g
  • Xà lách: 40g

Phụ sáng

  • Khoai môn luộc :70g
  • Chuối: 160g
Cá diêu hồng hấp gừng, rau muống luộc

  • Cơm: 2 chén
  • Cá diêu hồng: 100g, gừng: tùy chỉnh
  • Rau muống : 80g
Thịt kho tiêu, canh bí đỏ

  • Cơm: 2 chén
  • Thịt heo nạc: 100g
  • Bí đỏ: 100g
Thứ TưPhở bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 60g
  • Giá: 50g
  • Rau thơm: 20g

Phụ sáng

  • Khoai mì :70g
  • Sapoche: 160g
Tôm rim, bắp cải luộc

  • Cơm: 2 chén
  • Tôm: 100g
  • Bắp cải luộc: 100g
Cơm, canh chua cá

  • Cơm: 2 chén
  • Cá: 100g
  • Bạc hà: 30g
  • Đậu bắp: 30g
  • Cà chua: 30g
  • Thơm: 30g
Thứ NămNui nấu thịt bằm

  • Nui (luộc): 180g
  • Thịt nạc băm: 60g
  • Cà rốt: 30g
  • Giá: 30g
  • Rau ăn kèm: 40g

Phụ sáng

  • Chuối xanh luộc :70g
  • Bưởi: 160g
Cơm, gà kho sả, canh cải xoong

  • Cơm: 2 chén
  • Thịt gà: 100g, sả: tùy chỉnh
  • Cải xoong: 100g
Cơm, mực xào thập cẩm

  • Cơm: 2 chén
  • Mực: 100g
  • Dưa leo: 40g
  • Cà chua: 40g
Thứ SáuCháo thịt gà

  • Gạo: 100g
  • Thịt gà: 60g
  • Cà rốt: 50g

Phụ sáng

  • Khoai môn luộc :70g
  • Đu đủ: 160g
Cơm, thịt bò xào đậu que, canh bí xanh

  • Cơm: 2 chén
  • Thịt bò: 100g, đậu cove : 50g
  • Bí xanh: 100g
Cơm, hến kho sả, canh rau dền

  • Cơm: 2 chén
  • Hến: 100g, sả tùy chỉnh
  • Rau dền: 60g
Thứ BảyMiến xào thập cẩm

  • Miến khô: 70g
  • Thịt heo nạc: 60g
  • Cà rốt: 30g
  • Giá : 20g
  • Hẹ: 30g

Phụ sáng

  • Khoai sọ :70g
  • Kiwi: 160g
Cơm, đậu hũ kho nấm, canh súp

  • Cơm: 2 chén
  • Đậu hũ: 50g
  • Nấm rơm: 50g
  • Canh súp: khoai tây (30g), củ dền (30g), cà rốt (30g)
Cơm, ức gà áp chảo, súp lơ luộc

  • Cơm: 2 chén
  • Ức gà bỏ da: 100g
  • Súp lơ: 100g
Chủ NhậtBánh mì ngũ cốc, trứng ốp la

– Sandwich: 4 lát

– Trứng gà: 2 quả

– Dưa leo: 30g

– Cà chua: 30g

Phụ sáng

  • Khoai lang :70g
  • Nho: 160g
Cơm, cá lóc kho thơm, rau muống luộc

  • Cơm: 2 chén
  • Cá lóc: 80g, thơm: 40g
  • Rau muống luộc: 80g
Cơm, cá nục hấp hành, cải thìa luộc

  • Cơm: 2 chén
  • Cá nục: 100g, hành/gừng: tùy chỉnh
  • Cải thìa: 100g

Lưu ý khi thiết kế thực đơn cho người viêm tụy cấp

Theo các Bác sĩ của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI), Để người bệnh thoải mái ăn uống và cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn, thực đơn ăn uống cần phải được xây dựng dựa trên yếu tố cá nhân.

Cụ thể như sau:

Tình trạng bệnh

Tùy vào tình trạng và mức độ của viêm mà người bệnh có chế độ ăn uống khác nhau:

  • Đối với trường hợp viêm tụy nhẹ và vừa: Nếu có thể ăn uống, hãy cho người bệnh thử ăn bằng miệng. Nếu không thể, sử dụng ống sonde để cung cấp dinh dưỡng.
  • Đối với trường hợp viêm tụy nặng: Đặt ống sonde vào dạ dày để cung cấp các chất dinh dưỡng. Nếu không thể sử dụng ống sonde (do các triệu chứng: đau, chướng bụng, tiêu chảy, nôn, tăng men tụy,…) thì sử dụng ống sonde hỗng tràng, nhưng phải đi qua góc Treitz ít nhất 30-60 cm.

Tình trạng dinh dưỡng

Về tình trạng dinh dưỡng, mọi người nên tìm hiểu và lắng nghe tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia. Điều này giúp xác định được người bệnh thừa hay thiếu chất, có nguy cơ suy kiệt, suy dinh dưỡng hay không. Từ đó, thiết kế thực đơn ăn uống phù hợp để đảm bảo năng lượng, bù đắp dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục.

Thói quen, sở thích

Thói quen và sở thích là yếu tố quan trọng cần chú ý khi xây dựng thực đơn cho người viêm tụy cấp. Bởi nếu chọn phải những thực phẩm mà người bệnh không ăn được hay không thích thì cũng tốn công vô sức. Do đó, trước khi xây dựng thực đơn nên hỏi qua ý kiến của người bệnh về nhóm thực phẩm, loại thực phẩm có thể ăn được và yêu thích.

Điều kiện kinh tế

Khi xây dựng thực đơn, chế độ ăn uống cho người bệnh, người nhà cũng cần chú ý và cân đối với nguồn tài chính, điều kiện của gia đình mà lựa chọn thực phẩm phù hợp. Đừng để quá phung phí rồi tài chính trở thành gánh nặng cho người bệnh.

Mặc dù các thực phẩm đắt tiền có thể giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có nhiều loại thực phẩm bình thường hàng ngày đáp ứng dưỡng chất và tốt cho sức khỏe. Quan trọng, mọi người lựa chọn thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc và chế biến món ăn hấp dẫn.

Món ăn vùng miền

Mỗi vùng miền sẽ có chế độ ăn uống với các món ăn đặc trưng khác nhau. Do đó, tùy vào khu vực, địa phương người bệnh sinh sống mà chọn thực phẩm phù hợp.

Thực đơn dinh dưỡng, ăn uống của từng người bệnh không ai giống ai bởi còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Việc cân nhắc từng yếu tố giúp người thân xây dựng thực đơn phù hợp với người bệnh. Điều này vừa giúp người bệnh ăn ngon miệng, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể khôi phục sức khỏe nhanh chóng.

Thiết kế thực đơn cho người viêm tụy cấp cùng chuyên gia

Thực tế, khi bắt tay vào xây dựng thực đơn cho người bệnh, có rất nhiều người băn khoăn và lo lắng. Bởi không biết nên chọn thực phẩm nào và với hàm lượng như thế nào là đủ. Vì vậy, để thiết kế thực đơn phù hợp, mọi người nên nhờ sự tư vấn từ chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng.

Đội ngũ NRECI

Một trong những trung tâm dinh dưỡng nhận được sự tin tưởng nhiều từ người thân và người bệnh chính là Viện NRECI. Viện cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng và thiết kế thực đơn ăn uống cá nhân hóa theo tình trạng của từng người bệnh bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, giỏi tay nghề và chuyên môn. Khi đến Viện NRECI, mọi người sẽ được thăm khám dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng theo quy trình:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng của từng người bệnh
  • Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn của từng người
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh đi kèm, các triệu chứng tiêu hóa, vận động, giấc ngủ, tinh thần
  • Tư vấn, khám dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ
  • Xây dựng thực đơn chi tiết từng ngày theo từng cá thể, từng giai đoạn bệnh

Nhờ vậy mà người bệnh bổ sung chế độ ăn uống đúng cách, khoa học và phù hợp với tình trạng bệnh cũng như tình trạng dinh dưỡng của chính mình. Điều này giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm biến chứng nguy hiểm, cũng như cải thiện sức khỏe, nhanh chóng hồi phục.

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về thực đơn cho người viêm tụy cấp giúp mọi người có thêm kinh nghiệm và bổ sung nhiều kiến thức bổ ích. Trong quá trình chăm sóc cho người bệnh, bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng, ăn uống cũng là một phần quan trọng mà mọi người cần chú ý. Hãy liên hệ ngay H&H Nutrition để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thực đơn cho người viêm tụy cấp bổ sung đầy đủ dưỡng theo chuyên gia




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition