Trẻ đổ mồ hôi đầu do sinh lý hay bệnh lý? 3+ Điều bố mẹ cần biết

Bố mẹ thắc mắc tại sao khi ngủ trẻ lại đổ mồ hôi đầu? Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ có phải là hiện tượng bình thường hay không? Hãy cùng H&H Nutrition giải đáp qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

trẻ đổ mồ hôi đầu
Trẻ đổ mồ hôi nhiều ở đầu khiến bố mẹ lo lắng

Mục đích của việc đổ mồ hôi chính là để làm mát cơ thể. Ở trẻ em, việc đổ mồ hôi đầu ban ngày hay ban đêm thường là do tác động của các yếu tố khách quan như thời tiết, mặc quần áo nhiều, ở trong phòng quá bí,… Tuy nhiên, đổ mồ hôi đầu có thể xuất phát từ sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu hoặc biểu hiện một số bệnh lý của trẻ. Vậy làm sao để phân biệt được trẻ đổ mồ hôi là do sinh lý hay bệnh lý? Khi trẻ gặp phải tình trạng đổ mồ hôi đầu thì mẹ nên làm gì?

Xem thêm: Trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm – 5+ Điều cha mẹ nên làm

Tại sao trẻ hay đổ mồ hôi đầu?

Mồ hôi thường tiết ra nhiều ở những nơi có tuyến mồ hôi nằm dưới da như: lưng, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở đầu nên khi trẻ ngủ, trẻ hay đổ mồ hôi đầu.

Tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm, khi hệ thần kinh này bị kích thích, nó sẽ thúc đẩy các tuyến mồ hôi thải ra nhiều mồ hôi. Ban ngày trẻ hoạt động nhiều việc ra mồ hôi là điều rất bình thường, nhưng khi trẻ ở trạng thái tĩnh, không hoạt động đặc biệt là khi ngủ mà vẫn tiết ra mồ hôi thì có thể đây cũng là một dấu hiệu nhận biết sớm ở một số bệnh lý mà trẻ có thể đang gặp.

Phân biệt trẻ đổ mồ hôi đầu do sinh lý và trẻ đổ mồ hôi đầu do bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ

Đổ mồ hôi đầu do sinh lý

  • Đổ mồ hôi đầu do sinh lý ở trẻ thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 đến 60 phút, sau đó thì không còn nữa.
  • Nếu thời tiết ấm hoặc do mặc nhiều quần áo, đắp nhiều chăn thì trẻ sẽ tiết ra mồ hôi đầu để điều tiết nhiệt độ cơ thể.
  • Ngoài ra nếu trước khi đi ngủ trẻ uống sữa và các đồ uống khác cũng dẫn đến đổ mồ hôi đầu ở trẻ.

Đổ mồ hôi đầu do sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ nên bố mẹ không cần quá lo.

Đổ mồ hôi đầu do bệnh lý

Xuất hiện khi trẻ bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tiết ra nhiều hơn ngay cả khi trời lạnh kèm theo đó là các biểu hiện như bứt rứt, khó chịu, ngủ không ngon giấc, hay giật mình quấy khóc,…

Đổ mồ hôi đầu bệnh lý thường gặp ở trẻ bị mắc bệnh còi xương do thiếu vitamin D, ho kéo dài, ăn uống kém, còi xương, suy dinh dưỡng.

trẻ đổ mồ hôi đầu
Trẻ đổ mồ hôi đầu kèm theo các biểu hiện khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi nhiều ở đầu

Ở trẻ đổ mồ hôi đầu do sinh lý có thể là xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Trẻ vận động quá nhiều hoặc môi trường nhiệt độ quá cao.
  • Bố mẹ ủ ấm trẻ quá kỹ, đắp quá nhiều chăn con hoặc phòng ngủ quá bí khiến trẻ đổ mồ hôi đầu.

Ở trẻ đổ mồ hôi đầu do bệnh lý có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Thiếu vitamin D: Triệu chứng thường thấy là trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích. Trẻ hay đổ mồ hôi ở đầu ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ nên trẻ hay rụng tóc vùng gáy.
  • Thiếu canxi: Đi kèm với việc trẻ đổ mồ hôi ở đầu khi ngủ là các hiện tượng như chậm mọc răng, quấy khóc về đêm, trằn trọc khó ngủ.
  • Trẻ đổ mồ hôi đầu do bị sốt: Khi bé bị đổ mồ hôi đi kèm với các hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi thì có thể trẻ đang bị sốt.
  • Mắc bệnh tim bẩm sinh: Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ sau khi ra đời, nếu có dấu hiệu tím tái, thở nhanh, đổ mồ hôi đầu nhiều  kể cả khi không bú, không vận động thể lực… bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để khám sàng lọc tim bẩm sinh.

Xem thêm: Bổ sung Vitamin D và Canxi giúp hỗ trợ cải thiện trẻ đồ mồ hôi nhiều ở đầu

Tác hại của đổ mồ hôi đầu quá nhiều ở trẻ

Khi trẻ đổ mồ hôi đầu liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối nhất định khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng. Đây là những nguyên nhân dễ làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh.

Phổ biến nhất là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, cảm lạnh, ho, sổ mũi,… Nếu hiện tượng này kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt nặng.

Đối với các trường hợp trẻ đổ mồ hôi đầu là do bệnh lý, bố mẹ nên chú ý để tìm ra các phương pháp xử lý hoặc tham khảo lời khuyên của các nhân viên y tế để tránh tình trạng ảnh hưởng về sau.

Biện pháp khắc phục tình trạng đổ mồ hôi đầu nhiều ở trẻ

Với trường hợp trẻ đổ mồ hôi đầu sinh lý, bố mẹ nên giữ nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn cho trẻ khi ngủ để có thể đảm bảo con không bị đổ mồ hôi đầu và ngủ ngon hơn.

Ngoài ra cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D như: sữa, trứng, tôm,… Uống nhiều nước để thải độc tố và thanh lọc cơ thể.

trẻ đổ mồ hôi đầu
Bổ sung đầy đủ các vi chất trong bữa ăn của trẻ

Khi trẻ đổ mồ hôi đầu bố mẹ cũng cần tăng cường cho trẻ ăn các loại rau quả có chứa nhiều canxi và vitamin C như cải ngọt, cải đắng, bí đỏ, bí xanh, thanh long, cam quýt giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịchvi chất cho trẻ. Nhìn chung, trẻ đổ mồ hôi đầu có nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy bố mẹ phải biết phân biệt giữa mồ hôi sinh lý và mồ hôi bệnh lý. Khi nghi ngờ trẻ có bệnh cần đưa tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân để chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Các bài viết khác về Trẻ đổ mồ hôi

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition