Giải đáp: bệnh tuyến giáp có lây không? Phòng ngừa như thế nào?

Bệnh tuyến giáp có lây không là một trong những thắc mắc ngày nay, và bệnh tuyến giáp phòng ngừa như thế nào? Dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp ra sao? H&H Nutrition ngày hôm nay sẽ cùng các bạn tìm hiểu, cho ra những kiến thức cũng như các thông tin về dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp một cách cụ thể hơn. Cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tuyến giáp là gì, nguyên nhân, biểu hiện

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một bộ phận có vị trí ở cổ, có chức năng điều hòa quá trình trao đổi các chất của cơ thể. Tất cả những vấn đề liên quan đến chức năng hoạt động của bộ phận này đều gọi chung là bệnh về tuyến giáp. Hai bộ phận kiểm soát hoạt động của tuyến giáp bao gồm vùng hạ đồi và tuyến yên nên khi có những sự rối loạn ở nơi này cũng làm nên các bệnh về tuyến giáp. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh tuyến giáp và bệnh tuyến giáp có lây không? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây với H&H Nutrition để có được câu trả lời cho mình nhé.

Bệnh tuyến giáp có lây không
Bệnh tuyến giáp là một trong các loại bệnh khá phổ biến ngày nay.

Xem thêm: Bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì? Chuyên gia khuyên bạn

Nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp?

​​Nói về nguyên nhân gây ra các bệnh về tuyến giáp, thì hiện nay vẫn chưa xác định rõ ràng được. Tuy nhiên, nếu để trả lời cho câu hỏi này, thì đầu tiên phải kể đến đấy chính là sự rối loạn về hoạt động của hệ miễn dịch. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh từ trong môi trường, nhưng ở trường hợp này thì hệ thống miễn dịch lại sản sinh ra những kháng thể mà chúng lại tấn công các cơ quan trong cơ thể, trong đó có tuyến giáp, từ đó gây nên tình trạng viêm tuyến giáp.

Nguyên nhân thứ hai đến từ chế độ ăn uống hằng ngày, chính là việc cơ thể bị thiếu iốt. Từ đây cũng thấy được iốt có ảnh hưởng rất quan trọng đối với cơ thể con người. Đây cũng được coi là nguyên nhân gây nên bệnh suy giáp ở người lớn. Lý do tiếp theo phải kể đến đấy chính là sự nhiễm xạ, là một trong những nguyên do căn bản gây nên bệnh tuyến giáp, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến giáp. Khi bệnh nhân phải điều trị bệnh bằng phóng xạ hoặc do bị phơi nhiễm trong các sự cố về hạt nhân, người bệnh sẽ có nguy cơ rất cao mắc các bệnh về tuyến giáp như bướu giáp, suy giáp hay là ung thư tuyến giáp.

Thay đổi hormone cũng là một trong những nguyên do chính gây nên bệnh về tuyến giáp. Đây là một trong những căn bệnh tuyến giáp có sự liên quan đến phụ nữ quá trình mang thai, hormone thay đổi làm kích thích quá trình hình thành bướu hay các hạch ở tuyến giáp. Cũng có thể bệnh xuất hiện sau khi sinh, phụ nữ sau khi sinh có thể mắc bệnh viêm tuyến giáp, người ta đã thống kê được, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ gấp 2-4 lần so với đàn ông.

Bệnh tuyến giáp có lây không
Nguyên nhân của bệnh tuyến giáp vẫn chưa được xác định rõ cụ thể.

Xem thêm: Bệnh tuyến giáp gây béo phì có nguy hiểm không? Lời khuyên dinh dưỡng từ chuyên gia

Theo các nghiên cứu lâm sàng, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh ung thư tuyến giáp có bố mẹ hoặc các người thân trong gia đình từng bị ung thư tuyến giáp lên đến 70%. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa xác định rõ được yếu tố di truyền nào liên quan đến bệnh này. Vì thế, cũng có thể nói di truyền cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về tuyến giáp.

Các bệnh nhân khi uống thuốc điều trị bệnh về tuyến giáp không khỏi, sẽ được các bác sĩ chỉ định uống iốt phóng xạ, hoặc cắt tuyến giáp hoàn toàn làm cho người bệnh phải điều trị với hormone suốt đời. Một nguyên do khác nữa gây nên các bệnh về tuyến giáp đấy chính là do các bệnh nhân phải điều trị các bệnh về não hay chấn thương não. Khi bệnh nhân bị một chấn thương từ não, điều này có khả năng làm cho tuyến yên hay các vùng dưới đồi không thực hiện tốt chức năng của mình, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến giáp, gây nên các bệnh về tuyến giáp, cụ thể ở đây đấy chính là làm tuyến giáp tiết ít hormone và lâu dần gây nên bệnh suy giáp.

Xem thêm: Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản của nam và nữ như thế nào?

Biểu hiện của bệnh tuyến giáp?

Vậy làm sao để nhận biết được biểu hiện của người mắc bệnh về tuyến giáp và bệnh tuyến giáp có lây không? Đầu tiên phải nói đến biểu hiện rõ ràng nhất đấy chính là cổ sưng hay bướu cổ, tình trạng này sẽ làm bệnh nhân khó hô hấp, khó nói chuyện, và khi ăn uống cũng rất khó khăn. Tiếp theo đấy chính là biểu hiện đau các khớp cơ, bệnh nhân rất dễ bị cứng khớp và các chi khó phối hợp cùng nhau. Một biểu hiện nữa của bệnh về tuyến giáp đấy chính là tóc và da suy yếu rõ ràng. Khi mắc bệnh về tuyến giáp, cụ thể là suy giáp thì tóc sẽ bị xơ, rất dễ gãy, còn về da thì trở nên khô hơn, rất dễ bong tróc, nguyên do xảy ra là do rối loạn lượng hormone tiết ra.

Tình trạng nồng độ hormone thay đổi, cũng sẽ gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở phụ nữ, làm thay đổi chu kỳ. Đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh về tuyến giáp, việc chu kỳ kinh bị thay đổi khiến nang trứng cũng bị rối loạn, từ đó khiến quá trình thụ tinh và có con cũng trở nên khó khăn hơn.

Bệnh tuyến giáp có lây không
Một số dấu hiệu của bệnh tuyến giáp mà người đọc cần biết để phát hiện, điều trị kịp thời.

Xem thêm: 10 hiện tượng của bệnh tuyến giáp- Nguyên nhân và cách điều trị

Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người và hệ tiêu hóa cũng không nằm trong phạm vi ngoại lệ. Thông thường biểu hiện của người bị vấn đề về tuyến giáp, cụ thể là suy giáp thì sẽ thường hay bị táo bón, và ngược lại người bị chứng cường giáp sẽ có biểu hiện là tiêu chảy và hay đau bụng.

Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp cũng có ảnh hưởng lớn đến tim mạch, với tình trạng kích thích từ đó làm tăng nhịp tim, sức bơm máu, và gây ra sự thất thường đối với huyết áp. Có thể nói biểu hiện của huyết áp thất thường cũng là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp. Cùng với đó, sự mệt mỏi, lo âu hay trầm cảm, cân nặng thay đổi cũng là các biểu hiện cụ thể cho thấy cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp. Vì thế nếu bệnh nhân có một trong các biểu hiện nói trên thì hãy mau chóng đi đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời bệnh.

Bệnh tuyến giáp có lây không?

Vậy bệnh tuyến giáp có lây không? Hiện nay, các bệnh về tuyến giáp ngày càng nhiều người mắc phải, do đó có rất nhiều người quan tâm và lo lắng việc khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp thì có lây không. Vì thiếu kiến thức về bệnh tuyến giáp nên nhiều người vẫn chưa có sự nhận định đúng về bệnh. Vì thế gây nhầm tưởng về việc bệnh tuyến giáp có thể lây lan qua việc tiếp xúc giữa người này với người kia. Từ đó nhiều người có thái độ xa lánh, miệt thị làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh cũng như người tiếp xúc với người bệnh một cách sâu sắc.

Bệnh tuyến giáp có lây không
Bệnh tuyến giáp được các chuyên gia xếp vào nhóm không gây lây nhiễm.

Thực chất, các bệnh lý về tuyến giáp được xếp vào nhóm bệnh không gây lây nhiễm, và chắc chắn đảm bảo việc không lây lan qua các tiếp xúc như giao tiếp, hơi thở, ăn uống và sinh hoạt. Do nguyên nhân phát bệnh là từ yếu tố di truyền, chế độ ăn hay rối loạn miễn dịch,… Vì vậy mọi người không nên sợ vấn đề bệnh tuyến giáp có lây không hay xa lánh và miệt thị người bệnh, thay vào đó, nên chăm sóc người bệnh kỹ càng.

Nếu như có hiện tượng tất cả các thành viên trong gia đình đều mắc bệnh về tuyến giáp thì đây không phải là do lây nhiễm mà chính là là do yếu tố di truyền. Vì thế, nếu trong một gia đình mà tất cả các thành viên đều mắc bệnh thì nên đi đến gặp bác sĩ để xét nghiệm, từ đó chẩn đoán bệnh sớm và có thể kịp thời điều trị.

Xem thêm: U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không? Dinh dưỡng giúp phục hồi cơ thể

Những phương pháp phòng ngừa bệnh tuyến giáp

Nên ăn những thực phẩm nào

Trong suốt thời gian điều trị cho bệnh nhân, việc cung cấp chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp cũng rất cần thiết và quan trọng. Iod là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với hoạt động của tuyến giáp, góp phần tạo ra hormone giáp. Tuy nhiên, cũng tuỳ vào từng bệnh lý tuyến giáp khác nhau mà người bệnh cần giảm hay tăng lượng iod trong khẩu phần ăn. Trường hợp hormone giáp tăng cao hơn bình thường (cường giáp) thì chế độ ăn cần hạn chế iod hoặc hormone tuyến giáp bị suy giảm (suy giáp) thì cần tăng cường thực phẩm có chứa iod (rong biển, tảo biển, hải sản, muối iod…). Bên cạnh đó, các thực phẩm như cá ngừ, cá hồi có chứa nhiều protein, vitamin B hay magie rất tốt cho quá trình chuyển hóa cơ thể của người bệnh tuyến giáp, cụ thể là người viêm tuyến giáp.

Bệnh tuyến giáp có lây không
Một số thực phẩm mà người bệnh tuyến giáp nên bổ sung để giúp tăng cường sức khỏe.

Ngoài những thực phẩm kể trên, người bệnh tuyến giáp cũng có thể ăn thêm sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong đường ruột. Điều này giúp người bị bệnh liên quan đến tuyến giáp như suy giáp có triệu chứng bị táo bón hay người mắc bệnh cường giáp có triệu chứng tiêu chảy sẽ có được hệ tiêu hóa được hoạt động ổn định hơn.

Ngoài ra, các loại rau có màu xanh sẫm như rau ngót, súp lơ xanh, diếp cá, rau muống,… hay một vài loại hạt như hạt điều, hạt bí hay hạnh nhân cũng chứa rất nhiều vitamin A, B, E, K,… giúp người bệnh tuyến giáp có một sức khỏe tốt hơn để chống chọi lại với bệnh.

Người bệnh tuyến giáp nên liên hệ bác sĩ dinh dưỡng để có thể được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng dinh dưỡng cũng như chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý của mình.

Nên đọc: Bệnh tuyến giáp nên ăn rau gì? Top 3 loại rau nên ăn cho người bệnh tuyến giáp

Hạn chế những thực phẩm nào

Bên cạnh các nhóm thực phẩm nên bổ sung kể trên, thì người bệnh tuyến giáp cũng nên kiêng khem một vài thực phẩm để tốt cho quá trình điều trị bệnh của mình. Đầu tiên, với các thực phẩm chế biến sẵn, người bệnh tuyệt đối tránh và không nên ăn, lý do vì trong các thực phẩm này thông thường sẽ chứa thành phần các chất phụ gia, hoặc iod… các chất này đều là những chất không hề tốt cho người mắc bệnh tuyến giáp.

Các món ăn từ nội tạng động vật chứa rất nhiều axit lipoic làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tuyến giáp, vì thế cũng nên loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn của bệnh nhân tuyến giáp. Ngoài ra, nếu bệnh nhân đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh tuyến giáp thì axit lipoic sẽ làm thuốc mất tác dụng, gây cản trở quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người mắc bệnh tuyến giáp cũng nên tránh ăn nhiều chất xơ và đường. Và tương tự đối với đường cùng chất tạo ngọt cũng thế, chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ để tránh ảnh hưởng đến hệ hoạt động của tuyến giáp.

Tất nhiên, bệnh nhân tuyến giáp tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, bia rượu hay kể cả các loại đồ uống có ga. Các thực phẩm này sẽ làm rối loạn sự hoạt động của tuyến giáp, phần nào gây ra tình trạng rối loạn chuyển hoá trong cơ thể.

Xem thêm: Mổ tuyến giáp xong uống sữa gì? Sữa dành cho bệnh nhân mổ tuyến giáp tốt #1 hiện nay

Sữa dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp

Ngoài việc trả lời cho câu hỏi bệnh tuyến giáp có lây không hay dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp như thế nào là tốt, việc tìm hiểu và lựa chọn ra các sản phẩm sữa cho người ung thư tuyến giáp để giúp bệnh nhân của gia đình mình mau chóng được hồi phục sức khỏe là một điều rất quan trọng. Hiểu được điều đó, H&H Nutrition sẵn sàng là nơi tư vấn dinh dưỡng cũng như giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm phù hợp nhất với bệnh nhân. Dưới đây là một số sản phẩm phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, khách hàng có thể tham khảo qua và lựa chọn cho người bệnh của gia đình mình.

Sữa Nutricare Lean Pro Thyro 900g – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân tuyến giáp sau phẫu thuật

Nutricare Lean Pro Thyro 900g là một trong những sản phẩm nổi bật của các loại sữa cho người bệnh tuyến giáp mà H&H Nutrition muốn giới thiệu đến quý khách hàng. Với mức giá bán ra thị trường chỉ 680.000đ, đây còn là sản phẩm chuyên biệt dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

Giải đáp: bệnh tuyến giáp có lây không? Phòng ngừa như thế nào?
Sữa Nutricare Lean Pro Thyro 900g – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân tuyến giáp sau phẫu thuật.

Nutricare Lean Pro Thyro 900g có những thành phần ưu việt có thể điều hòa hoạt động của tuyến giáp cùng với đó là việc bổ sung hàm lượng iot và selen cao, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tuyến giáp cũng như mau chóng phục hồi sức khỏe người bệnh. Thêm đó, sản phẩm có hàm lượng canxi cao, sữa còn giúp bổ sung thêm các vitamin D3, photpho hay magie giúp cải thiện về mặt xương khớp. Từ đó duy trì và nâng cao khả năng vận động của cơ xương người bệnh. Vì những lý do trên cho thấy sản phẩm Nutricare Lean Pro Thyro xứng đáng để quý khách hàng có thể tin tưởng và lựa chọn trải nghiệm cho bệnh nhân gia đình mình.

Xem chi tiết sản phẩm ngay tại đây: Sữa Nutricare Lean Pro Thyro 900g – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân suy giáp sau phẫu thuật

Sữa Lean Pro Thyro Lid 900g – Dinh dưỡng tối ưu cho người kiêng I-ốt, bệnh lý tuyến giáp

Lean Pro Thyro Lid 900g, đây chính là một trong những sản phẩm sữa cho người ung thư tuyến giáp. Với giá bán ra thị trường là 760.000đ, sữa giúp người bệnh đảm bảo được cung cấp chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho người bệnh.

Giải đáp: bệnh tuyến giáp có lây không? Phòng ngừa như thế nào?
Sữa Lean Pro Thyro Lid 900g – Sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho người kiêng I-ốt, bệnh tuyến giáp.

Lean Pro Thyro Lid giúp người bệnh giải quyết được nỗi lo về việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với công thức phù hợp với cơ địa và chế độ dinh dưỡng người kiêng iot. Ngoài ra, sản phẩm với lượng đạm từ hạnh nhân và yến mạch, cùng với 23 loại vitamin, khoáng chất là một trong những yếu tố giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cũng như xương được phát triển chắc khỏe. Trên đây là hai trong số nhiều sản phẩm mà quý khách hàng có thể lựa chọn và tin dùng.

Xem chi tiết sản phẩm ngay tại đây: Sữa Lean Pro Thyro Lid 900g – Dinh dưỡng tối ưu cho người kiêng I-ốt, bệnh lý tuyến giáp

Kiểm tra sức khỏe định kỳ & lối sinh hoạt lành mạnh

Câu hỏi bệnh tuyến giáp có lây không đã được giải đáp, bạn đọc không còn phải lo ngại về việc tiếp xúc đối với người bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên, không được chủ quan về việc phòng tránh cũng như quá trình điều trị bệnh cần phải tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân nên kiểm tra định kỳ sức khỏe và sử dụng thuốc điều trị đúng với những gì bác sĩ dặn dò, từ đó giúp kịp thời phát hiện và có những biện pháp điều trị phù hợp nếu có những chuyển biến trong bệnh.

bệnh tuyến giáp có lây không
Vận động, tập thể dụng cũng là một biện pháp để đẩy lùi bệnh.

Ngoài việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn cần phải tạo các thói quen sinh hoạt lành mạnh như việc tập yoga, đi bộ, chạy bộ hằng ngày,… để cơ thể luôn được dẻo dai, khỏe mạnh, từ đó đẩy lùi bệnh tật. Ngoài ra, các thói quen xấu, không tốt cho sức khỏe hay việc sử dụng các chất kích thích,… nên được loại bỏ ngay, hướng đến xây dựng một lối sống sạch, lành mạnh để có được một sức khỏe tốt hơn.

Nếu đang tìm kiếm thông tin về câu hỏi bệnh tuyến giáp có lây không hay dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp như thế nào là tốt thì hãy đến ngay với H&H Nutrition, nơi không chỉ là nơi cung cấp sản phẩm uy tín, chính hãng mà còn có một đội ngũ chuyên gia tư vấn cho người dùng trong quá trình sử dụng hay trải nghiệm sản phẩm.

Trên đây là toàn bộ tất cả những thông tin để trả lời cho câu hỏi bệnh tuyến giáp có lây không cho bạn đọc. Hy vọng bài viết trên đây của H&H Nutrition đã giúp mọi người giải đáp được các thắc mắc cũng như có được các thông tin về sữa cho người bệnh tuyến giáp, từ đó giúp khách hàng chọn được sản phẩm phù hợp cho người bệnh của gia đình mình!


Giải đáp: bệnh tuyến giáp có lây không? Phòng ngừa như thế nào?
Bs. Nguyễn Thị Thùy Trang – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Giải đáp: bệnh tuyến giáp có lây không? Phòng ngừa như thế nào?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline: 

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    5/5 - (1 bình chọn)

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition