Bị tiểu đường ăn nho được không? Ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Bị tiểu đường ăn nho được không? Nho được biết đến là một trong số những loại trái cây phổ biến và rất được ưa chuộng tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Không chỉ có hương vị thơm ngon, dễ ăn, nho còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. Vậy, tiểu đường ăn nho được không? Cùng H&H Nutrition tìm hiểu vấn đề đó qua bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của nho với sức khỏe

Với đặc tính giòn, ngọt, nho có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn như salad, bánh, mứt, nước ép,… Tuy nhiên, trước giải đáp thắc mắc về vấn đề người bệnh tiểu đường ăn nho được không, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng mà nho mang lại.

bi-tieu-duong-an-nho-duoc-khong-1
Trong 100g nho chứa khoảng 17g Carbohydrate

Trung bình một cốc nho (khoảng 12 quả) có thể cung cấp các chất dinh dưỡng sau đây:

  • Calo: 104
  • Protein: 1,1 gram
  • Carbohydrate: 27,3 gram
  • Chất xơ: 1,4 gram
  • Chất béo: 0,2 gram

Ngoài những thành phần trên nho còn là một loại trái cây có nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B6, C, K,…có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và cải thiện chức năng tim mạch. Đặc biệt, quả nho cũng chứa nhiều hợp chất có khả năng chống oxy hóa như axit ellagic, lutein, quercetin,… giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư và tim mạch.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

Chỉ số đường huyết còn được gọi tắt là chỉ số GI (Glycemic index) của thực phẩm. Đây là chỉ số để phân loại các nhóm thực phẩm, đồ uống theo cách nó làm tăng đường huyết nhanh hay chậm sau khi ăn các thực phẩm vào cơ thể. Chỉ số GI của một thực phẩm sẽ được đánh giá ở 3 mức độ: Cao, trung bình, thấp.

Với người bệnh tiểu đường khi sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ làm cho lượng đường huyết dễ kiểm soát hơn. Vì sau khi ăn vào mức đường huyết sẽ được tăng lên từ từ chứ không tăng một cách đột ngột. Ngoài ra, những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn giúp cải thiện tốt quá trình chuyển hóa lipid ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Theo Queensland Government, nho là loại trái cây nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Bên cạnh đó, bảng chỉ số đường huyết quốc tế cũng cho biết, nho Mỹ có chỉ số đường huyết (43), Nho Ý (49).

Bệnh nhân tiểu đường ăn nho được không?

Để trả lời cho câu hỏi bệnh nhân tiểu đường ăn nho được không thì đáp án là có. Một số nghiên cứu cho rằng, tiêu thụ nho sẽ làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Vì trong nho có chứa resveratrol, đây là chất có khả năng làm tăng độ nhạy insulin, giúp cơ thể tiêu thụ đường glucose nhanh, từ đó khiến lượng đường trong máu giảm.

Tùy thuộc vào từng loại nho sẽ có hàm lượng đường khác nhau, do vậy bạn cần sử dụng đúng cách và không nên ăn quá nhiều. Nếu lựa chọn nho đóng hộp thì bạn nên chọn loại nho không thêm đường và đọc kỹ những thông tin sản phẩm trên nhãn để nắm rõ các loại đường tiêu thụ.

Tiểu đường ăn nho khô được không?

bi-tieu-duong-an-nho-duoc-khong-2
Sử dụng nho khô một cách hợp lý và điều độ để giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Nho khô là một loại trái cây giống như những loại trái cây sấy khác, cũng chứa đường tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn chọn nho khô thay vì nho tươi vào chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường thì nên cân nhắc, vì:

  • Loại bỏ nước và cô đặc nên lượng đường có trong nho khô tương đối cao.
  • Không giống với nho tươi, nho khô nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nằm trong khoảng 53 – 75.

Do đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng nho khô trong khẩu phần ăn của mình.

Tiểu đường uống nước ép nho được không?

Ngoài nho khô, nước ép nho là một lựa chọn mà mọi người yêu thích. Tuy nhiên, nước ép trái cây nói chung thường chứa nhiều đường và hầu hết không chứa chất xơ do đó sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng. Vì vậy, tương tự như nho khô, nước ép nho cũng không được khuyến khích sử dụng ở người bệnh tiểu đường.

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có ăn nho được không?

bi-tieu-duong-an-nho-duoc-khong-4
Mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế ăn nho

Tiểu đường thai kỳ là bệnh được xác định mắc phải ở phụ nữ đang mang thai, bệnh thường được phát hiện qua lần kiểm tra thai định kỳ vào khoảng tuần 24 đến 28. Mẹ bầu được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi kết quả xét nghiệm cho thấy mức đường trong máu tăng cao. Đây là bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy thì phụ nữ mang thai khi mắc bệnh tiểu đường ăn nho được không?

Nho là một loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, do đó mẹ bầu có thể ăn với lượng vừa phải trong thai kỳ, dưới 10 quả một ngày. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh nho mẹ bầu có thể sử dụng đa dạng các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như ổi, bưởi, dâu tây…

Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu nho là đủ?

Đối với bệnh nhân tiểu đường giá trị carbohydrate có trong mỗi bữa ăn nằm trong khoảng 45 – 60g và có thể tùy chỉnh giữa các loại thực phẩm với nhau. Do đó, để đảm bảo lượng carbohydrate hợp lý được nạp vào cơ thể người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng 10 trái nho trong mỗi lần ăn và chỉ nên ăn một vài lần trong tuần. Cùng với đó người bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng carbohydrate có trong các thực phẩm khác.

Những loại trái cây có chỉ số GI thấp người bệnh tiểu đường nên ăn

Các loại trái cây đều chứa vitamin, chất phytochemical và các chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe, trong đó có một số loại trái cây có chỉ số GI thấp mà người bệnh tiểu đường nên ăn như:

Bưởi

Bưởi là loại trái cây rất giàu vitamin C, có chỉ số đường huyết thấp (25) và có lượng chất xơ hòa tan cao. Trong quả bưởi cũng chứa naringenin, đây là hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Trong bữa ăn phụ, người bệnh tiểu đường có thể ăn khoảng 2 múi bưởi trung bình.

Dâu tây

Dâu tây chứa rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát bệnh tốt hơn. Với chỉ số đường huyết thấp là 41 và hàm lượng carbohydrate ít, ăn dâu tây có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giảm cảm giác đói vặt, khiến họ luôn tràn đầy năng lượng đồng thời cân bằng được lượng đường trong máu. Một ngày người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 5-7 quả dây tây.

Cam

bi-tieu-duong-an-nho-duoc-khong - 3
Cam là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Cam không chỉ là lựa chọn ưu tiên cho người bệnh tiểu đường khi muốn ăn hoa quả, mà còn có tác dụng tích cực đối với nhiều căn bệnh khác. Với đặc tính ít đường, giàu chất xơ, nhiều vitamin B1 và , cam có khả năng kiểm soát đường huyết. Một quả cam chứa đến 87% nước và chỉ số đường huyết thấp (44). Ngoài ra, cam còn giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Việc ăn một quả cam mỗi ngày là một thói quen tốt mà mọi người nên duy trì.

Táo

Táo là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi đặc tính giòn và hương vị thơm ngon của nó. Loại quả này không chỉ có chỉ số đường huyết thấp ở mức 38, mà còn chứa nhiều vitamin C, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, táo còn chứa pectin – một chất giúp làm sạch độc tố trong cơ thể và giảm nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường khoảng 35%.

Anh đào (Cherry)

Nhờ vào chỉ số đường huyết thấp ở mức 22, giàu vitamin C, A, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magiê và chất xơ nên quả anh đào được xem là rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Không chỉ vậy, cherry còn chứa nhiều anthocyanin – một loại chất kháng oxy hóa có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin lên 50%. Ăn 1 cốc anh đào tươi mỗi ngày sẽ rất hữu ích cho người bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường nên kiêng các loại trái cây nào?

Những loại trái cây đông lạnh, nguyên quả thì đều tốt đối với sức khỏe của người tiểu đường. Tuy nhiên, một điểm lưu ý nhỏ là người bệnh cần theo dõi lượng carbs mà chúng cung cấp. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo qua ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung vào cơ thể.

Điển hình một số loại trái cây có chứa nhiều đường mà người bệnh đái tháo đường cần kiêng ăn:

  • Các loại trái cây đóng hộp hoặc sấy khô có thêm đường.
  • Hạn chế uống trước trái cây, kể cả loại nước ép 100% nguyên chất (đặc biệt có chứa nhiều đường).
  • Các loại trái cây sấy.
  • Dưa hấu, vải thiều, nhãn,… là ví dụ điển hình cho các loại trái cây có chỉ số GI cao.
  • Thơm, đu đủ,… là các loại trái cây có chỉ số GI mức trung bình.

Trong thực đơn mỗi ngày của người tiểu đường đều được bác sĩ khuyến cáo bổ sung 1 đến 2 loại trái cây, ít nhất 5 khẩu phần rau nhằm đảm bảo dinh dưỡng cần thiết. Do đó, người bệnh hãy lựa chọn các loại trái cây phù hợp, không nên ăn các loại như trái cây đóng hộp, sấy khô, nhãn, vải, dứa chín,… để đảm bảo không làm tăng chỉ số đường huyết.

Người tiểu đường nên kiêng các loại thực phẩm nào?

Việc xác định được các loại thực phẩm cần kiêng trong chế độ ăn của người tiểu đường sẽ rất quan trọng. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng, những thực phẩm, đồ uống có nhiều carbs, đường bổ sung,… có khả năng làm lượng đường trong máu tăng lên đột biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, gây tăng cân. Do đó người bệnh nên hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao trong khẩu phần ăn hằng ngày. Ngoài việc lựa chọn đúng loại người bệnh cần biết cách sử dụng đúng lượng thông qua chỉ số tải lượng đường huyết và ăn đúng cách để giúp kiểm soát đường huyết được tối ưu nhất.

Dưới đây, các chuyên gia nhà H&H Nutrition sẽ thông tin đến bạn một số thực phẩm cần hạn chế bổ sung vào thực đơn của người tiểu đường.

Các loại ngũ cốc tinh chế

Bánh mì trắng, gạo, mì ống,… sẽ có nhiều carbs nhưng lại ít hàm lượng chất xơ. Nó sẽ làm tăng thêm lượng đường trong máu nhanh hơn so với các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Mặt khác, người bệnh nên bổ sung gạo còn vỏ cám – với khả năng ổn định đường huyết sau khi ăn tốt hơn so với loại gạo trắng.

Đồ uống có hàm lượng đường cao

Đồ uống có đường như nước ngọt, soda, nước tăng lực,… không những thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết mà nó còn chứa một lượng đường rất cao. Nếu người bệnh sử dụng sẽ có nguy cơ làm lượng đường trong máu tăng đột biến.

Các loại đồ chiên nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên có chứa nhiều chất béo chuyển hóa – Loại chất béo có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Đồng thời, những món chiên như khoai tây chiên, phô mai que,… cũng chứa hàm lượng calo cao, góp phần gây tăng cân một cách nhanh chóng.

Đồ uống có cồn

Người tiểu đường luôn được bác sĩ khuyên nên hạn chế uống rượu. Bởi rượu có khả năng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt là khi uống vào lúc bụng đang đói.

Ngũ cốc ăn sáng

Hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng sẽ có chứa một lượng đường bổ sung khá cao. Một số thương hiệu chế biến với lượng đường nhiều trong một khẩu phần ăn. Do đó, bạn nên có sự tham khảo qua ý kiến bác sĩ để có được sự lựa chọn đúng nhất. Đồng thời, cần kiểm tra qua nhãn dinh dưỡng, chọn loại ít đường.

Các loại kẹo

Kẹo có chứa một lượng đường khá cao trong mỗi khẩu phần. Nó có chỉ số đường huyết cao –  Đồng nghĩa có khả năng gây nên những đột biến, giảm lượng đường trong máu sau khi người bệnh ăn.

Thịt đã qua chế biến

Xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội,… đều chứa một lượng lớn natri, cùng các chất bảo quản và các hợp chất gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các loại thịt chế biến còn gây nguy cơ người bệnh tiểu đường mắc bệnh tim cao hơn.

Các loại nước ép trái cây

Tuy rằng người bệnh có thể uống nước ép trái cây nguyên chất (với mức vừa phải). Nhưng tốt nhất bạn chỉ nên lựa chọn ăn trái tươi (chọn loại có chỉ số đường huyết thấp).

Vì nước ép trái cây sẽ có chứa tất cả carbs, đường có trong trái cây tươi, nhưng lại thiếu chất xơ cần thiết để hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu.

Người tiểu đường nên nhận biết và có sự hạn chế ăn các loại thực phẩm có yếu tố như: Chất béo không lành mạnh, có nhiều đường, chất tạo ngọt, ngũ cốc và tinh bột tinh chế, các loại đồ ăn chế biến sẵn,…

Các loại sữa cho người tiểu đường được chuyên gia khuyên dùng

Sữa Glucerna

bi-tieu-duong-an-nho-duoc-khong
Sữa Gluvita Gold là lựa chọn thích hợp với chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường và tiền đái tháo đường

Sữa Glucerna có công thức vượt trội với hệ bột đường tiên tiến có chỉ số đường huyết thấp, được tiêu hóa từ từ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, sữa Glucerna đã được chứng minh lâm sàng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người bệnh tiểu đường.

Xem chi tiết thông tin sản phẩm ngay tại đây: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/sua-glucerna-sua-cho-nguoi-tieu-duong-dai-thao-duong-gia-re/

Sữa FontActiv Diabest

bi-tieu-duong-an-nho-duoc-khong
FontActiv DiaBest

Sữa FontActiv Diabest là sản phẩm được sản xuất đặc biệt cho bệnh nhân tiểu đường, được khuyên dùng bởi các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Đây là loại sữa có chỉ số đường huyết thấp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giàu chất xơ và protein Whey để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và giúp duy trì đường huyết ổn định cho người tiểu đường.

Xem chi tiết thông tin sản phẩm ngay tại đây: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/sua-tieu-duong-fontactiv-diabest-800g-bac-si-khuyen-dung/

Sữa Boost Glucose Control

bi-tieu-duong-an-nho-duoc-khong
Sữa Boost glucose control 400g – Dinh dưỡng đặc biệt dành riêng cho người đái tháo đường

Sữa Boost Glucose Control là một dòng sữa nổi tiếng được sản xuất đặc chế dành cho người bệnh tiểu đường, những người cần kiểm soát lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng. Sản phẩm cung cấp cân bằng giữa hàm lượng protein, carbohydrate và chất béo, được thiết kế đặc biệt giúp quản lý lượng đường trong máu và là một phần của chế độ ăn uống hàng ngày.

Xem chi tiết thông tin sản phẩm ngay tại đây: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/sua-boost-glucose-control-2/

Fomeal Care

bi-tieu-duong-an-nho-duoc-khong
Fomeal Care Gold

Fomeal Care là một sản phẩm dinh dưỡng phù hợp cho người ở độ tuổi trung niên, cao tuổi và cũng có thể được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường.Với hệ dưỡng chất 5 Sao Orgalife dựa trên 5 nhóm thực phẩm lành mạnh khuyến khích bởi Đại học Harvard Hoa Kỳ, Fomeal Care cung cấp 100% năng lượng từ các thành phần tự nhiên, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Nó rất phù hợp để dùng thay thế bữa ăn bằng cách bổ sung dinh dưỡng qua đường uống cho người bệnh.

Xem chi tiết thông tin sản phẩm ngay tại đây: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/fomeal-care-on-dinh-duong-huyet/

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường cùng chuyên gia dinh dưỡng

Dinh dưỡng luôn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến với sức khỏe của mỗi người bệnh tiểu đường. Nó cũng quyết định sự tiến triển của bệnh lý và hiệu quả của quá trình điều trị với các bác sĩ.

Mặt khác, không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng chung một thực đơn dinh dưỡng. Bởi tùy tình trạng cụ thể mà chế độ ăn của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Do đó, đây cũng là điểm khiến cho nhiều người bệnh không biết nên xây dựng thực đơn cho bản thân như thế nào là đúng.

Theo đó, lời khuyên dành cho người bị tiểu đường là nên nhờ đến sự tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng từ những vị bác sĩ và chuyên gia trong ngành. Vì vậy bạn có thể tham khảo qua Viện nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) – Cơ sở cung cấp các dịch vụ thăm khám dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho người tiểu đường, cũng như cho trẻ em, người lớn, người già,… một cách khoa học từ các bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, luôn theo sát quá trình áp dụng thực đơn của mỗi người bệnh.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Trong suốt quá trình thăm khám, đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng luôn là người đồng hành cùng người bệnh nhằm theo dõi sát sao tình trạng, khả năng đáp ứng khi điều trị. Mục đích là mang đến cho người bệnh có được sức khỏe tốt hơn, tránh các biến chứng đe dọa đến sức khỏe lẫn tính mạng.

Mong rằng, với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu đường người bệnh bị tiểu đường ăn nho được không. Từ đó, thông qua bài viết H&H Nutrition cũng mong bạn sẽ biết được đâu là thực phẩm nên bổ sung và cần hạn chế để cải thiện tốt nhất chế độ dinh dưỡng của mình. Thăm khám với bác sĩ dinh dưỡng H&H Nutrition, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ giải đáp thêm các thắc mắc đối với tình trạng bệnh cụ thể. Do đó, hãy liên hệ với chúng tôi để được gặp các bác sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bị tiểu đường ăn nho được không? Ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition