Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2: Nên ăn và kiêng ăn gì?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 nếu không kiểm soát lượng đường trong máu tốt có thể làm tình trạng thêm nặng. Thậm chí gây nên các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, tổn thương thần kinh và mắt. Do đó, để kiểm soát lượng đường máu tốt nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và đa dạng thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát mức đường huyết ổn định. Để biết được thực đơn cho người tiểu đường type 2 thế nào, thực phẩm nên và không nên ăn, cùng theo dõi bài viết này nhé!

Dấu hiệu của đái tháo đường tuýp 2

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Bệnh có đặc điểm tăng hàm lượng glucose huyết do giảm độ nhạy các thụ thể tiếp nhận insulin. Việc tăng glucose mãn tính trong khoảng thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protid, lipid. Điều này dẫn đến tổn thương ở nhiều cơ quan khác, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Do đó, ngay khi xuất hiện một trong những dấu hiệu đái tháo đường type 2, mỗi cá nhân nên đi kiểm tra sức khỏe để được điều trị sớm nhất.

  • Cảm thấy khát hay rất khát
  • Cảm giác đói nhiều
  • Cân nặng giảm mà không rõ lý do hay không có mục đích giảm cân
  • Tăng tần suất đi tiểu
  • Mắt nhìn mờ
  • Tâm trạng thay đổi, trở nên cáu kỉnh
  • Cảm giác ngứa khó chịu, nhất là ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, bàn chân
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi
  • Dễ nhiễm trùng, vết thương khó lành
Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Dấu hiệu của đái tháo đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?

Nếu như đi khám và được chẩn đoán mắc tiểu đường type 2 thì bệnh nhân lo lắng và thường thắc mắc “ tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?”. Theo các bác sĩ, nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết của mỗi bệnh nhân, nhất là chế độ ăn uống, tuân thủ thuốc theo đúng chỉ định, rèn luyện thể dục, thể thao.

Bệnh nhân tiểu đường type 2 nếu như được can thiệp điều trị sớm và tuân thủ đúng liệu trình thì vẫn sống khỏe, làm việc, sinh hoạt bình thường mà không xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Ngược lại, nếu như không thăm khám định kỳ, uống thuốc theo chỉ định, duy trì thói quen ăn uống không lành mạnh như thức ăn nhanh, chế biến sẵn giàu carbohydrate, ít vận động,… sẽ rất dễ khiến đường đường huyết tăng. Từ đây cũng có thể gây nên nhiều biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton – tình trạng lượng acid đọng trong máu, tăng áp lực thẩm thấu máu. Thậm chí biến chứng mạn tính như ảnh hưởng sức khỏe tim mạch, mạch máu não, biến chứng mắt, thận, thần kinh.

Một số người quan niệm rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 nhẹ hơn tuýp 1 là một sai lầm. Bởi cả hai bệnh đều khiến chỉ số đường huyết tăng cao, nếu kiểm soát không tốt sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, đừng chủ quan, nếu như phát hiện bệnh cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt tránh tình trạng bệnh thêm nặng.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?

Bệnh đái tháo đường type 2 nên ăn và kiêng ăn gì?

Để kiểm soát tình trạng bệnh tốt, nâng cao sức khỏe, mỗi bệnh nhân cần lưu ý các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng. Nếu như quá khó khăn trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, có thể tham khảo ý kiến tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ.

Các loại thực phẩm người tiểu đường type 2 nên ăn

  • Rau xanh: đây là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa, tim mạch của bệnh nhân đái tháo đường. Bởi chúng cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa cùng đa dạng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, tăng hàm lượng rau xanh, chất xơ sẽ giúp duy trì tình trạng no, tránh việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn và giảm các vấn đề về đường huyết. Một số loại rau nên bổ sung: bông cải xanh, bí đao, dưa chuột, xà lách, măng tây, ớt, đậu xanh, hành,… Đặc biệt, nên chế biến theo dạng hấp, luộc để giữ dinh dưỡng và hạn chế dầu mỡ.
  • Các loại trái cây: cũng cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Người bệnh nên chọn bổ sung các loại quả mọng có chỉ số GI thấp như quýt, cam, bưởi, cà chua, dâu tây, việt quất, mâm xôi, táo, ổi, lê,… Bệnh nhân nên lưu ý nên bổ sung trái cây tươi thay vì sấy nhé.
  • Các sản phẩm từ bơ sữa: trong nhóm thực phẩm này giàu đạm, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, các sản phẩm này chứa nhiều đường nên có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Do đó, cần phải biết cách chọn sản phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường type 2 với những loại sữa, sữa chua tách béo, ít béo, ít đường hay không đường.
Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Bổ sung vào thực đơn cho người tiểu đường những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: nhóm thực phẩm này cần thời gian tiêu hóa lâu hơn và có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, thay vì bổ sung các loại thực phẩm giàu carbohydrate qua tinh chế như mì ống, bánh mì trắng thì nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, kiều mạch,…
  • Các loại chất béo tốt: chất béo tốt phải kể đến như alpha-lipoic acid, omega-3,… Các chất béo này không ảnh hưởng sức khỏe như chất béo bão hòa mà vô cùng có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Thực phẩm giàu chất béo tốt như các loại hạt (óc chó, hạt chia, hạnh nhân, hạt điều,…), các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích,…). Và chỉ nên dùng dầu thực vật để chế biến món ăn như dầu hướng dương, oliu, đậu nành….
  • Thực phẩm giàu đạm: protein quan trọng đối với dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường do đó không nên cắt giảm. Mà thay vào đó nên bổ sung nguồn protein tốt từ thịt nạc, ức gà không da, phi lê cá trắng, cá,…Đậu và các loại đậu: trong các loại đậu cung cấp nguồn chất xơ và protein thực vật dồi dào giúp cung cấp năng lượng cũng như hạn chế cơ thể hấp thụ quá nhiều carbohydrate.

Các loại thực phẩm người tiểu đường type 2 nên kiêng

Việc đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 là cần thiết nhưng vẫn cần chú ý để loại các thực phẩm nên kiêng nhằm tốt cho sức khỏe:

  • Đồ uống, thực phẩm nhiều đường: các thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng chỉ số đường huyết mà còn gây biến chứng, gây nên các bệnh như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tăng nồng độ cholesterol và triglycerid có hại. Một số thực phẩm thuộc nhóm này nên tránh: bánh quy, kẹo, kem, bánh nướng, món tráng miệng, soda, nước ngọt có ga, hay các loại chất làm ngọt như đường nâu, đường ăn, syrup cây phong, mật ong và mật đường.
  • Tinh bột tinh chế: các loại thực phẩm như Cơm, bánh mì trắng, mì ống, miến dong là tinh bột tinh chế, ít chất xơ nên khiến lượng đường tăng nhanh đáng kể.
  • Các chất béo chuyển hóa: khiến tăng chất béo xấu (cholesterol LDL) và làm giảm nồng độ chất béo tốt (cholesterol HDL) không tốt cho người tiểu đường. Một số thực phẩm nhóm này: thịt xông khói, xúc xích, bỏng ngô, snack, khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn và thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Sữa, phomai, sữa chua nguyên chất nhiều đường, chưa tách béo
  • Trái cây nhiều đường như dưa hấu, sầu riêng, nhãn, hồng chín, xoài chín,…
  • Hạn chế thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu,… và các loại da động vật như da gà, da heo, da vịt,…

Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2

Bên cạnh cân nhắc thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì và kiêng gì, mọi người cần phải nắm nguyên tắc trong xây dựng thực đơn như sau:

  • Ăn uống điều độ, đúng liều, đúng lượng, đúng giờ. Không nên để tình trạng quá đói hay quá no.
  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh chỉ số đường huyết tăng đột ngột đối với những người tiểu đường type 2 là người cao tuổi hay có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều về cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn trong thực đơn hằng ngày.
  • Duy trì thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên dành thời gian luyện tập thể thao để đảm bảo sức khỏe, kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.
Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2

Các loại sữa dành cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Việc bổ sung sữa là cần thiết để cải thiện năng lượng và dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2, do đó, không nên bỏ qua mà nên chọn sản phẩm sữa phù hợp. Sau đây là một số sản phẩm sữa tốt cho người bệnh tiểu đường type 2, được chuyên gia và bác sĩ khuyên bổ sung:

  • Navie Cerna giúp bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất. Sữa cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết như một bữa ăn hoàn chỉnh, đảm bảo nguồn protein, chất xơ, cùng Omega 3-6-9 và 26 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Sữa Diabet Care Diamond là sản phẩm sữa cung cấp dinh dưỡng được nghiên cứu và phát triển bởi thương hiệu nổi tiếng Nutifood. Sản phẩm sữa giúp kiểm soát và ổn định đường huyết với Isomaltulose, Erythritol và chất xơ FOS/Inulin. Hơn nữa, với MUFA, PUFA và Vitamin K2 đem lại sức khỏe cho hệ tim mạch cùng với Nano Canxi, Vitamin K2, Vitamin D3, Phốt Pho cung cấp dưỡng chất cần thiết, phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
  • Sữa Delical là sản phẩm sữa nhập khẩu từ Pháp với nguồn năng lượng cao phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Sữa đa dạng thành phần dinh dưỡng nên đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân: chỉ số GI=20 giúp kiểm soát đường huyết tốt, bổ sung Crom, Omega 3 từ dầu hạt cải, chất xơ, giúp dễ dàng tiêu hóa, hấp thu và tăng cường hệ miễn dịch.

Trên đây là những thông tin về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2, hy vọng mọi người bổ sung được kiến thức trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng và chăm sóc bệnh nhân. Từ đó, giúp cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất mà không làm gia tăng đường huyết ảnh hưởng sức khỏe. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay với H&H Nutrition để được bác sĩ và chuyên gia giải đáp nhé.

Xem thêm: 

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Đặt lịch khám

Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2: Nên ăn và kiêng ăn gì?


Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:
5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition