Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Võ Trà Mi - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng

Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 đúng cách rất quan trọng. Điều này giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Suy thận mạn giai đoạn 4 là giai đoạn tiến triển muộn của bệnh suy thận mạn tính. Chức năng thận trong giai đoạn này đã suy giảm nghiêm trọng. Nhiều người thắc mắc rằng suy thận mạn giai đoạn 4 có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 cần lưu ý gì? Cùng H&H Nutrition tìm hiểu về bệnh lý này và cách chăm sóc bệnh nhân hiệu quả trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Các giai đoạn suy thận mạn

Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4

Các giai đoạn suy thận mạn (CKD) chia thành 5 cấp độ. Triệu chứng và độ lọc cầu thận của các cấp độ cũng sẽ thay đổi tương ứng. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Độ lọc cầu thận (GFR) bình thường hay cao, GFR > 90 mL/phút. Ở giai đoạn này, người mắc thường không có triệu chứng nhận biết thận bị tổn thương nên khó phát hiện bệnh.
  • Giai đoạn 2: GFR khoảng 60-89 mL/phút. Nếu người bệnh đi khám có thể phát hiện được bệnh qua các chỉ số creatinin hoặc urê trong máu hay chụp cộng hưởng từ, chụp CT, siêu âm, X-quang.
  • Giai đoạn 3: Suy thận mức độ 3A (GFR khoảng 45 – 59 mL/phút), suy thận mức độ 3B (GFR khoảng 30 – 44 mL/phút). Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, giữ nước, sưng tứ chi và khó thở, thay đổi nước tiểu, đau lưng, khó ngủ do chuột rút.
  • Giai đoạn 4: GFR khoảng 15-29 mL/phút. Các triệu chứng giai đoạn này là protein niệu, mệt mỏi, giữ nước, phù tứ chi và khó thở, tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, chán ăn,…
  • Giai đoạn 5: GFR < 15 mL/phút. Ở giai đoạn này, thận gần như mất toàn bộ chức năng. Các triệu chứng suy thận giai đoạn này bao gồm: Ăn không ngon; buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, ngứa, tiểu ít hoặc không có nước tiểu, ngứa ran ở tay hoặc chân, chuột rút, thay đổi màu da, tăng sắc tố da.

Có 5 giai đoạn suy thận mạn. Ở mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng, mức lọc cầu thận khác nhau.

Suy thận mạn giai đoạn 4 có nguy hiểm không?

Suy thận giai đoạn 4 có thận bị tổn thương từ trung bình đến nặng, lúc này bệnh đã khá nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm của suy thận độ 4 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Giai đoạn suy thận: Suy thận mạn là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tùy vào giai đoạn suy thận mà mức độ nguy hiểm khác nhau.
  • Nguyên nhân suy thận: Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có phương pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
  • Bệnh lý đi kèm: Đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh cầu thận,…
  • Biến chứng: Những biến chứng sẽ ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh suy thận mạn như suy gan, tổn thương thần kinh, tổn thương hệ tiêu hóa, tổn thương phổi,…
  • Mức độ đáp ứng với điều trị: Đặc biệt sự tuân thủ của người bệnh về dùng thuốc đều, đủ đúng theo toa bác sĩ để hạn chế các biến chứng của bệnh sẽ quyết định tuổi thọ của người bệnh.
  • Tình trạng dinh dưỡng: Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, từ đó nâng cao hiệu quả của các biện pháp điều trị và giúp người bệnh có tiên lượng bệnh tốt hơn.

Có thể thấy, mức độ nguy hiểm của suy thận giai đoạn 4 còn thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, nguyên nhân suy thận, bệnh lý đi kèm, biến chứng, mức độ đáp ứng với điều trị và tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.

Cách chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4

Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 phải đối mặt với những suy giảm hoạt động nội tiết và cơ chế lọc máu bất thường. Việc chăm sóc cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 là yếu tố quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh suy thận mạn.

Việc chăm sóc cần phối hợp ở nhiều phương diện khác nhau:

  • Dinh dưỡng: Giải pháp chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 giúp bệnh nhân vượt qua những khó khăn do biến chứng bệnh gây ra và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Vận động: Tập thể dục hàng ngày giúp người bệnh hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol, giữ trọng lượng cơ thể cân đối và cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, rượu bia, các loại thuốc không rõ nguồn gốc, ..
  • Kiểm soát các bệnh lý đi kèm: Tăng huyết áp, tiểu đường, gout, …

Việc chăm sóc bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 rất quan trọng và cần phải phối hợp nhiều phương diện khác nhau như dinh dưỡng, vận động, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và kiểm soát các bệnh lý đi kèm.

Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 cần lưu ý gì?

Khi chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4, bạn cần lưu ý:

  • Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt, phác đồ điều trị thuốc của bác sĩ.
  • Thường xuyên tái khám định kỳ để theo dõi xét nghiệm, điều chỉnh thuốc và có kế hoạch điều trị phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4

Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh suy thận mạn giai đoạn 4 cần có chế độ ăn phù hợp để giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả của các biện pháp điều trị, giúp bệnh nhân có tiên lượng bệnh tốt hơn.

Nguyên tắc dinh dưỡng

Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4

Với chế độ ăn cho suy thận giai đoạn 3-4 không lọc máu, bệnh nhân cần tuân thủ theo nguyên tắc:

  • Năng lượng: Đảm bảo đủ 35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Protid: Khoảng 0,4-0,6g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ protid động vật/tổng số protid ≥ 60%
  • Lipid: 20-25% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
  • Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: Ăn nhạt tương đối khoảng Natri < 2000 mg/ngày; Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300-500ml (tùy mùa)
  • Phosphat < 1200 mg/ngày, người bệnh hạn chế các thực phẩm giàu phosphat.
  • Đủ vitamin và khoáng chất.
  • Số bữa ăn: 4 bữa/ngày.

Nên ăn

Các loại thực phẩm mà người bệnh suy thận mạn giai đoạn 4 nên ăn bao gồm:

  • Ngũ cốc ít đạm: Miến, khoai củ, sắn dây
  • Thực phẩm chứa ít đạm: Hến, đậu phụ, nấm. Cần xen kẽ đạm động vật và thực vật để tránh lố tổng lượng đạm.
  • Thực phẩm ít kali: Các loại củ quả (cà rốt, mướp, bầu, su su, cà rốt,..); các loại trái cây ít kali (ổi, cam, bưởi, thăng long, quýt, mận..)
  • Sữa chuyên biệt cho suy thận

Kiêng ăn

Các loại thực phẩm mà người bệnh suy thận mạn giai đoạn 4 nên kiêng bao gồm:

  • Thực phẩm giàu muối (ưu tiên thực phẩm tươi, hạn chế đồ chế biến, giảm lượng gia vị nêm nếm)
  • Thực phẩm giàu kali nếu có tăng kali máu
  • Hạn chế nước nếu có phù
  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh kẹo ngọt, bánh mì trắng, …nếu người bệnh có rối loạn đường huyết đi kèm

Suy thận mạn giai đoạn 4 có thể dùng các loại sữa

Nepro 1

Nepro 1 là dòng sữa được sản xuất dựa trên các khuyến cáo về dinh dưỡng của các Chuyên gia y tế cho người suy thận mạn. Sản phẩm này đem lại một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu năng lượng với lượng protein thấp, ít natri, kali, photpho giúp người bệnh phục hồi thể trạng nhanh chóng, ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe.

Nutricare Kidney 1

Nutricare Kidney 1 là dòng sản phẩm dinh dưỡng y học chuyên biệt dành cho bệnh nhân suy thận giai đoạn 4. Với công thức giảm Protein, phù hợp với chế độ ăn của bệnh nhân suy thận. Nutricare Kidney 1 giàu dinh dưỡng, chứa ít Natri, Kali, Phốt-pho, giúp cân bằng điện giải, cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Fresubin Renal

Sữa cho người suy thận Fresubin Renal là sản phẩm được nghiên cứu theo công thức khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bệnh nhân. Sản phẩm có nguồn năng lượng cao, giảm bớt lượng protein và các chất điện giải phù hợp với bệnh nhân suy thận.

Leisure Kidney 1

Leisure Kidney 1 là dòng sữa dành cho những người mắc suy thận mạn chưa lọc máu, người có ure huyết tăng. Sản phẩm giàu các dưỡng chất cần thiết nhưng hàm lượng ít protein và lượng chất điện giải phù hợp với người suy thận. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Orgalife – Thương dinh dưỡng chuyên biệt được hàng ngàn khách hàng lựa chọn bởi sản phẩm từ thiên nhiên phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng, ăn đúng loại thực phẩm. Ngoài ra bệnh nhân có thể bổ sung dinh dưỡng bằng việc dùng các loại sữa chuyên biệt cho người suy thận như Nepro 1, Nutricare Kidney 1, Fresubin Renal, Leisure Kidney 1,…

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận cùng chuyên gia dinh dưỡng

Xây dựng thực đơn cho người suy thận cần phải dựa trên sức khỏe và tình trạng bệnh lý của mỗi người. Do đó, việc tìm đến các bác sĩ dinh dưỡng để được khám dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho người suy thận sẽ là giải pháp tối ưu nhất.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Hiện nay, Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (NRECI) đang cung cấp dịch vụ thăm khám, tư vấn và thiết kế thực đơn dinh dưỡng hàng đầu dành cho người suy thận. Tại đây, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng bệnh lý, thực hiện các xét nghiệm liên quan bởi các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành.

Quy trình tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người suy thận:

  1. Xác định tình trạng dinh dưỡng của người bệnh
  2. Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn hàng ngày
  3. Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử suy thận, mức độ suy thận và các phương pháp đang điều trị
  4. Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng
  5. Xây dựng thực đơn chi tiết từng ngày phù hợp theo từng cá thể, từng mức độ suy thận

Bài viết trên là những thông tin cơ bản về suy thận mạn giai đoạn 4. Hy vọng bạn có thể có những hiểu biết về bệnh cũng như cách chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy nhanh tay liên hệ với NRECI. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn dinh dưỡng hiệu quả bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition