Bị suy thận giai đoạn 4 nên ăn gì?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Bị suy thận giai đoạn 4 nên ăn gì? Suy thận là bệnh lý nguy hiểm, nếu như được chẩn đoán mắc bệnh cần phải tuân thủ điều trị bệnh để tránh gây biến chứng nặng nề. Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị bệnh, bệnh nhân suy thận cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn uống hằng ngày sao cho phù hợp. Suy thận giai đoạn 4 hay suy thận mạn giai đoạn 4, để biết rõ hơn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của H&H Nutrition nhé.

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho người suy thận giai đoạn 4

Dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 hết sức quan trọng. Điều này không chỉ đáp ứng năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Bởi nếu như thận không hoạt động tốt, chất thải sẽ tích tụ ngày càng nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ cơ thể.

suy-than-giai-doan-4-nen-an-gi
Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, nhất là tuân thủ tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia sẽ còn giúp duy trì sức khỏe của thận, điều hòa hoạt động thải lọc của thận và hỗ trợ sản xuất các hormone khác cho cơ thể hoạt động tốt. Từ đó, có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận, làm chậm thời gian chạy thận nhân tạo.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 đã chạy thận nhân tạo cần phải tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Đồng thời cũng phải nắm được các nguyên tắc cơ bản sau: cung cấp đầy đủ năng lượng, tăng hàm lượng protein, hạn chế kali, natri, photpho.

Nếu có thời gian, người thân hay bệnh nhân có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng để nắm vững các nguyên tắc dinh dưỡng, các thực phẩm nên bổ sung và nên hạn chế. Điều này giúp người bệnh đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt mà không khiến các triệu chứng thêm nặng.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 nên ăn gì?

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều do chức năng lọc máu của thận bị suy giảm. Lúc này người bệnh chán ăn, mệt mỏi,… Do đó, việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp giảm được các một số trở nên xanh xao, huyết áp tăng, xuất huyết đường tiêu hóa, buồn nôn do các triệu chứng của hội chứng ure huyết.

Giai đoạn này khả năng lọc của thận, GFR lọc khoảng 15 – 29 mL/phút. Điều này có nghĩa là thận đã mất khoảng 85-90% chức năng vốn có và cần phải hỗ trợ bằng các liệu pháp y tế (lọc máu ngoài thận hay ghép thận) để có thể duy trì sự sống tốt hơn.

Trong quá trình chạy thận, bác sĩ cũng dựa theo độ tuổi và tình hình sức khỏe tổng thể mà tư vấn chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp nhất. Khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 chạy thận nhân tạo cần chú ý 6 nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:

Nguyên tắc 1: Tăng cường lượng đạm trong chế độ ăn từ 1.2-1.4g/kg/ngày. Trong đó, tỷ lệ hàm lượng đạm thực vật/động vật ≥ 50%.

Nguyên tắc 2: Cung cấp và đảm bảo đầy đủ năng lượng trong ngày với 30 – 35 kcal/kg/ngày.

Nguyên tắc 3: Lipid chiếm khoảng 25-30% tổng năng lượng của cơ thể. Trong đó lượng bổ sung là ⅓ là acid béo no, ⅓ là acid béo không no 1 nối đôi, ⅓ là acid béo không no chứa nhiều nối đôi.

Nguyên tắc 4: Giảm hàm lượng muối, giảm lượng photpho và kali trong chế độ dinh dưỡng.

  • Các món ăn tương đối nhạt: bổ sung lượng muối ăn trong ngày với lượng dưới 2g muối/ ngày.
  • Giảm kali, photpho trong chế độ ăn.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, acid folic.

Nguyên tắc 5: Bổ sung đủ nước cho cơ thể nhưng phải phù hợp. Lượng nước trong ngày = Lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường ( sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 – 500ml nước mất qua mồ hôi, hơi thở.

Nguyên tắc 6: Cung cấp đầy đủ các nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể : A, B, C, E.

Một số thực phẩm mà bệnh nhân suy thận giai đoạn nên ăn:

  • Các thực phẩm giàu glucid: gạo trắng, miến dong, bột sắn dây, khoai lang, hủ tiếu, bún, phở,…
  • Sữa cho người suy thận giai đoạn lọc máu.
  • Sử dụng dầu thực vật trong chế biến món ăn: dầu hướng dương, dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành,…
  • Bổ sung các loại rau củ có hàm lượng kali thấp: bí, bầu, mướp, dưa chuột, cải trắng…
  • Bổ sung chất béo từ một số loại cá giàu acid béo không no: cá chẽm, cá hồi,…
  • Bổ sung đa dạng trái cây nên chọn: táo, dâu tây, cam, quýt, việt quất, mâm xôi,…

Các loại thực phẩm cần hạn chế khi bị suy thận

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hoạt động của thận, bệnh nhân suy thận nên hạn chế bổ sung một số thực phẩm sau đây trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày:

  • Các thực phẩm nhiều natri: Việc bổ sung ít natri sẽ giúp hạ huyết áp và làm chậm tiến triển của bệnh thận. Bởi chức năng của thận là lọc natri ra khỏi cơ thể và đưa vào nước tiểu. Khi thận bị tổn thương, chức năng lọc natri của thận sẽ bị suy giảm khiến cho natri bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể, dẫn tới tăng huyết áp. Một số thực phẩm nhiều natri cần tránh: thịt muối, thịt xông khói, xúc xích, giò, chả, đồ hộp, nước mắm, cá khô, khoai tây chiên, các loại bánh quy mặn, bánh snack, rau quả ngâm muối, nước tương, các thức ăn dùng liền (ngũ cốc, bánh mì nướng…).
  • Các loại thực phẩm giàu kali: Kali là khoáng chất tốt mà cơ thể cần, tuy nhiên khi khi mắc bệnh suy thận, khả năng đào thải kali qua nước tiểu của thận bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu. Tình trạng này có thể gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngừng tim. Do đó, cần phải hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu kali trong giai đoạn điều trị bệnh. Một số thực phẩm giàu kali: những loại quả khô, sầu riêng, mơ, cam, chuối, bơ, nho, nho khô, đào, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, lạc, hạt họ đậu, cà chua, măng, bí ngô, rau muống, rau khoai lang,…
  • Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm ướp, muối sẵn như dưa chua, dưa cà muối, kim chi,…
  • Các thực phẩm giàu photpho: Sức khỏe của thận tốt sẽ giúp giữ lại lượng photpho vừa đủ cho cơ thể. Nhưng khi thận tổn thương, photpho sẽ bị tích tụ dư thừa trong máu có thể gây nên tình trạng yếu xương, làm xương dễ gãy. Một số thực phẩm giàu photpho: thức ăn nhanh, các loại thực phẩm đóng gói, phô mai chế biến sẵn, thịt tươi đông lạnh, thịt bò, lòng đỏ trứng, tôm khô, đậu nành, hạt sen khô, nội tạng động vật, thịt thú rừng, socola, ca cao,…
  • Hạn chế chất kích thích, rượu bia, các loại đồ uống thể thao, nước ngọt, nước giải khát đóng chai,…

Các loại sữa tốt cho bệnh nhân suy thận giai đoạn 4

Bên cạnh các thực phẩm nên và không nên bổ sung trong chế độ ăn của bệnh nhân suy thận, để nâng cao năng lượng và dinh dưỡng thì việc bổ sung sữa là hoàn toàn cần thiết. Sau đây là một số loại sữa cho người suy thận giai đoạn đã lọc máu hay điều trị thay thế thận được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng:

Sữa Nutricare Kidney 2

Sữa Nutricare Kidney 2: sữa giàu protein, đem đến nguồn năng lượng cao với 1.5kcal/ml. Đồng thời, với hệ chất béo lành mạnh MUFA, PUFA tốt cho hệ tim mạch kết hợp bổ sung Vitamin và khoáng chất giúp cân bằng điện giải đáp ứng dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận.

Sữa Nepro 2

Sữa Nepro 2 đây là sản phẩm sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân suy thận thận đang chạy thận nhân tạo. Chỉ với 1 ly sữa 200ml tương đương với một bữa ăn phụ đầy đủ dinh dưỡng bao gồm: đạm, chất xơ (Fos/Inulin), hỗn hợp các vitamin và khoáng chất ( canxi, Magie, Sắt, Kẽm, Vitamin A, Vitamin D3, Vitamin E, Vitamin C, Vitamin B1, Riboflavin, Vitamin B6, Vitamin B12, Axit Folic).

Navie Nepro 2

Navie Nepro 2: sữa sở hữu thành phần dinh dưỡng nổi bật cùng tỷ lệ cân bằng. Chỉ với 1 hộp sữa 250ml có thể thay thế cho một bữa ăn phụ. Sữa chứa rất ít chất điện giải: Natri, kali, photpho nên rất phù hợp với người bị bệnh suy thận cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe.

Xem thông ti chi tiết về sản phẩm ngay tại đây:

Hy vọng với những thông tin trong bài viết, mọi người hiểu hơn bệnh suy thận mạn cũng như suy thận giai đoạn 4 nên ăn gì. Từ đó, biết cách thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất theo sự tư vấn dinh dưỡng của chuyên gia, bác sĩ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bị suy thận giai đoạn 4 nên ăn gì?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition