Đái Tháo Đường Thai Kỳ Và 5+ Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lý

Đái tháo đường thai kỳ là căn bệnh đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều phụ nữ mang thai. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và cả sự phát triển của trẻ nhỏ. Đâu là chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ hợp lý nhất? Hãy cùng đội ngũ chuyên gia của H&H Nutrition tìm hiểu ngay trong bài dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường xuyên gặp ở phụ nữ trong quá trình mang thai. Bệnh sẽ hết sau khi sinh, hoặc trong vài trường hợp có thể phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm dung nạp đường huyết. Phụ nữ nên xét nghiệm ở tuổi thai 24 tuần đến 28 tuần để có kết quả chính xác nhất.

dai-thao-duong-thai-ky

Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với phụ nữ và thai nhi

Người nào nằm trong diện có nguy cơ mắc bệnh?

Người thừa cân, béo phì hoặc có người thân bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt, tỉ lệ sẽ cao hơn với phụ nữ trên 35 tuổi, người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tiền căn sinh con trên 4kg hoặc đã bị mắc bệnh này ở lần mang thai trước đó.

Đái tháo đường thai kỳ có tác hại gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến người mẹ?

Như chúng tôi đã đề cập, bệnh này có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 2 cho người mẹ. Nếu không được chữa trị kịp thời, sản phụ còn có thể mắc các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn gây ra nhiều ảnh hưởng khó lường khác. Đầu tiên là cao huyết áp. Tình trạng này có thể dẫn đến tiền sản giật, suy gan, tai biến mạch máu não, suy thận,…

Người mẹ còn có thể mắc phải đa ối, nghĩa là tình trạng dịch ối xuất hiện nhiều. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ đang mang thai. Thậm chí, sản phụ còn có thể bị sảy thai và thai lưu.

dai-thao-duong-thai-ky-3

Đái tháo đường thai kỳ có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai, thai lưu, sinh non,…ở phụ nữ

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Trong 2 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến con mình gặp nhiều biến chứng.

Đầu tiên, thai nhi có thể tăng trưởng quá mức. Đây là hậu quả của việc tăng chuyển glucose từ mẹ vào thai. Điều này làm kích thích tụy của thai nhi trong việc bài tiết insulin và gây ra biến chứng.

Bên cạnh đó, những bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện.  Gan của thai nhi đáp ứng kém đối với lượng glucagon. Đó là lí do khiến cho việc tân tạo glucose từ gan giảm và bệnh lý xuất hiện.

Những bệnh lý liên quan đến hô hấp cũng là mối nguy đáng lo. Đây là tiền đề cho hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ. Ngoài ra, thai nhi còn có thể mắc những biến chứng khác như tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh. Thậm chí, trẻ có thể tử vong sau sinh.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người tiểu đường thai kỳ

Người bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì?

Sản phụ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, ngoài 3 bữa chính. Đây là cách giúp chúng ta tránh ăn quá nhiều trong một bữa. Sản phụ sẽ không bị tăng đường huyết sau ăn, hay hạ đường huyết khi bữa ăn cách quá xa.

Phụ nữ mang thai nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua và sữa béo không đường,… Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ nên chú ý bổ sung thêm gạo lứt, ăn nhiều các loại đậu, rau củ quả xanh, dầu oliu, các loại trái cây ít đường,…

dai-thao-duong-thai-ky-2

Chế độ ăn cho người đái tháo đường thai kỳ nên lưu ý bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả

Những món ăn nào người bị tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn?

Những loại thực phẩm gây tăng đường huyết như bánh kẹo, kem, chè,… nên bị hạn chế. Ngoài ra, sản phụ không nên ăn tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn và ăn mặn quá nhiều.

Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn những thực phẩm giàu chất béo. Lòng đỏ trứng, thực phẩm chiên rán, mỡ động vật,… là những món không nên hấp thụ quá nhiều. Người bị đái tháo đường thai kỳ không nên dùng đồ uống có chứa cồn, chất kích thích, nước ngọt, đồ uống có ga, có hương liệu.

dai-thao-duong-thai-ky-4

Người bị đái tháo đường thai kỳ trong chế độ ăn nên kiêng tinh bột, thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường

Chế độ luyện tập cho người bị tiểu đường thai kỳ

Ngoài chế độ ăn uống thì người bị đái tháo đường thai kỳ cũng nên chú ý đến chế độ luyện tập. Đi bộ hay tập yoga được nhiều mẹ bầu chọn lựa. Các phương pháp này không chỉ giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể mà còn giúp giảm mệt mỏi, giảm nguy cơ đái tháo đường hiệu quả.

Lời kết

Bệnh đái tháo đường thai kỳ rất dễ gặp phải trong quá trình mang thai. Vì thế, xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ vô cùng quan trọng. Để bổ sung đường huyết một cách an toàn, những sản phẩm sữa đái tháo đường là lựa chọn đáng tin cậy. Liên hệ ngay H&H Nutrition để được các bác sĩ và chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ nhé!


Xem thêm:

Top 3+ loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ hàng đầu hiện nay

Thực phẩm ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ


H&H Nutrition – Dinh dưỡng tối ưu

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Đái Tháo Đường Thai Kỳ Và 5+ Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lý




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.


    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433


    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    5/5 - (3 bình chọn)

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition