Cùng tìm hiểu dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu để biết cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất, phòng ngừa bệnh trước khi có những biến chứng nặng nề.
Nguyên nhân suy thận là gì?
Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Bệnh lý suy thận thường xảy ra âm thầm, không triệu chứng, khi diễn tiến nặng gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Để có phương pháp bảo vệ sức khỏe cũng như phòng ngừa suy thận xảy ra, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây suy thận là gì?
- Giảm lượng thể tích máu trong cơ thể: Khi giảm thể tích máu trong cơ thể sẽ dẫn đến tổn thương nhiều bộ phận trong cơ thể. Giảm lượng máu cung cấp cho thận cấp tính sẽ dẫn đến suy thận. Máu lưu thông đến thận không đủ có thể do các bệnh lý như : tiêu chảy cấp, nôn ói nhiều, bỏng nặng gây mất nước, suy tim nặng, suy gan nặng,, tiểu đường, tăng huyết áp hoặc phản ứng dị ứng.
- Những bệnh lý tại thận: Các bệnh lý tại thận như là viêm cầu thận, sỏi thận, thận đa nang, hội chứng thận hư là các bệnh lý gây tổn thương cầu thận, ống thận không hồi phục từ đó dẫn đến suy thận..
- Tắc nghẽn sau thận: Các bệnh thận tắc nghẽn như ung thư đại tràng, bàng quang, tiền liệt tuyến, cổ tử cung gây rối loạn chức năng thận, suy chức năng thận do tắc nghẽn đường tiểu, ứ đọng nước tiểu ngược dòng, thận ứ nước, gây tăng áp lực trong ống thận, thiếu máu cục bộ ống thận dẫn đến tổn thương thận, gây ra suy thận.
>> Xem thêm: 5 loại sữa dành cho người suy thận trước và sau lọc thận được bác sĩ tin dùng 2024
Các giai đoạn của bệnh suy thận
Vào năm 2002, NKF- KDOQI (National Kidney Foundation-Kidney Disease Outcomes Quality Initiatives) đã phân chia bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn dựa vào GFR (Glomerular Filtration Rate) như sau:
Giai đoạn | Mô tả | Mức lọc cầu thận (ml/phút/1.73 m2 da) |
1 | Tổn thương thận với MLCT (mức lọc cầu thận) ở mức bình thường hoặc tăng | ≥ 90 |
2 | Tổn thương thận với MLCT ở mức giảm nhẹ | từ 60 – 89 |
3 | Giảm MLCT trung bình | từ 30 – 59 |
4 | Giảm MLCT nặng | từ 15 – 29 |
5 | Bệnh thận mạn giai đoạn cuối | dưới 15 hoặc phải thực hiện điều trị thận nhân tạo |
Suy thận có 5 giai đoạn chính
Vào năm 2012, KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) của Hội Thận học Quốc Tế đã tách giai đoạn 3 của bệnh thận mạn thành 3a và 3b, đồng thời bổ sung albumin niệu vào trong bảng phân giai đoạn hỗ trợ cho hoạt động đánh giá tiên lượng và tiến triển của bệnh thận mạn.
Như vậy, bệnh thận mạn được phân chia thành 5 giai đoạn chính được đánh số từ 1 đến 5 theo mức độ tiến triển của bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý giai đoạn 3 của bệnh thận mạn được tách thành 3a và 3b.
>> Xem thêm: 4 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người lớn uy tín tại TP.HCM chỉ từ 180.000đ
Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của suy thận mạn thường không rõ ràng, tuy nhiên bạn có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng cơ bản như sau:
Giảm lượng nước tiểu
Đây là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng thận không hoạt động hiệu quả. Khi chức năng thận bị suy giảm, điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đi tiểu. Các dấu hiệu đầu tiên của suy thận cần được chú ý khi gặp các vấn đề như tiểu ít hơn so với bình thường, màu sắc hoặc mùi của nước tiểu khác lạ, hoặc có máu.
Phù
Là một tình trạng cơ thể giữ lại nước do không loại bỏ được chất thải, thường xuất hiện ở các vị trí như chân, tay và mặt ở người bệnh suy thận. Đây thường là biểu hiện của suy thận giai đoạn đầu.
Khó thở
Khi chức năng thận suy giảm, việc loại bỏ chất thải trong máu máu gặp khó khăn, dẫn đến ứ dịch trong cơ thể. Điều này không chỉ gây suy giảm chức năng của phổi mà còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Với tình trạng giảm lượng hồng cầu, việc vận chuyển oxy trở nên khó khăn, làm tăng cảm giác khó thở, một dấu hiệu rõ ràng của suy thận giai đoạn đầu.
Đau hoặc cảm thấy nặng ngực
Triệu chứng đau hoặc cảm thấy nặng ngực cũng có thể là một tín hiệu tiềm ẩn của bệnh suy thận giai đoạn đầu. Cơn đau liên tục lan từ vùng lưng ra phía trước của hông hoặc vùng chậu có thể là dấu hiệu mà cần lưu ý, cho thấy ảnh hưởng của suy thận đến khu vực này.
Mệt mỏi, uể oải
Mệt mỏi và cảm giác uể oải thường đi kèm với suy thận giai đoạn đầu do suy thận mạn tính kết hợp với tình trạng thiếu máu. Điều này dẫn đến suy giảm hoạt động của thận chỉ còn từ 20% đến 50% so với hiệu suất bình thường, gây nên tình trạng mệt mỏi và uể oải ngay cả khi ngủ đủ giấc.
Kém ăn, buồn nôn, nôn
Cảm giác kém ăn, buồn nôn và nôn ói là những dấu hiệu rõ ràng của suy thận khi chức năng của thận suy giảm một cách nghiêm trọng. Những triệu chứng này thường trở nên nặng hơn và rõ ràng hơn khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Một dấu hiệu khác của suy thận là sụt cân không rõ nguyên nhân. Khi mắc suy thận, cơ thể không còn đủ protein để duy trì các chức năng cơ bản, kết hợp với việc cảm thấy chán ăn, dẫn đến giảm lượng thức ăn tiêu thụ và sụt cân.
Ngứa ngáy
Khi thận bị suy yếu sẽ tác động không tốt đến quá trình lọc chất thải trong máu, dễ gây phát ban, ngứa ngáy trên da. Do đó, những biểu hiện bất thường ở trên da có thể là dấu hiệu của suy thận giai đoạn đầu mà bạn cần lưu ý.
Co rút cơ
Co cơ hoặc chuột rút cơ ở các vị trí trên cơ thể cũng có thể xuất hiện do suy giảm chức năng thận dẫn đến mất cân bằng các chất điện giải như canxi, natri, kali và một số chất khác.
Thiếu máu
Suy thận cũng có thể gây thiếu máu khi sản xuất hormone erythropoietin giảm, làm giảm lượng hồng cầu trong máu, gây ra các triệu chứng như hoa mắt, cảm giác chóng mặt, suy giảm trí nhớ và mất tập trung.
Tóm lại, suy thận giai đoạn đầu thường có những biểu hiện không rõ ràng, triệu chứng thường nhẹ nên dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý khi đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, phát ban, ngứa ngáy, bị chuột rút, cân nặng giảm, phù nề ở các chi,… Tốt nhất, bệnh nhân nên đi tư vấn định kỳ tại các cơ sở uy tín để phát hiện ra bệnh nếu có và được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Suy thận giai đoạn đầu là gì?
Suy thận giai đoạn đầu là tình trạng tổn thương thận, tổn thương ở giai đoạn này thường chưa nghiêm trọng. Đặc điểm chung của giai đoạn này là triệu chứng bệnh chưa rõ ràng, độ lọc của cầu thận vẫn ở mức bình thường hoặc cao (> 90 ml/ph) hoặc giảm nhẹ (⩾ 60ml/ph). Thường phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khoẻ hoặc thăm tư vấn bệnh lý khác. Suy thận giai đoạn đầu nếu người bệnh phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp, đồng thời kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh và ngăn ngừa triệu chứng tiến triển.
Những cách phòng ngừa bệnh suy thận
Một số vấn đề bạn cần lưu ý để phòng ngừa bệnh suy thận đó là:
Lưu ý tới các bệnh lý cơ bản
Nếu bạn đang mắc phải một số bệnh lý mãn tính thì có thể dẫn đến bệnh thận mạn, ví dụ như huyết áp cao, tiểu đường,… Điều bạn cần nhớ là kiểm soát các bệnh lý cẩn thận, thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng các loại thuốc được kê đơn và thường xuyên thăm tư vấn kiểm tra sức khỏe.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch bao gồm đau tim và đột quỵ. Các vấn đề này có liên quan trực tiếp đến bệnh thận mạn. Dừng sử dụng thuốc lá sẽ giúp cải thiện sức khỏe nói chung đồng thời giảm nguy cơ suy thận hiệu quả.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, giữ huyết áp ổn định là điều thật sự tuyệt vời để phòng ngừa bệnh thận mạn. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống lành mạnh cần lưu ý những điểm sau:
- Ăn nhiều trái cây và rau củ quả lành mạnh, có thể tận dụng những sản phẩm gia đình trồng được.
- Thực đơn giàu tinh bột với các loại thực phẩm như khoai tây, bánh mì nguyên cám, mì ống hoặc cơm.
- Sử dụng thêm sữa hoặc thực phẩm thay thế sữa phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Nên tận dụng nguồn protein lành mạnh từ một số loại đậu, trứng, thịt, cá,…
- Giữ hàm lượng muối, đường, chất béo bão hòa thấp.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trong việc thiết kế thực đơn để phòng ngừa bệnh thận hiệu quả như việc hạn chế photphat hay kali trong chế độ ăn uống.
Hạn chế rượu
Uống quá nhiều rượu không những gây tăng huyết áp và cholesterol mà còn khiến thận hoạt động nhiều hơn, tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh thận. Kiểm soát lượng rượu tiêu thụ hợp lý là điều được các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện để giảm nguy cơ suy thận và nhiều bệnh lý liên quan.
Luyện tập thể dục đều đặn
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận, đồng thời ổn định huyết áp, giữ tinh thần thoải mái, cơ thể săn chắc, thon gọn. Bạn nên dành ít nhất 150 phút tương đương với 2 giờ 30 phút mỗi tuần chia đều các ngày để tập thể dục ở cường độ vừa phải, có thể đạp xe, đi bộ nhanh, tập luyện aerobic, yoga,… Bạn có thể chú ý hơn các bài tập rèn luyện ở chân, lưng, hông, bụng, ngực, cánh tay,…
Cẩn thận với thuốc giảm đau
Bệnh thận cũng có thể xảy ra do sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chẳng hạn như ibuprofen và aspirin hay dùng chúng trong thời gian dài hơn so với chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn cần sử dụng thuốc giảm đau hãy nhớ thực hiện đúng hướng dẫn đi kèm với thuốc.
Để phòng ngừa bệnh suy thận, mỗi người đều nên áp dụng các biện pháp hợp lý như có chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục thể thao, hạn chế rượu bia, thuốc lá cũng như các chất có hại, không lạm dụng thuốc chống viêm không steroid,…
Suy thận giai đoạn đầu có chữa được không?
Hiện nay, suy thận giai đoạn đầu vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn được, đồng thời suy thận mạn cũng vậy. Tuy nhiên đợt cấp suy thận mạn có thể được kiểm soát, giảm nhẹ triệu chứng và biến chứng. Đồng thời, bệnh nhân suy thận mạn có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị, có lối sống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp với giai đoạn bệnh,…
Hiện nay, ngoài các thực phẩm ăn uống hằng ngày, bổ sung thêm sữa dành cho bệnh nhân suy thận cũng góp phần mang đến hiệu quả cao. Các loại sữa được chia theo từng loại đối tượng bị suy thận cần sử dụng.
>> Xem thêm: Top 4+ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng uy tín nhất 2024
Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận cùng chuyên gia
Chế độ dinh dưỡng cân bằng là yếu tố rất quan trọng đối với bệnh nhân suy thận để giữ gìn sức khỏe, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh suy thận thì hãy đến ngay với H&H Nutrition để được hỗ trợ hiệu quả nhất. H&H Nutrition được nhiều người tin tưởng bởi:
- Quy tụ đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng, chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trực tiếp tư vấn dinh dưỡng theo đúng tình trạng bệnh, phù hợp với thói quen, sở thích, ăn uống, hỗ trợ ổn định sức khỏe hiệu quả.
- Chế độ chăm sóc nhiệt tình, quy trình thăm tư vấn dinh dưỡng nhanh chóng, khoa học, chỉ thực hiện các xét nghiệm khi cần thiết.
- Chi phí dịch vụ phải chăng, H&H cam kết không bất chấp lợi nhuận mà luôn đặt sức khỏe, niềm tin của khách hàng lên hàng đầu,…
Việc phát hiện sớm dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu để đi tư vấn sức khỏe và phát hiện sớm bệnh là việc hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe khi phát hiện bệnh suy thận mạn nên lập kế hoạch điều trị và thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý nhằm ngăn cản bệnh phát triển. Với đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm, H&H Nutrition luôn sẵn sàng tư vấn dinh dưỡng khi bệnh nhân cần.
Xem thêm:
- Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh suy thận
- Phân biệt suy thận cấp và suy thận mạn? Nguyên nhân và triệu chứng suy thận
- Người bị suy thận phải lọc máu khi nào?
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng