Khi trẻ 6 tháng bị táo bón lâu ngày, mẹ phải làm sao?

Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi là vấn đề được các bậc cha mẹ hết sức quan tâm. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng có thể gây cản trợ sự phát triển của trẻ nếu không sớm khắc phục. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu về trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón trong bài viết này nhé!

Bị táo bón lâu ngày khiến trẻ dễ đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, lâu dần dẫn đến biếng ăn, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và chậm lớn. Vậy khi trẻ 6 tháng tuổi khi bị táo bón mẹ phải làm sao? Mẹ nên cho trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón ăn gì? Đối với trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón lâu ngày, nguyên nhân chủ yếu là chế độ ăn của trẻ vì đây là thời gian trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm không đúng cách, đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài.

trẻ 6 tháng bị táo bón
Trẻ 6 tháng bị táo bón do ăn uống không hợp lý

Xem thêm:

Tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón lâu ngày ở trẻ 6 tháng tuổi

Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi là tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa rất hay gặp. Táo bón là sự giảm tần xuất bài tiết phân bình thường kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do phân rắn hoặc quá to. Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi dấu hiệu nhận biết khi trẻ đi đại tiện ít hơn 1 lần 1 ngày hoặc ít hơn so với mức bình thường của trẻ kèm theo khó đi đại tiện, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài. Táo bón lâu ngày ở trẻ 6 tháng tuổi là tình trạng táo bón xảy ra kéo dài trên 2 tuần.

Thông thường, trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón lúc đi ngoài phân khô, rắn và cứng đồng thời phân rời rạc. Mỗi lần đi ngoài, mẹ hãy chú ý nếu nhận thấy trẻ ưỡn người lên để rặn, mặt đỏ hơn, vã mồ hôi, thậm chí quấy khóc vì đau thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón. Các triệu chứng trên đây nếu xuất hiện trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Trẻ thường rất dễ bị xuống cân, phát triển chậm.

Theo các Bác sĩ, nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ sơ 6 tháng tuổi thường là do ảnh hưởng của những yếu tố sau:

Do chế độ ăn

Trước 6 tháng tuổi, thức ăn của trẻ chủ yếu là sữa, có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hệ tiêu hóa của trẻ đã quen với loại thức ăn dạng lỏng và có cấu trúc đơn giản, dễ hấp thu. Do vậy, khi bé 6 tháng tuổi, bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phải làm quen với thức ăn đặc hơn, cấu trúc phức tạp hơn và khó tiêu hóa hơn. Điều này, có thể khiến cho trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón lâu ngày, cho đến khi hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi với thức ăn mới.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng trong thời kì ăn dặm cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, thiếu nước, thường do ăn thức ăn có quá nhiều chất đạm, chất béo và ít chất khoáng, thức ăn cứng hoặc không có đủ hàm lượng vitamin B1 cần thiết hoặc quá nhiều chất xơ làm phân bị vón, cứng. Đồng thời, thành ruột không có chất nhờn bôi trơn. Điều này khiến phân khó đào thải, tắc ứ và khiến trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón.

Xem thêm: Tầm quan trọng của chất xơ đối với cơ thể

Trẻ bị thiếu nước

Nếu trẻ bị mất nước, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách hấp thụ nhiều chất lỏng nhất có thể, thông qua sữa mẹ, thức ăn và hấp thụ lại nước từ phân trong đường ruột của trẻ. Khi được 6 tháng tuổi, trẻ hoạt động nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc cần nhiều nước hơn. Đa số các bậc cha mẹ không chú trọng bổ sung nước mà chỉ tập trung vào tăng chế độ ăn uống. Hệ quả không mong muốn là xảy ra tình trạng táo bón nặng hơn ở trẻ 6 tháng tuổi.

Trẻ uống sữa công thức

Đối với trẻ 6 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn thức ăn chính của trẻ. Trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị táo bón vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước,… Nếu trẻ đang uống sữa công thức hoàn toàn hoặc uống bổ sung sữa công thức và bú mẹ, trẻ có nguy cơ cao bị táo bón. Sữa công thức là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, một số loại sữa công thức có hàm lượng đạm vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột, khiến cơ thể trẻ kích thích quá trình tái hấp thu nước để hòa tan lượng đạm dư thừa này. Bên cạnh đó, mẹ chọn sữa không có thành phấn chất xơ Fructooligosaccharid hoặc mẹ pha sữa không đúng cách cũng là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ 6 tháng tuổi.

Trẻ ít vận động

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ vận động đã khá nhiều. Khi trẻ hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu động đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa. Khi trẻ ít vận động, nhu động tiêu hóa sẽ chậm và ít đợt co bóp hơn khiến thức ăn khó được tiêu hóa và gây ra hiện tượng táo bón.

Ảnh hưởng bởi một số loại thuốc

Ở độ tuổi 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn khoảng trống miễn dịch khi các vacine phòng bệnh chưa phát huy hết hiệu quả, trẻ bắt đầu vận động nhiều, làm quen với môi trường xung quanh và chuyển từ uống sữa hoàn toàn sang chế độ ăn dặm. Do đó, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn trước đó. Việc sử dụng thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc lợi khuẩn hay các men tiêu hóa… có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường tiêu hóa hay nhu động đường ruột của trẻ. Các rối loạn này xảy ra là nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi.

trẻ 6 tháng bị táo bón
Táo bón có thể xảy ra do dùng một số loại thuốc cho trẻ

Các vấn đề về bệnh lý ở trẻ

Đôi khi trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón kéo dài chỉ là một triệu chứng của bệnh nào đó. Trong trường hợp này các mẹ có thể đã làm nhiều phương pháp nhưng trẻ không hết táo bón. Mặc dù đây không phải là nguyên nhân phổ biến nhưng nó cũng là lí do khiến trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón. Một số bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa, hệ thần kinh như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày, các bệnh lý khác ở gan, dạ dày, tụy; nhiễm khuẩn đường ruột… gây ra hiện tượng táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi.

Xem thêm: Tăng cường miễn dịch chống táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ

Thống kê cho thấy rằng, trẻ bú sữa mẹ ít gặp tình trạng táo bón hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ 6 tháng tuổi bú sữa mẹ nếu bị táo bón thì nguyên nhân chính là do chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh của mẹ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ sẽ dễ bị táo bón khi mẹ thường xuyên dung nạp các loại đồ ăn cay nóng, khó tiêu. Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ không cân bằng dưỡng chất, quá nhiều chất đạm và ít chất xơ cũng dễ khiến trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón khi bú sữa mẹ.

Trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón kéo dài, mẹ chăm sóc như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng táo bón ở trẻ mà sẽ có cách điều trị phù hợp. Vậy khi trẻ 6 tháng tuổi khi bị táo bón mẹ phải làm sao? Mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Cải thiện tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ 6 tháng tuổi bằng thực phẩm. Mẹ nên cho trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón ăn gì?

Ngoài việc cho trẻ bú nhiều hơn và cho trẻ uống bổ sung nước thì việc sử dụng thực phẩm để giải quyết tình trạng trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón là cách đầu tiên mẹ nên thực hiện. Dù trẻ vẫn bú sữa mẹ là chủ yếu và kết hợp với chế độ ăn dặm, thực phẩm vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của trẻ. Một số thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà mẹ nên bổ sung cho trẻ như:

  • Rau xanh: Rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp, rau ngót, rau cải… Đây đều là các loại rau giúp bôi trơn niêm mạc đường ruột. Nhờ vậy, phân sẽ được tống ra ngoài dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.
  • Hoa quả: Các loại hoa quả là nguồn bổ sung nước và các loại Vitamin tuyệt vời cho đường ruột. Đồng thời, đây cũng là nguồn chất xơ vô cùng dồi dào mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ. Mẹ có thể chọn các loại quả như cam, bưởi, quýt, bơ… để cho trẻ tập ăn hoặc ép nước cho trẻ uống bổ sung.
  • Thực phẩm kích thích tiêu hóa: gồm có sữa chua, men vi sinh, men tiêu hóa… Những thực phẩm kích thích tiêu hóa giúp bổ sung lợi khuẩn và enzyme cho đường ruột. Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tình trạng táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, khi sử dụng các thực phẩm này mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể theo tình trạng của trẻ, tránh các tác dụng phụ cho trẻ.

Giai đoạn 6 tháng tuổi sữa mẹ vẫn là chất dinh dưỡng tốt nhất cho bé chính bởi vậy hãy đảm bảo cho trẻ được bú đầy đủ.  Điều này cũng góp phần hạn chế chứng táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ và cho trẻ bú nhiều hơn

Trẻ 6 tháng tuổi đang trong thời kỳ bắt đầu ăn dặm, và sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính của trẻ. Khi trẻ bị táo bón, mẹ cần chú ý cho trẻ bú nhiều hơn, tăng số lần cho con bú hàng ngày. Mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước lọc hoặc nước ép hoa quả như cam, quýt, bưởi, … Các mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh đưỡng cho phù hợp, uống nhiều nước, hạn chế dung nạp các loại thức ăn cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường, thức ăn khó tiêu hóa. Các thực phẩm này qua sữa vào cơ thể bé sẽ kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn. Do đó có thể làm rối loạn nhu động đường ruột và gây táo bón cho trẻ. Đồng thời cần cân bằng hàm lượng dưỡng chất trong chế độ ăn, đăc biệt chú ý đến hàm lượng chất xơ và chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Đổi loại sữa công thức đang dùng cho trẻ

Ngoài bú mẹ và ăn dặm, khi trẻ được 6 tháng tuổi, nhiều bố mẹ lựa chọn cho con uống thêm sữa công thức để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nếu trẻ uống sữa công thức và có biểu hiện bị táo bón, thì bạn nên ngưng ngay loại sữa mà trẻ đang dùng. Sau đó, hãy lựa chọn một loại sữa khác có hàm lượng chất xơ Fructooligosaccharid cao hơn. Cần chú ý các thành phần trong sữa không gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, không gây táo bón cho trẻ khi mới 6 tháng tuổi. Nếu không biết chọn loại sữa nào phù hợp với con mình, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm.

trẻ 6 tháng bị táo bón
Mẹ cần chú ý chọn loại sữa phù hợp cho trẻ

Massage bụng và cho trẻ vận động nhẹ nhàng

Để cải thiện tình trạng trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón, hàng ngày mẹ nên dành thời gian massage cho trẻ. Bên cạnh việc chống táo bón, nhuận tràng việc massage còn giúp bé phát triển tốt hơn. Chiều cao của bé khi lớn lên cũng được cải thiện. Mẹ có thể áp dụng một vài cách massage sau đây cho trẻ:

  • Massage theo khung đại tràng: Khi trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón, mẹ dùng 4 ngón đặt lên bụng, cách rốn khoảng 2cm, ấn nhẹ và xoay theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái. Mỗi lần thực hiện khoảng 15 phút, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần cách nhau giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột đến khi trẻ tiêu hóa bình thường trở lại.
  • Massage động tác đạp xe đạp: Mẹ lắm lấy hai cổ chân của trẻ, di chuyển hai chân theo động tác đạp xe đạp. Động tác này giúp chuyển động kích thích nhu động ruột, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng.
  • Co duỗi gối: Đây cũng là một động tác dễ dàng và vui với bé. Mẹ nắm hai cổ chân của bé, đẩy về phía bụng để hai gối gập lại, giữ lại trong vài giây. Sau đó, nhẹ nhàng kéo chân trẻ duỗi thẳng trở lại. Lặp lại động tác trong khoảng 10 phút bé sẽ thoát khỏi tình trạng đầy hơi.

Những động tác massage trên đều kích thích nhu động ruột của trẻ, giúp trẻ thoát khỏi tình trạng đầy hơi, ngăn ngừa táo bón vô cùng hiệu quả.

Xem thêm: Massage bụng chống táo bón cho trẻ 3 tháng tuổi

Biện pháp phòng chống táo bón cho trẻ 6 tháng tuổi

Sau đây là một số biện pháp giúp làm giảm nguy cơ mắc chứng táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi:

  • Khi trẻ còn đang bú sữa mẹ, mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả, hạn chế các loại đồ ăn khó tiêu, cay nóng.
  • Không nên cho trẻ dùng sữa công thức quá sớm. Trong trường hợp mẹ thiếu sữa buộc phải dùng sữa công thức thì chú ý chọn các loại sữa có hàm lượng chất xơ cao.
  • Chú ý bổ sung lượng nước đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của trẻ.
  • Trẻ 6 tháng tuổi đang trong thời kỳ ăn dặm mẹ cần cân bằng dưỡng chất, đặc biệt điều chỉnh sao cho hàm lượng chất xơ luôn được đảm bảo trong từng bữa ăn.
  • Giúp trẻ vận động nhiều hơn để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Mẹ có thể thực hiện việc massage vùng bụng cho trẻ ngay cả khi trẻ không bị táo bón.

Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm nên bất cứ vấn đề sức khỏe nào cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khi cơ thể trẻ xuất hiện các triệu chứng táo bón, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám và có những biện pháp chăm sóc kịp thời, tránh để tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ 6 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Bố mẹ nên tham khảo ý kiến Bác sĩ và Chuyên gia Dinh dưỡng để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng để ngăn ngừa nguy cơ táo bón cho trẻ 6 tháng tuổi. Hi vọng với những chia sẻ trên, H&H Nutrition chúng tôi có thể giúp bố mẹ biết rõ nguyên nhân, chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao, trẻ 6 tháng bị táo bón nên ăn gì và phòng tránh táo bón cho con mình, nhất là không để dẫn đến tình trạng trẻ 6 tháng táo bón lâu ngày.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng dành cho trẻ em

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition