Thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, đa dạng thực phẩm giúp các bé thích nghi tốt, thúc đẩy khả năng tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Trẻ bắt đầu ăn dặm đánh dấu cột mốc quan trọng đầu tiên trong sự phát triển của trẻ. Do đó, việc hiểu từng giai đoạn ăn dặm của trẻ sẽ giúp các mẹ lựa chọn, xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp nhất. Vậy bé 6 tháng ăn dặm, các mẹ nên bổ sung dưỡng chất nào? Hãy cùng theo dõi bài chia sẻ sau đây của các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition để khám phá thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng nhé.

Nhu cầu dinh dưỡng ở bé 6 tháng

Thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, lượng thực phẩm trong 1 ngày đối với trẻ 6 tháng:

  • Bột gạo tẻ: 20-30g
  • Thịt, cá, tô, lòng đỏ trứng gà: 20-30g ( nên cho trẻ ăn đa dạng)
  • Dầu, mỡ khi nấu: 6-10ml (không tính dầu mỡ trong thực phẩm).
  • Rau xanh: 20g (nên ăn đa dạng các loại)
  • Sữa: 600-700ml (cả sữa mẹ và sữa công thức), nếu như không có sữa mẹ, các mẹ dùng sữa công thức theo lứa tuổi.
  • Quả chín: 50-100g.

Giá trị dinh dưỡng từ lượng thực phẩm trong 1 ngày cho bé 6 tháng

  • Năng lượng: 680-710 Kcal
  • Protein: 22g
  • Lipid: 31-237g
  • Glucid: 83-89g
  • Vitamin A: 605mcg
  • Betacarotene: 1.945mcg
  • Vitamin: 60mg
  • Sắt: 4mg
  • Kẽm: 4.8mg
  • Canxi: 400mg

Việc tuân thủ lượng các chất trong thực đơn hàng ngày theo hàm lượng từ chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bé 6 tháng tuổi có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vừa đáp ứng năng lượng, đầy đủ dưỡng chất protein, lipid, glucid đến các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng phát triển, cụ thể: vitamin A, vitamin C, kẽm, sắt, canxi,…

Thực đơn ăn dặm 3in1 là gì?

Thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng

Thực đơn ăn dặm 3in1 hiện nay được nhiều bậc phụ huynh, các bà mẹ lựa chọn thực hiện cho con em của mình. Song, vẫn còn nhiều người chưa biết rõ phương pháp ăn dặm này.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phương pháp ăn dặm 3in1 ra đời dựa trên sự kết hợp linh hoạt 3 phương pháp ăn dặm dựa trên kiểu ăn dặm truyền thống, kiểu nhật và BLW. Theo đó cụ thể các phương pháp ăn dặm như sau:

Phương pháp ăn dặm truyền thống:

Phương pháp này đã có từ rất lâu, được áp dụng nhiều và phổ biến với các mẹ ở Việt Nam. Khi bé đến độ tuổi ăn dặm, các mẹ sẽ nấu bột hoặc trộn chung các loại thức ăn khác nhau như nước ninh xương hầm, rau, củ, thịt cá và xay nhuyễn cho bé ăn.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

Cha mẹ thường bắt đầu áp dụng phương pháp ăn dặm này khi bé được 5-6 tháng tuổi với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10. Độ thô của cháo sẽ được tăng dần với từng giai đoạn phát triển của bé. Bên cạnh đó, với mỗi loại thực phẩm, các mẹ thường chế biến riêng nên bé sẽ được khám phá các loại thực phẩm khác nhau, không bị trộn lẫn với nhau. Điều này phù hợp dựa trên tiêu chí: ”vàng – đỏ – xanh” với từng loại thực phẩm theo nhóm tinh bột – vitamin – chất đạm.

Phương pháp ăn dặm BLW còn được gọi là phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy:

Đây là phương pháp mà bé có thể quyết định chế độ ăn của mình. Hiểu đơn giản, cha mẹ sẽ chỉ việc chọn, chuẩn bị đồ ăn, bé sẽ tự lựa chọn cách ăn, loại thực phẩm và quyết định ăn bao nhiêu tùy thích. Bé có thể ngồi ăn cùng cả nhà, tự ăn thô như người lớn, cho đồ ăn vào cốc, bát rồi dùng nĩa hay bốc tay đồ ăn… miễn là bé thích và ăn được nhiều hơn.

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Việc kết hợp 3 phương pháp ăn dặm với nhau mang đến một giải pháp, một cách nhìn khác giúp cha mẹ gạt bỏ mọi lo lắng về thực đơn, cách chế biến và cách cho bé ăn dặm. Phương pháp ăn dặm 3in1 được nhiều cha mẹ đón nhận bởi sở hữu nhiều ưu điểm từ 3 phương pháp kể trên.

Khi kết hợp linh hoạt giữa 3 phương pháp ăn dặm giúp cha mẹ vừa hỗ trợ xúc cho con ăn, vừa tập cho con ăn thô ngay từ khi bắt đầu ăn dặm nên có thể hoàn toàn yên tâm về kỹ năng tự ăn và khả năng ăn thô của con. Trẻ được làm quen, trải nghiệm màu sắc, mùi vị của đồ ăn dễ dàng hơn. Không những thế, việc ăn dặm kết hợp 3in1 cũng giúp các ông bố bà mẹ có lời giải cho bài toán cân nặng của bé, sức ép hay góp ý từ gia đình, kỹ năng và sự thích thú từ con.

Tuy nhiên, phương pháp ăn dặm 3in1 cũng có hạn chế bởi các mẹ phải chuẩn bị kiến thức đầy đủ của cả 3 phương pháp, nhược điểm của từng phương pháp để biết cách khắc phục. Hơn nữa, các mẹ phải có cách để kết hợp nhuần nhuyễn cả 3 phương pháp một cách hợp lý tránh tình trạng vận dụng không đúng cách, từ đó, không có lợi cho sức khỏe cho bé.

Như vậy, phương pháp ăn dặm 3in1 là phương pháp được kết hợp linh hoạt từ 3 phương pháp: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu nhật và ăn dặm BLW (phương pháp bé tự chỉ huy ăn). Sự kết hợp 3 phương pháp ăn dặm này giúp bổ sung ưu điểm cho nhau giúp các bậc phụ huynh cho con ăn dễ dàng hơn, gạt bỏ được nhiều lo lắng về thực đơn ăn dặm.

Thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ đòi hỏi chế độ dinh dưỡng, năng lượng khác nhau. Do đó, khi bé được 6 tháng tuổi, bắt đầu chế độ ăn dặm, các bậc phụ huynh nên chú ý lựa chọn thực phẩm cũng như cân đối hàm lượng dưỡng chất phù hợp.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé 6 tháng tuổi ăn dặm bổ sung bột ăn dặm loãng hoặc thức ăn nghiền, xay. Mỗi ngày, chế độ ăn của bé kết hợp bú sữa mẹ với 1 bữa ăn dặm. Lượng thức ăn thích hợp: 100 – 200 ml trong mỗi lần ăn.

Giờ ănNgày 1Ngày 2Ngày 3Ngày 4Ngày 5Ngày 6Ngày 7
6hBú sữa mẹBú sữa mẹBú sữa mẹBú sữa mẹBú sữa mẹBú sữa mẹBú sữa mẹ
8h150-200ml bột thịt rau

– Bột gạo tẻ: 10 – 15g (2-3 thìa cà phê)

-Thịt heo nạc thăn: 15 – 20g (2 thìa cà phê)

– Dầu (mỡ): 3-5ml (⅔-1 thìa cà phê)

– Rau xanh: 5-10g (1-2 thìa cà phê) (rau ngót, mồng tơi, rau cải…)

Soup bí đỏ

– 30g bí đỏ

– 20g khoai tây

– 50ml sữa

– 15g tôm

5ml dầu

Nui rau củ

-20g nui luộc

-20g mực hấp

-50g su su xào

150-200ml bột thịt rau

– Bột gạo tẻ: 10 – 15g (2-3 thìa cà phê)

-Thịt heo nạc thăn: 15 – 20g (2 thìa cà phê)

– Dầu (mỡ): 3-5ml (⅔-1 thìa cà phê)

– Rau xanh: 5-10g (1-2 thìa cà phê) (rau ngót, mồng tơi, rau cải…)

Soup bí đỏ

– 30g bí đỏ

– 20g khoai tây

– 50ml sữa

– 15g tôm

5ml dầu

Mì rau củ

-20g mì luộc

-20g cá hấp

-50g cà rốt xào

150-200ml bột thịt rau

– Bột gạo tẻ: 10 – 15g (2-3 thìa cà phê)

-Thịt heo nạc thăn: 15 – 20g (2 thìa cà phê)

– Dầu (mỡ): 3-5ml (⅔-1 thìa cà phê)

– Rau xanh: 5-10g (1-2 thìa cà phê) (rau ngót, mồng tơi, rau cải…)

10hTrái cây:

50g cam cắt nhỏ

Trái cây:

50g dưa hấu cắt nhỏ

Trái cây:

50g táo dằm kèm 50ml sữa chua

Trái cây:

50g lê cắt nhỏ

Trái cây:

50g bơ dằm kèm 50ml sữa

Trái cây:

50g đu đủ dằm

Trái cây:

50g thanh long cắt nhỏ

11hSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thức
14hBột trứng gà:

150-200ml

-Bột gạo tẻ: 10-15g (2-3 thìa cà phê)

– Trứng gà ta: 1 lòng đỏ

-Dầu (mỡ): 3-5ml (⅔ -1 thìa cà phê)

– Rau cải xanh: 5-10g (1-2 thìa cà phê) (rau ngót, rau cải…)

Cháo ray cá rau xanh:

150-200ml

-Cháo ray : 10-15g (2-3 thìa cà phê)

– Cá hồi: 15-20

-Dầu (mỡ): 3-5ml (⅔ -1 thìa cà phê)

– Rau cải xanh: 5-10g (1-2 thìa cà phê) (rau ngót, rau cải…)

Cơm nắm rong biển

+15 cơm

+ 1 lá rong biển tách muối

+ 20g lươn xào

+ 20g súp lơ luộc

Bột cá rau xanh:

150-200ml

-Bột gạo tẻ: 10-15g (2-3 thìa cà phê)

– Cá quả: 15-20g

-Dầu (mỡ): 3-5ml (⅔ -1 thìa cà phê)

– Rau cải xanh: 5-10g (1-2 thìa cà phê) (rau ngót, rau cải…)

Cháo ray tôm rau xanh:

150-200ml

-Cháo ray: 10-15g (2-3 thìa cà phê)

– Tôm: 15-20g

-Dầu (mỡ): 3-5ml (⅔ -1 thìa cà phê)

– Rau cải xanh: 5-10g (1-2 thìa cà phê) (rau ngót, rau cải…)

Cơm nắm cá

+15 cơm

+ 1 lá rong biển tách muối

+ 20g cá hấp

+ 20g đậu ve xào

Bột yến mạch trứng gà:

150-200ml

-Bột gạo tẻ: 10-15g (2-3 thìa cà phê)

– Trứng gà ta: 1 lòng đỏ

-Dầu (mỡ): 3-5ml (⅔ -1 thìa cà phê)

– Rau cải xanh: 5-10g (1-2 thìa cà phê) (rau ngót, rau cải…)

16hSinh tố trái cây: 50ml. Kiwi với sữa chua xay:

– Kiwi: 50gr

– Sữa chua: 50ml

Sinh tố trái cây: 50ml. Chuối xay với sữa chua:

– Chuối: 50gr

– Sữa chua: 50ml

Sinh tố trái cây: 50ml. Xoài xay với sữa chua:

– Xoài: 50gr

– Sữa chua: 5 0ml

Sinh tố trái cây: 50ml. Thanh long xay với sữa chua:

– Thanh long: 50gr

– Sữa chua: 50ml

Sinh tố trái cây: 50ml. Dưa lưới xay với sữa chua:

– Dưa lưới: 50gr

– Sữa chua: 50ml

Sinh tố trái cây: 50ml. Dâu xay với sữa chua:

– Dâu tây: 50gr

– Sữa chua: 50ml

Sinh tố trái cây: 50ml. Bơ xay với sữa chua:

– Bơ: 50gr

– Sữa chua: 50ml

18hSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thức
21hSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thứcSữa mẹ hoặc sữa công thức

Trên đây là thực đơn tham khảo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, bởi tùy vào nhu cầu dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe của mỗi bé mà thực đơn ăn uống có sự khác nhau. Do vậy, các bậc phụ huynh để có thực đơn chi tiết phù hợp tình trạng của con mình, hãy nghe tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia nhé.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng

Biểu hiện khi trẻ muốn ăn dặm

Trong thời gian thực hiện ăn dặm cho bé 6 tháng, các bậc phụ huynh cần theo dõi và chú ý đến trẻ, xem biểu hiện của trẻ như thế nào để giúp cho quá trình ăn dặm diễn ra suôn sẻ hơn. Giai đoạn từ 6 tháng tuổi là cột mốc quan trọng cho việc quyết định tập cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Đây chính là giai đoạn giúp trẻ dần làm quen với những “thức ăn mới lạ” để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển sau này của trẻ.

Tuy nhiên để xác định xem trẻ đã thực sự sẵn sàng để ăn dặm hay chưa, các phụ huynh cần dựa vào những biểu hiện sau đây của trẻ để giúp trẻ có những sự khởi đầu tốt nhất, tránh việc căng thẳng và lo sợ ăn

  • Cân nặng của bé đã tăng gấp đôi so với cân nặng khi sinh.
  • Bé đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng.
  • Bé biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa/muỗng khi cho được người lớn đút cho ăn.
  • Bé đã biết quay đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món ăn nào đó, điều này giúp các bậc phụ huynh, người nuôi trẻ chọn lựa những món ăn hay chế biến phù hợp khẩu vị của mỗi trẻ.
  • Lưỡi trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ. Giai đoạn khi còn nhỏ, các bé có xu hướng đẩy, lè bất cứ vật gì khi đưa vào miệng.
  • Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn khi được cha mẹ chuẩn bị cho. Hoặc trẻ thích thú khi nhìn thấy đồ ăn và đòi ăn.

Các biểu hiện điển hình như, trẻ đòi ăn, cân nặng thay đổi, biết tự ngồi, giữ đầu thẳng, lưỡi không đẩy thức ăn khi đưa ra vào miệng,…

Tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm là yếu tố vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Tuân thủ tốt các nguyên tắc cho trẻ ăn dặm, sẽ giúp trẻ nhanh chóng làm quen, thích nghi và có điều kiện tăng trưởng, phát triển tốt. Vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý một số nguyên tắc khi cho bé ăn dặm sau:

  • Khi mới cho trẻ ăn dặm, các bậc phụ huynh chọn thực phẩm giống sữa mẹ hoặc giống sữa công thức để bé không bị lạ miệng, bỡ ngỡ. Điều này giúp trẻ dần thích nghi với việc ăn dặm và việc ăn dặm của trẻ trở nên dễ dàng hơn.
  • Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm, thường bắt đầu cho trẻ ăn bột ngọt trước bởi có mùi vị giống sữa mẹ. Sau khi đã quen, thay thế bột mặn dần cho trẻ làm quen.
  • Nguyên tắc “ít – nhiều” : cho trẻ ăn từ ít đến nhiều để luyện tập hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Khi trẻ đã quen mới bắt đầu tăng dần lượng thức ăn bổ sung. Cụ thể, trong tháng đầu, chỉ nên cho trẻ ăn 1 – 2 muỗng bột/ lần, tiếp đến những tháng sau tăng dần lên ⅓ chén, rồi ½ chén… Điều này sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ. Và số lượng bữa ăn cũng sẽ được tăng dần theo độ tuổi của trẻ.
  • Nguyên tắc “loãng – đặc” : các mẹ cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được thuận lợi. Khi mới ăn nên cho trẻ ăn loãng và tăng độ đặc, độ thô dần khi trẻ đã thích nghi. Điều này giúp cho quá trình tiêu hóa bắt kịp những thức ăn phức tạp hơn.

Đảm bảo bổ sung cân đối đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng:

  • Nhóm tinh bột: Sử dụng gạo tẻ để nấu cháo, không nên trộn lẫn gạo nếp khiến trẻ gây đặc khó ăn và khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, cũng không nên bổ sung cho trẻ ý dĩ, hạt sen, đậu xanh (vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và khó tiêu).
  • Nhóm chất đạm: Cá, thịt, trứng sữa, cua, tôm, … là những thực phẩm giàu nhiều đạm. Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, các mẹ nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu.
  • Nhóm chất béo: Trẻ nhỏ cần được bổ sung cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1. Các mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại dầu thực vật, sử dụng dầu trong chế biến món ăn: dầu đậu nành, mè, ôliu,…, riêng dầu gấc chỉ nên cho trẻ bổ sung 1- 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Khi bắt đầu ăn bổ sung mỡ cho trẻ, mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: có nhiều trong các loại rau củ quả.
  • Nên tận dụng, lựa chọn các nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương, không quá cầu kỳ, kén chọn. Các mẹ ưu tiên chọn rau củ tươi theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Chế biến thức ăn cho trẻ mềm, dễ nhai, dễ nuốt, hợp khẩu vị của trẻ.
  • Không nên cho gia vị mắm, muối khi chế biến thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi, vì có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm đa màu sắc để trẻ cảm thấy thơm ngon, hấp dẫn, thích thú và đủ chất.
  • Bổ sung dầu mỡ cho trẻ trong chế độ ăn giúp cung cấp thêm năng lượng cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ ăn các loại bánh ăn dặm, uống nước ngọt trước bữa ăn vì sẽ làm cho trẻ no bụng, dễ chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
  • Tất cả dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ phải sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến món ăn cho trẻ và khi cho trẻ ăn.
  • Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” : trong thời gian cho trẻ ăn dặm, các bậc phụ huynh nên chú ý biểu hiện trẻ không muốn ăn hay tỏ thái độ phản đối. Nếu có, các bậc phụ huynh không nên ép mà nên tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 – 7 ngày. Sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng , lo sợ trong việc ăn dặm.

Theo chia sẻ của Bác sỹ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng cho biết giai đoạn khi trẻ bắt đầu ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu tiếp xúc với các thực phẩm mới do đó ba mẹ cần biết theo dõi các biểu hiện dị ứng khi cho trẻ lần đầu tiếp xúc với các loại thực phẩm mới.

Có những kiểu dị ứng sẽ biểu hiện ngay trong vòng vài giờ đầu sau khi trẻ ăn thực phẩm nhưng cũng có kiểu dị ứng biểu hiện muộn hơn, xuất hiện sau vài ngày trẻ ăn thực phẩm đó.

Do đó với mỗi loại thực phẩm mới ba mẹ nên bắt đầu thử từ lượng nhỏ tăng dần, tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm cùng một lúc để phát hiện các biểu hiện sớm nếu trẻ có dị ứng. Ngoài các biểu hiện thường gặp như nổi mẩn, mề đay.. thì ba mẹ cần theo dõi các biểu hiện trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói.. cũng như các bất thường về giấc ngủ, hô hấp, chàm.

Thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cùng chuyên gia

Nhờ sự tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là điều vô cùng cần thiết. Các bác sĩ dinh dưỡng sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi trẻ mà đưa ra thực đơn, tư vấn phù hợp. Điều này tạo nền tảng tốt cho sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Viện NRECI, với đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn thực hiện thăm khám dinh dưỡng cho từng trẻ. Từ đó, đưa ra phương án điều trị dinh dưỡng cũng như thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với mỗi trẻ.

Quy trình thiết kế thực đơn ăn dặm chuẩn dinh dưỡng cho bé:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng của bé
  • Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn 24h
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử sinh, tiền sử bệnh lý nếu có.
  • Khai thác về giấc ngủ, vận động của bé.
  • Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ về tình trạng dinh dưỡng của bé, lộ trình ăn dặm đúng cách, hướng dẫn cách ba mẹ tự theo dõi sự tăng trưởng tại nhà cho con.
  • Xây dựng thực đơn ăn dặm chi tiết từng ngày theo từng bé tùy theo tình trạng dinh dưỡng của bé.

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng giúp mọi người có thêm kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó, thiết kế thực đơn dinh dưỡng, ăn dặm phù hợp với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Tham khảo:

  1. http://1000ngayvang.viendinhduong.vn/vi/dd-cho-tre-6-den-24-thang-540-ngay.nd91/1000ngayvangviendinhduongvn.i429.html
  2. https://benhviennhitrunguong.gov.vn/huong-dan-an-bo-sung-cho-be-2.html
  3. https://suckhoedoisong.vn/bac-si-huong-dan-len-thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-6-thang-tuoi-169230725100858389.htm
  4. https://nhidong.org.vn/cac-benh-thuong-gap/tre-an-dam-nhung-dieu-can-luu-y-c57-472.aspx

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Tuyền Châu

    Tôi tên là Châu Thị Thanh Tuyền. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TpHCM. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition