Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng khoa học nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Thực đơn ăn dặm BLW hay thực đơn ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm mà theo đó bé sẽ được quyền quyết định ăn món gì với lượng bao nhiêu, cha mẹ không được ép con ăn theo ý của mình.

Thực đơn ăn dặm BLW là gì?

Phương pháp ăn dặm nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm BLW cho bé 6 tháng là không tạo áp lực cho trẻ, giúp con hứng thú ăn uống và rèn luyện các kỹ năng cần nắm cho trẻ. Nhược điểm của ăn dặm BLW là dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng do không cung cấp đủ các nhóm chất, đủ năng lượng.

Thực đơn ăn dặm BLW là thực đơn ăn dặm tự chỉ huy, tạo điều kiện cho bé tự quyết định sẽ ăn món gì với lượng bao nhiêu một cách chủ động.

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Ngày7h30 sáng10h30 sáng11h30 trưa14h30 chiều16h chiều19h tối
Ngày 1Bú sữa30g cơm

20g cá hấp

20g cà rốt luộc

Bú sữaBú sữaBánh khoai tâyBú sữa
Ngày 225g nui luộc

1/2 quả trứng chiên

30g súp lơ luộc

Sữa chua
Ngày 330g mì luộc30g tôm áp chảo

30g su su xào

Sinh tố bơ
Ngày 430g bí đỏ luộc20g khoai tây nghiền

20g mực hấp

Sinh tố xoài
Ngày 530g cơm 20g thịt heo luộc

30 g đậu ve xào

Bánh gà
Ngày 630g mì gạo

20g cá hấp

30g súp lơ luộc

Váng sữa
Ngày 730g cơm

20g đậu phụ xào rau củ

30g canh mồng tơi

Sữa bí đỏ

Khi thiết kế thực đơn ăn dặm blw cho trẻ 6 tháng, cha mẹ nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, thay đổi thường xuyên, bảo đảm đa dạng các nhóm dưỡng chất

>> Xem thêm: 6 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho bé ở TP.HCM chỉ từ 150.000đ

Nhu cầu dinh dưỡng ở bé 6 tháng

Nhu cầu dinh dưỡngBé 6 tháng namBé 6 tháng nữGhi chú
Năng lượng650 kcal/ngày600 kcal/ngày
Protein2,22g/kg/ngày

18g/ngày

2,22g/kg/ngày

18g/ngày

Protein động vật chiếm 70% trở lên
Lipid22 – 29g/ngày20 – 27g/ngay
Glucid90 – 100g/ngày85 – 95g/ngày

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm

Nguyên tắc làm quen

  • Nguyên tắc để quen với việc ăn dặm là cung cấp cho bé những loại thức ăn tương đương với sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé dần thích nghi với đồ ăn mới.
  • Việc tuân theo nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu ăn dặm là quan trọng; bắt đầu với thức ăn ngọt để bé quen vị, sau đó chuyển sang thức ăn mặn có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Nguyên tắc “ít – nhiều”

  • Nguyên tắc “ít – nhiều” giúp bé thích nghi với lượng thức ăn và năng lượng từ từ tăng lên.
  • Bắt đầu với ít lượng thức ăn, ví dụ như 1 – 2 thìa bột mỗi lần, sau đó tăng dần lên, đảm bảo quá trình tiêu hóa và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Nguyên tắc “loãng – đặc”

  • Nguyên tắc “loãng – đặc” quan trọng để bé không gặp phản ứng khi tiếp xúc với thức ăn mới và giúp hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần với thức ăn phức tạp hơn.

Nguyên tắc đa dạng dưỡng chất

  • Khi lên kế hoạch cho chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng, cha mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng để hỗ trợ sự phát triển.
  • Nhóm thức ăn bao gồm các loại bột đường như bột mì, gạo, bún, phở, bánh mì, khoai và ngô,…
  • Nhóm đạm chứa thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, tôm, đậu/đỗ và các sản phẩm từ đậu nành,…
  • Nhóm chất béo bao gồm bơ, dầu, mỡ phomat và các loại hạt có dầu.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất từ hoa quả tươi và rau củ.
  • Ngoài ra, quan trọng là không nên thêm mắm và muối vào thức ăn dặm cho bé 6 tháng vì thận của trẻ còn yếu, điều này có thể làm áp lực quá lớn lên hệ thống thận, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Nguyên tắc “không ép ăn”

  • Khi bé từ chối ăn và thể hiện sự không hợp tác đối với việc ăn dặm, cha mẹ nên tạm ngưng hoạt động này trong khoảng thời gian 5 – 7 ngày.
  • Sau đó, tiếp tục quá trình ăn dặm để bé có thời gian làm quen dần, không tạo sự căng thẳng cho con trong quá trình này.
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng khoa học nhất
Bé cần được cho ăn dặm đúng cách

>> Xem thêm: Top 4+ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng uy tín nhất 2024

Thực phẩm nên tránh, cách theo dõi, phòng ngừa hóc

Thực phẩm nên tránh

  • Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Do đó, không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng mật ong .
  • Trứng chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella, đe dọa sức khỏe của em bé.
  • Sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho trẻ.
  • Việc uống sữa bò tươi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi không được khuyến khích vì nó không cung cấp đủ dinh dưỡng như sữa mẹ hoặc sữa công thức, thiếu chất sắt và có thể ảnh hưởng đến hấp thu sắt từ thực phẩm.
  • Sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp không phù hợp với trẻ sơ sinh vì bé cần một tỷ lệ calo từ chất béo cao hơn so với người lớn.
  • Thực phẩm có đường, muối hoặc đã qua quá trình chế biến cao thường ít chứa chất dinh dưỡng và có thể gây hại cho thận của trẻ sơ sinh, cũng như gây tổn thương răng miệng của bé.

Cách phòng ngừa hóc

Trẻ nhỏ trong giai đoạn 6 tháng đối diện với nguy cơ cao bị nghẹn khi ăn một số loại thực phẩm. Nghẹt thở là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích và tử vong ở trẻ em. Để giảm nguy cơ này, cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thực phẩm đặc, có thể thay đổi hình dạng như bơ đậu phộng, phô mai đặc và các loại tương tự có thể gây tắc nghẽn đường thở. Hạn chế để bé ăn cả thìa hoặc chế biến thành những viên cầu lớn. Một số cha mẹ thường áp dụng cách pha loãng những thực phẩm này bằng nước hoặc phết một lượng nhỏ lên bánh quy.
  • Đối với đậu phộng, việc cắt nhỏ thành từng miếng nhỏ hơn có thể giúp giảm nguy cơ nghẹn. Nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ ăn đậu phộng từ sớm có thể giúp giảm nguy cơ dị ứng.
  • Cắt những loại thực phẩm như quả việt quất, nho hay các loại có kích thước tương tự thành miếng nhỏ, ví dụ như cắt một quả nho lớn thành tám phần. Tương tự cũng áp dụng với dưa đỏ hoặc các loại trái cây khác.
  • Bên cạnh đó, bỏng ngô cùng một số đồ ăn nhẹ khác như bánh tortilla có nguy cơ gây nghẹn cao cho con, mẹ cần chú ý.
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng khoa học nhất
Cần lưu ý phòng ngừa hóc khi cho bé ăn

Cách theo dõi

Cha mẹ nên theo dõi bé trong khi ăn, không khuyến khích con vừa ăn vừa chơi, bạn hãy nhắc nhở con không vừa ăn vừa nói chuyện. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho bé tự ăn một mình hay ngồi ở ghế sau ô tô lúc này vì có thể gây nghẹt thở rất khó phát hiện.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng thì giai đoạn này bé bắt đầu tiếp xúc với các thực phẩm nên ba mẹ cần theo dõi các biểu hiện dị ứng khi trẻ lần đầu tiếp xúc với thực phẩm mới.

Có những dị ứng sẽ biểu hiện ngay trong vòng vài giờ đầu sau khi trẻ sử dụng thực phẩm nhưng cũng có loại dị ứng biểu hiện muộn, xuất hiện sau vài ngày trẻ sử dụng thực phẩm. Do đó mỗi loại thực phẩm ba mẹ nên thử từ lượng nhỏ tăng dần, tránh sử dụng quá nhiều loại cùng một lúc để theo dõi sát các biểu hiện nếu trẻ có dị ứng thật sự.

Ngoài các triệu chứng thường gặp như nổi mẩn đỏ, mề đay.. thì ba mẹ cần theo dõi các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói.. cũng như các biểu hiện bất thường về giấc ngủ, chàm, hô hấp.

Tham khảo các loại sữa cao năng lượng cho bé được chuyên gia H&H Nutrition khuyên dùng

Trên đây là chia sẻ về thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng để cha mẹ có thể hiểu và áp dụng hiệu quả tại nhà. Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) là địa chỉ uy tín mà bạn không nên bỏ qua để được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn, hỗ trợ thiết kế thực đơn đúng chuẩn, phù hợp với sức khỏe của con.

Tham khảo:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng khoa học nhất

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Đàm Thu Trang

Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.