Trẻ dậy thì dễ bị mắc bệnh gì và chế độ dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì

Dậy thì là một giai đoạn phát triển rất quan trọng đối với mỗi con người. Trẻ sẽ có những biến đổi nhất định về mặt thể chất cũng như tâm lý. Đây cũng là thời điểm nhạy cảm, khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý hoặc các vấn đề về tâm lý. Điều này đã trở thành nỗi niềm lo lắng của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Vậy trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của H&H Nutrition để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Làm thế nào để phụ huynh biết trẻ đang đến tuổi dậy thì?

Những thay đổi của bé trai khi dậy thì

Trước khi tìm hiểu trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì, hãy điểm qua những thay đổi của bé trong giai đoạn dậy thì. Bước vào tuổi dậy thì, các bé trai thường xấu hổ, ngại ngùng, ít tâm sự và chia sẻ cùng bố mẹ. Vì thế, trong khoảng thời gian này, phụ huynh cần quan tâm tới con cái mình nhiều hơn, chú ý quan sát những thay đổi của bé, nhất là những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì

Trước hết, bé trai dậy thì sẽ có những biến đổi về mặt thể chất. Ngực và vai sẽ to hơn, rộng hơn, khung xương phát triển mạnh mẽ. Chiều cao của bé cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, cơ thể vạm vỡ. 

Các bé trai khi bước vào giai đoạn dậy thì sẽ mọc râu ở quanh miệng, cằm, lông mu và lông nách cũng bắt đầu xuất hiện, thô cứng và có màu sẫm. Bé trai có thể sẽ có mùi cơ thể, xuất hiện mụn trứng cá. Kích thước tinh hoàn, dương vật tăng lên, giọng nói trở nên trầm hơ .

Tuổi dậy thì ở các bé trai sẽ có những biến đổi rõ nét về mặt sinh lý. Nổi bật là hiện tượng xuất tinh diễn ra, thông thường là vào ban đêm. Về mặt tâm lý, các bạn nam sẽ bắt đầu muốn thể hiện cái tôi của bản thân, muốn được tự do, không bị bó buộc bởi bố mẹ…

Trẻ dậy thì dễ bị mắc bệnh gì và chế độ dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì
Bé trai khi dậy thì có những thay đổi về mặt thể xác và tâm lý

Những thay đổi ở bé gái khi dậy thì

Điểm dễ dàng nhận biết nhất khi bé gái bước vào giai đoạn dậy thì chính là kinh nguyệt. Buồng trứng phát triển, tiết ra hormon sinh dục nữ, rụng trứng; niêm mạc tử cung dày lên rồi tự bong theo chu kỳ, xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên.

Đối với bé gái, giai đoạn dậy thì sẽ có những biến đổi lớn về mặt sinh lý. Cơ quan sinh dục phát triển to hơn, xuất hiện lông mu tại vùng kín. Ngoài ra, vóc dáng con gái  sẽ trở nên mềm mại, nữ tính hơn. Chiều cao lẫn cân nặng đều tăng lên.

Lúc này, phần xương chậu phát triển, hông nhỏ lại. mông nở ra. Tuyến vú lớn, tròn trịa hơn, đồng thời núm vú cũng sẽ to ra, quầng vú sẫm màu. Việc bị ngứa hay đau tức phần vú là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra khi bé gái ở giai đoạn đầu tuổi dậy thì.

Bên cạnh đó, cũng như các bé trai, bé gái cũng có những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì. Tâm trạng có thể thường xuyên thay đổi thất thường, tuy trưởng thành hơn nhưng cũng sẽ có đôi lúc cứng đầu, không muốn tâm sự, trò chuyện cùng bố mẹ. 

Trong quá trình xảy ra những thay đổi ở tuổi dậy thì, không ít trẻ bị mắc các bệnh lý, các hội chứng tâm lý. Điều này đòi hỏi bố mẹ phải tìm hiểu trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì để có những biện pháp phòng tránh, giải quyết thích hợp!

Trẻ dậy thì dễ bị mắc bệnh gì và chế độ dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì
Thay đổi về vóc dáng dễ thấy của bé gái khi dậy thì.

Trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì về thể chất và về tâm lý?

Các bệnh thường gặp khi trẻ bắt đầu dậy thì

Trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì? Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều người làm cha mẹ quan tâm. Bước vào lứa tuổi dậy thì, bé trai hay bé gái đều có những thay đổi về thể chất và về tâm lý. Đồng thời, các bé có thể mắc một số bệnh lý trong giai đoạn dậy thì, đặc biệt là các bé gái. 

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh có vẻ không chú ý tới thời điểm dậy thì của con. Dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn đều trở thành bệnh lý ở trẻ. Độ tuổi dậy thì ở nam là từ 9 đến 14 tuổi, ở nữ là 8 tới 13 tuổi. Nhưng một số bé lại có dấu hiệu dậy thì quá sớm. 

Với bé gái thì có các biểu hiện như có kinh nguyệt trước 9 tuổi, phát triển ngực khi dưới 8 tuổi, xuất hiện lông nách, lông mu, sự tăng trưởng cơ thể. Thông thường, dậy thì sớm ở bé gái chiếm một tỷ lệ cao hơn so với các bé trai. Dậy thì sớm khiến con dễ bị mặc cảm, tự ti, lo lắng, ngoài ra còn có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm như: viêm não, u não, bệnh về thận,…

Dậy thì muộn cũng nguy hiểm không kém. Đó có thể là do bé tập luyện thể thao quá mức, hoặc do các bệnh lý về thiểu năng tuyến yên, nhiễm sắc thể bất thường, buồng trứng có vấn đề, rối loạn nội tiết,…

Trẻ dậy thì dễ bị mắc bệnh gì và chế độ dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì
Trẻ dậy thì dễ mắc các bệnh gì về thể chất ?

Bên cạnh đó, một bệnh lý thường gặp ở tuổi dậy thì đó là bệnh đau đầu ở tuổi vị thành niên.. Nếu các cơn đau đầu kéo dài, không có xu hướng ngừng lại, không thể loại trừ nguy cơ bé mắc các bệnh về não như u não, viêm màng não,…

Với các bé gái khi dậy thì, một số bệnh lý thường gặp còn phải kể đến bệnh thống kinh, rong kinh, rong huyết. Đây là những bệnh lý phổ biến khi nghiên cứu về trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì. Các bệnh lý này thường liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh viêm nhiễm âm đạo cũng là bệnh lý nguy hiểm ở tuổi dậy thì, nguyên nhân chủ yếu do vấn đề vệ sinh vùng kín.

Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì, các chuyên gia còn nhận thấy trẻ đang ở giai đoạn dậy rất dễ bị thiếu máu nhược sắc. Đặc biệt, các bé gái thì thường xuyên mắc bệnh này hơn là các bé trai. Do bé gái hàng tháng sẽ có chu kỳ kinh nguyệt, mất máu tương đối nhiều, vì vậy cần bổ sung một lượng sắt lớn, tránh tình trạng thiếu sắt gây xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi ở tuổi dậy thì…

Các vấn đề tâm lý trẻ dậy thì có thể gặp phải

Trả lời cho câu hỏi “trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì” thì ngoài các bệnh lý còn có các hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì. Trong độ tuổi dậy thì, trẻ sẽ nhạy cảm hơn, dễ mắc bệnh rối loạn cảm xúc. Biểu hiện của tình trạng này là mất ngủ; chán ăn; suy nhược cơ thể; tinh thần bất ổn như cảm xúc dễ dàng thay đổi từ vui vẻ sang khó chịu một cách nhanh chóng; hay suy nghĩ tiêu cực.

Đặc biệt, khi nghiên cứu trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì, một trong các hội chứng không thể không kể chính là hội chứng stress, trầm cảm. Ở độ tuổi này, dưới những áp lực học tập từ gia đình, bạn bè, hay những suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình, vóc dáng, có thể khiến các bé stress, về lâu dài dẫn tới trầm cảm, tự kỷ. 

Tình trạng rối loạn tâm thần này sẽ khiến bé lo âu, mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên, đau đầu, tự cô lập bản thân và không chịu tiếp xúc với bạn bè, bố mẹ,…Thậm chí, các bé mắc chứng stress, trầm cảm có thể nghĩ quẩn, có những hành vi làm hại bản thân mình. 

Các bệnh lý hay các hội chứng tâm lý trên đều dễ xảy ra ở độ tuổi dậy thì, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của con trẻ. Bố mẹ cần tìm hiểu và ghi nhớ trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì để quan tâm và chăm sóc con mình nhiều hơn, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra…

Trẻ dậy thì dễ bị mắc bệnh gì và chế độ dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì
Trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì về tâm lý?

Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phụ huynh cần lưu ý cho trẻ khi đến tuổi dậy thì 

Chế độ tập luyện, sinh hoạt cho trẻ phát triển ở tuổi dậy thì

Sau khi đã tìm hiểu trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì, các bậc phụ huynh nên có một số lưu ý về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho trẻ. Các bệnh lý hay các hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì có thể được cải thiện nhờ chế độ tập luyện, sinh hoạt điều độ. Bố mẹ có thể cho bé tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hoặc đăng ký các lớp học thể chất cho bé. 

Trong độ tuổi dậy thì, nếu bé ít vận động, sẽ ức chế phát triển của xương, các nhóm cơ, dẫn tới tình trạng thấp còi, chậm lớn. Khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động thể thao còn giúp cải thiện chiều cao cho bé. 

Ngoài chế độ tập luyện, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt của trẻ. Ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, đồng thời rèn luyện thói quen đi ngủ sớm, thức dậy sớm. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên dành thời gian cùng con tâm sự, khắc phục những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì.

Trẻ dậy thì dễ bị mắc bệnh gì và chế độ dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì
Bóng rổ là môn thể thao giúp tăng chiều cao đáng kể trong giai đoạn dậy thì

Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý cho trẻ tuổi dậy thì

Một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều không thể thiếu để giảm thiểu các bệnh lý cũng như các hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên chuẩn bị cho bé một thực đơn ăn phong phú, giàu chất dinh dưỡng.

Tuổi dậy thì là giai đoạn bé cần nhiều năng lượng nhất, cụ thể là cung cấp năng lượng từ lượng calo có trong các thực phẩm. Trong độ tuổi dậy thì, trung bình một bé gái cần 2200kcal, bé trai cần bổ sung 2800kcal. 

Trước hết, đạm là một dưỡng chất không thể thiếu, bổ sung đạm bằng các thực phẩm như thịt gà, thịt bò, thịt heo, trứng, phô mai, cá. Các loại thực phẩm chứa nhiều đường cùng tinh bột giúp cung cấp carbohydrate cũng rất cần thiết cho giai đoạn này, ví dụ như bánh mì, ngũ cốc, gạo. Đồng thời, nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để có đủ lượng khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Đặc biệt, một chất không thể bỏ qua trong giai đoạn dậy thì của trẻ chính là sắt. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu, mang oxy tới khắp cơ thể. Nhất là với bé gái, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng dẫn tới mất máu, vì vậy cần bổ sung sắt kịp thời. Các thực phẩm giàu sắt và protein như thịt, trứng, cá, các loại hạt,…mẹ nên cân nhắc cho vào bữa ăn hằng ngày của trẻ.

Trẻ dậy thì dễ bị mắc bệnh gì và chế độ dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì
Trẻ dậy thì nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học

Ở tuổi dậy thì, trẻ em thường dễ bị thừa cân. Kiểm soát lượng chất béo từ dầu mỡ hay các món ăn vặt là biện pháp hiệu quả để tránh tình trạng này, Ngoài ra, hãy nhắc nhở trẻ uống đủ nước, ăn đủ 3 bữa, đặc biệt không bỏ bữa sáng.

Nếu các bậc phụ huynh vẫn còn lo lắng trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì cũng như chưa yên tâm về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì, có thể tìm tới H&H Nutrition. Với đội ngũ y bác sĩ, cùng các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng có trình độ cao, H&H Nutrition sẽ đưa ra chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong độ tuổi dậy thì.

Tổng kết

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc về trẻ dậy thì dễ mắc bệnh gì về thể chất và tâm lý, cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt dành cho trẻ trong giai đoạn dậy thì. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy đăng ký tư vấn dinh dưỡng tại H&H Nutrition để được tư vấn thực đơn dinh dưỡng khoa học, hiệu quả, an toàn cho trẻ. 


Xem thêm:


Trẻ dậy thì dễ bị mắc bệnh gì và chế độ dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì

Ths Bs. Bùi Đình Hoàn – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Trẻ dậy thì dễ bị mắc bệnh gì và chế độ dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline: 

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    đánh giá post

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition