Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì và kiêng gì? Chuyên gia giải đáp

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì và kiêng gì? Nếu đang quan tâm vấn đề trên, mẹ nhất định không được bỏ qua bài viết này của H&H Nutrition.

Tìm hiểu về tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da

Vàng da sơ sinh là hiện tượng da và kết mạc mắt ở trẻ có màu vàng do tăng bilirubin gián tiếp khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Tình trạng này xuất hiện ở khoảng 60% trẻ đủ tháng, con số này tăng lên 80% đối với những trẻ sinh non. Lý giải điều này, các bác sĩ cho biết, hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến bởi số lượng hồng cầu cao. Các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và thay mới hàng ngày nhưng chức năng gan chưa đủ trưởng thành để đào thải hết bilirubin ra khỏi máu.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh gồm 2 loại: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Cụ thể như sau:

Vàng da sinh lý

Hiện tượng vàng da xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh và tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Vùng da bị vàng ở cổ, mặt, ngực, bụng phía trên rốn.

Khi xét nghiệm, nồng độ bilirubin trong máu không quá 12mg% đối với trẻ đủ tháng và tốc độ tăng bilirubin trong máu không quá 5mg% sau 24 giờ.

Đối với vàng da sinh lý, mẹ chỉ cần tìm hiểu thông tin trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng mà không phải can thiệp y tế.

Vàng da bệnh lý

Hiện tượng vàng da xuất hiện sớm, phát triển nhanh, đi kèm với các triệu chứng bệnh lý khác mà cha mẹ nên để ý như:

  • Vàng da đậm xuất hiện rất sớm, có thể từ 1-2 ngày sau sinh;
  • Vàng da không chỉ xuất hiện ở  vùng mặt, mắt mà còn lan rộng đến bụng, cánh tay, chân;
  • Không hết vàng da sau 2 tuần với những trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần đối với trẻ non tháng;
  • Vàng da kết hợp với các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu…
  • Vàng da ở trẻ sinh non, đặc biệt trẻ sinh non dưới 35 tuần tuổi thai

Lúc này, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị.

Dấu hiệu và triệu chứng của vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh vàng da là da của bé sẽ có màu hơi vàng. Tuy nhiên, những thay đổi về màu da có thể khó nhận biết nếu bé có màu da nâu hay đen. Màu vàng da thường xuất hiện rõ hơn ở đầu và mặt. Bên cạnh đó, màu vàng còn có thể biểu hiện rõ ràng ở những nơi khác như:

  • Trong lòng trắng mắt của trẻ
  • Bên trong miệng của trẻ
  • Ở lòng bàn chân trẻ
  • Trên lòng bàn tay của trẻ.

Ngoài ra, để xác định vàng da, các mẹ cũng có thể dùng ngón tay ấn nhẹ xuống một vùng da của trẻ. Nếu vị trí da ngay chỗ đó có vẻ nhạt màu hơn trong thời gian ngắn thì không mắc bệnh vàng da. Ngược lại, nếu nó có màu vàng hơn thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da. ,

Bên cạnh đó, trẻ bị vàng da cũng có thể mắc các triệu chứng như:

  • Hay buồn ngủ, lừ đừ.
  • Không bú, bỏ bữa hoặc bú không như bình thường
  • Màu sắc nước tiểu vàng đậm. Nước tiểu thường có màu vàng nhạt hoặc không màu.
  • Phân có màu nhạt. Phân bé phải có màu vàng hoặc cam.
  • Sốt, bơ phờ, khóc nhiều.

Tuy nhiên, hãy phân biệt với vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện khoảng 2 ngày sau khi sinh và biến mất khi bé được 2 tuần tuổi. Ở các bé sinh non sẽ dễ bị vàng da sinh lí hơn. Có thể xuất hiện sau 5-7 ngày và thường kéo dài khoảng 3 tuần. Tình trạng này cũng có xu hướng kéo dài hơn vài tháng ở những trẻ chỉ bú sữa mẹ. ,

Các ông bố bà mẹ không nên chủ quan, hãy theo dõi triệu chứng và đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Nếu bé xuất hiện một số triệu chứng sau, ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện điều trị:

  • Vàng da lan rộng hoặc trở nên nặng nề hơn.
  • Bé sốt trên 38 độ C
  • Màu sắc da ngày càng đậm màu.
  • Bé ngày càng bú kém, mệt mỏi, bơ phờ hoặc hôn mê.

Như vậy, trẻ sơ sinh bị vàng da có thể là vàng da sinh lí hoặc mắc phải bệnh vàng da, hãy quan sát từ màu sắc da của trẻ hoặc ở các vị trí như trong lòng mắt, lòng bàn chân, lòng bàn tay và bên trong miệng. Với những trẻ có màu da nâu hay đen, các mẹ có thể áp dụng ấn nhẹ vào da trẻ để kiểm tra dễ hơn quan sát. Bên cạnh màu sắc da, trẻ bị vàng da còn có thể đi kèm các triệu chứng như sốt, bơ phờ, bỏ bú, khóc nhiều,…

Nguyên nhân của bệnh vàng da trẻ sơ sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Bất đồng nhóm máu mẹ con: Nhóm máu mẹ và con bất tương hợp (bất đồng nhóm máu hệ ABO hoặc bất đồng hệ PR âm và dương) khiến hồng cầu trong máu của trẻ bị phá vỡ gây tăng bilirubin.
  • Bệnh lý tại hồng cầu: Cụ thể là thiếu men G6PD, bệnh lý màng hồng cầu, Thalassemia đều có thể làm cho hồng cầu dễ vỡ.
  • Tình trạng vết bầm máu to ở trẻ khi sinh.
  • Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin: Trẻ bị một trong các bệnh lý như hội chứng Crigler-Najjar, Gilbert, sinh non, thiếu hụt hormone, bệnh lý chuyển hóa di truyền (suy giáp trạng bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa tyrosin, galactosemia, methionin, thiếu α1 antitrypsin…) hay mẹ bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột: Trẻ sinh ra bị hẹp môn vị, tắc ruột non, tắc ruột phân su, phình đại tràng bẩm sinh hay sử dụng thuốc gây liệt ruột đều có nguy cơ tăng tái hấp thu bilirubin dẫn tới vàng da.
  • Vàng da sữa mẹ: Trẻ bú không đủ gây mất nước, thiếu năng lượng có thể là một trong những nguyên nhân gây vàng da. Trong trường hợp này, mẹ nên hỏi chuyên gia tư vấn dinh dưỡng trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp.

Thông thường, để chẩn đoán tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ sử dụng máy đo bilirubin qua da (BILIcheck) hoặc xét nghiệm máu để định lượng bilirubin. Tuy nhiên, mẹ có thể chủ động phát hiện và đưa con đi khám khi thấy xuất hiện một số dấu hiệu bất thường.

Làm thế nào để chẩn đoán vàng da ở trẻ sơ sinh?

Khi quan sát màu sắc trên da trẻ có thể xác nhận rằng trẻ bị vàng da nhưng để chính xác, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ được xét nghiệm máu bilirubin để xác định nồng độ bilirubin trong máu.

Đồng thời, các xét nghiệm bổ sung khác cần thiết được chỉ định để xem liệu bệnh vàng da ở trẻ có phải do bệnh lý tiềm ẩn hay không. Điều này có thể bao gồm việc kiểm tra công thức máu toàn bộ (CBC), nhóm máu và sự tương thích RH ở trẻ.

Ngoài ra, xét nghiệm Coombs có thể được thực hiện để kiểm tra các kháng thể có nguy cơ tăng phân hủy hồng cầu (tan máu).

Như vậy, bên cạnh việc quan sát màu sắc da, các xét nghiệm chỉ định bởi bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh vàng da ở trẻ. Trẻ bị vàng da sẽ được xét nghiệm máu bilirubin và một số xét nghiệm bổ sung như kiểm tra công thức máu toàn bộ (CBC), nhóm máu, sự tương thích RH,…

Bệnh vàng da ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì

Bệnh vàng da có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Bilirubin não cấp tính: Bilirubin cực kỳ độc hại đối với tế bào não, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
  • Vàng da nhân( Hội chứng bệnh não cấp tính): Trẻ sơ sinh sẽ bị vàng da nhân khi chất Bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, khiến gan không đào thải kịp và có nguy cơ thấm vào não. Hậu quả là làm tổn thương não đến mức không hồi phục được, trẻ có thể bại não suốt đời, mất thính lực vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Do đó, khi có dấu hiệu bệnh vàng da, mẹ nên đưa trẻ đi khám để có biện pháp can thiệp sớm. Bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, tránh trường hợp nhầm vàng da bệnh lý thành vàng da sinh lý gây nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị riêng.  Ngoài tuân thủ theo phác đồ, mẹ cần đảm bảo cho trẻ bú đủ cữ, đủ lượng, duy trì một chế độ thực đơn đủ chất, cân đối cho bé nhận được nguồn sữa mẹ đầy dinh dưỡng để chiến đấu với bệnh vàng da. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì, dưới đây là một số gợi ý:

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì

  • Ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn: Mẹ nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất gồm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Trái cây: Mẹ nên bổ sung thêm các loại trái cây tươi như dưa hấu, bưởi, bơ, dứa, táo để kích thích men gan, lọc thận, cân bằng độ pH và giải độc cơ thể.
  • Rau xanh lá, thực phẩm giàu chất xơ: Mẹ ưu tiên ăn các thực phẩm như cải xoăn, măng tây, cải xoong, rong biển,…
  • Uống nhiều nước: Mẹ duy trì uống 8 ly nước mỗi ngày (từ 2 – 2,5 lít nước) để thanh lọc cơ thể, đồng thời giải độc gan
  • Uống trà thảo dược: Trà hoa cúc, atiso, cam thảo, táo gai, mật ong, trà gừng giúp thải hết sản dịch, đồng thời giải độc cơ thể, làm mát gan

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ không nên ăn gì?

Sau khi đã biết trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì, dưới đây là những thực phẩm nên tránh để mẹ có được một nguồn sữa dinh dưỡng giúp con chiến đấu với bệnh:

  • Món ăn quá mặn.
  • Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm cay nóng.
  • Đồ đóng hộp, lên men.
  • Chất béo không bão hòa.
  • Đồ ăn vặt.
  • Nước ngọt có ga.
  • Đồ uống có cồn.
  • Chất kích thích.

Cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Điều trị vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh thường không cần thiết và bố mẹ không nên quá lo lắng. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng thường tự biến mất sau 1-2 tuần khi gan của trẻ tiếp tục phát triển. Thay vì lo lắng, các mẹ vừa theo dõi triệu chứng của trẻ, vừa cho trẻ ăn thường xuyên 10-12 lần/ ngày. Việc này giúp tăng tần suất trẻ đi tiêu để loại bỏ lượng bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể.

Nếu nồng độ bilirubin của trẻ vẫn cao hoặc tiếp tục tăng, bố mẹ cần liên hệ bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện điều trị. Khi đó, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng liệu pháp quang trị liệu. Trong quá trình điều trị bằng phương pháp này, trẻ sẽ phải cởi bỏ quần áo và nằm dưới ánh sáng xanh đặc biệt. Các bác sĩ, nhân viên y tế sẽ chỉ cho trẻ mặc tã và đeo bịt mắt nhằm bảo vệ mắt.

Phương pháp quang trị liệu giúp gan của trẻ loại bỏ lượng bilirubin dư thừa. Ánh sáng từ đèn sẽ không gây hại cho trẻ nhỏ nên bố mẹ yên tâm.

Thời gian điều trị quang học có thể mất từ 1-2 ngày tại bệnh viện. Nếu nồng độ bilirubin của trẻ không quá cao, bố mẹ có thể điều trị cho trẻ bằng liệu pháp ánh sáng tại nhà.

Trong một số trường hợp, điều trị phương pháp quang trị liệu không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị thay máu cho trẻ. Với việc truyền máu trao đổi, một phần máu của trẻ sẽ được thay thế bằng máu tươi phù hợp được hiến tặng.

Tóm lại, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể biến mất sau 1-2 tuần khi gan của trẻ tiếp tục phát triển. Song, nồng độ bilirubin vẫn cao và tăng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng liệu pháp quang trị liệu. Nếu nồng độ bilirubin không quá cao, bố mẹ có thể điều trị liệu pháp ánh sáng tại nhà cho trẻ. Với một số trường hợp điều trị quang trị liệu không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thay 1 phần máu của trẻ.

Làm thế nào để phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh?

Cách tốt nhất để phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh là cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất.  Theo đó:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên được bú từ 8 đến 12 cữ mỗi ngày trong vài ngày đầu đời.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường nên được uống khoảng 30-60ml sữa cứ sau 2-3 giờ đầu sau sinh

Như vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và giảm nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh. Vì thế, các mẹ nên cho trẻ bú đúng lượng, đúng cữ mỗi ngày. Nếu khó khăn, không hiểu rõ dinh dưỡng, sức khỏe, các mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng. Những tư vấn của bác sĩ sẽ giúp các mẹ bổ sung sữa đúng lượng, lựa chọn sữa công thức phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt ở những ngày đầu mà còn đẩy lùi vàng da.

Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ?

Hầu hết các bệnh viện đều có chính sách khám cho trẻ sơ sinh để phát hiện bệnh vàng da trước khi cho trẻ và mẹ xuất viện. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, trẻ sơ sinh nên được kiểm tra bệnh vàng da trong quá trình kiểm tra y tế định kỳ và ít nhất 8 đến 12 giờ một lần khi ở bệnh viện.

Các trẻ nên được kiểm tra bệnh vàng da trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi sinh, khi nồng độ bilirubin thường đạt mức cao nhất. Nếu trường hợp trẻ xuất viện sớm hơn 72 giờ sau khi sinh, bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để khám bệnh vàng da trong vòng 2 ngày sau khi xuất viện.

Đồng thời, khi về nhà, ngay khi trẻ có những biểu hiện sau đây, bố mẹ hãy liên hệ bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám:

  • Da của trẻ trở nên vàng, đậm màu hơn
  • Da trên bụng, cánh tay hoặc chân của trẻ có màu vàng
  • Lòng trắng mắt của trẻ có màu vàng
  • Trẻ trông có vẻ bơ phờ, ốm yếu, mệt mỏi hoặc khó đánh thức
  • Trẻ không tăng cân hoặc, bỏ bú, bú kém
  • Trẻ phát ra những tiếng kêu the thé, khóc thét
  • Trẻ phát triển bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào.

Tóm lại, các trẻ sơ sinh sẽ được khám để tìm ra bệnh vàng da trước khi xuất viện. Nhất là khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi sinh, khi nồng độ bilirubin thường đạt mức cao nhất. Với các trẻ xuất viện sớm, sau khi về nhà, bố mẹ cần theo dõi triệu chứng. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường ở trẻ như da đậm màu, lòng trắng mắt vàng, trẻ bơ phờ, ốm yếu,… bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị ngay.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thêm kiến thức về bệnh vàng da ở trẻ và nắm rõ trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hay muốn thiết kế thực đơn dinh dưỡng, mẹ đừng ngại liên hệ với các chuyên gia của H&H Nutrition để được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng giải đáp chi tiết.

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì và kiêng gì? Chuyên gia giải đáp




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition