Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và kiêng trái gì?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và kiêng trái gì? Chế độ dinh dưỡng thế nào là hợp lý? Tìm hiểu ngay!

Bệnh lý tiểu đường không thể điều trị dứt điểm nên người bệnh phải duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm khác. Vậy dinh dưỡng cho người tiểu đường như thế nào sẽ là hợp lý? Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và kiêng trái gì?

Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu qua bài viết sau!

Bệnh lý tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có mấy loại?

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và kiêng trái gì?
Bệnh lý tiểu đường là gì?

Theo thống kê của Bộ Y Tế, bệnh tiểu đường được xem như “sát thủ thầm lặng” do nhiều bệnh nhân được chẩn đoán muộn. Hiện Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người bị tiền đái tháo đường và ⅔ số này (khoảng 70%) sẽ chuyển thành đái tháo đường với nguy cơ tử vong cao.

Tiểu đường không phải là một bệnh riêng lẻ mà đại diện cho một loạt các rối loạn liên quan đến chuyển hóa đường, làm tăng đường máu gây ra bởi sự giảm tiết hormone insulin hoặc có sự đề kháng với loại hormone này. Hiện nay, tiểu đường được phân loại dựa trên cơ chế như sau:

  • Tiểu đường Type 1: Tuyến tụy không thể tạo insulin cần thiết đáp ứng nhu cầu của cơ thể, khiến đường máu tăng cao bất thường.
  • Tiểu đường Type 2: Tuyến tụy vẫn tiết insulin nhưng cơ thể lại không tiếp nhận loại hormone này.

Ngoài ra còn có một số type tiểu đường khác là hỗn hợp của 2 loại trên. Bất cứ thể bệnh tiểu đường nào cũng khiến glucose không thể đi vào trong tế bào, khiến tế bào bị “đói năng lượng” và ảnh hưởng đến những chức năng khác.

Bệnh tiểu đường thực chất là rối loạn chuyển hóa đường và gây tăng đường máu

Một số dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường:

  • Tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, thường xuyên khát nước;
  • Mệt mỏi, hay đói;
  • Sụt cân bất thường, giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân;
  • Suy giảm thị lực, mắc bệnh võng mạc, mạch máu nhỏ trong mắt;
  • Tê ngứa chân bàn tay;
  • Khô miệng, khô da, ngứa, vết thương trên da khó lành, nhiều mảng da thành màu nâu đen (đặc biệt vùng cổ);
  • Rối loạn cương dương (ở nam giới).

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và kiêng trái gì?

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và kiêng trái gì?
Thực phẩm cho người tiểu đường

Trước khi khám phá các loại trái cây phù hợp với người tiểu đường, hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của trái cây đối với sức khỏe tổng thể của con người:

Lợi ích của trái cây

  • Trái cây cung cấp các vitamin (A,B,C,D…) và khoáng chất (canxi, sắt, kẽm, đồng…) rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và hoạt động tốt của cơ thể.
  • Trái cây có chứa các chất chống oxy hóa với tác dụng khiến quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra chậm hơn, ngăn ngừa tình trạng bệnh lý.
  • Chất xơ có trong phần vỏ và phần thịt của trái cây có tác dụng điều hòa nhu động tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giúp người bệnh đi ngoài tốt hơn. Đa số các bệnh nhân tiểu đường thường là người lớn tuổi nên khi được hấp thụ nhiều chất xơ sẽ cải thiện tình trạng táo bón, giúp ổn định đường huyết.

Với những lợi ích kể trên, nhiều bệnh nhân tiểu đường lầm tưởng rằng ăn trái cây càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên ngoài các yếu tố vi lượng ở trên, trái cây còn cung cấp các thành phần đại lượng như: Đường, đạm, mỡ… Trong số đó lượng đường là chủ yếu.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, ăn quá nhiều trái cây ngọt có thể làm tăng chỉ số đường huyết.

Nguyên tắc chọn trái cây cho bệnh nhân tiểu đường

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Có một số loại trái cây ăn vào có thể khiến chỉ số đường huyết tăng rất nhanh, và một số khác thì khiến chỉ số đường huyết tăng ở mức vừa phải. Để xác định mức thay đổi này, người ta dựa trên chỉ số đường huyết để biết nên lựa chọn loại trái cây nào

  • Nguyên tắc 1: Ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như: Bưởi, cam, thanh long, bơ, ổi, lê, táo, chuối… đều là những loại hoa quả phù hợp với người bị tiểu đường. Ngược lại, các loại trái cây nên hạn chế bao gồm: xoài cát chín, vải, nhãn lồng, sầu riêng…
  • Nguyên tắc 2: Ăn trái cây đa dạng. Mỗi loại trái cây có những loại vitamin và khoáng chất riêng. Do đó nên phối hợp nhiều loại trái cây để hấp thu được nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau.
  • Nguyên tắc 3: Ăn nguyên trái tươi. Để gia tăng lợi ích của trái cây, các chuyên gia sức khỏe khuyến khích người bệnh nên ăn các trái tươi. VD: ăn táo cả vỏ để lấy thêm phần chất xơ; ăn bưởi, cam thì ăn nguyên cả tép thay vì ép nước uống. Không nên ăn trái cây khô, trái cây dầm sữa…  đều không tốt cho đường huyết.
  • Nguyên tắc 4: Thời điểm ăn trái cây. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người bệnh nên ăn trái cây cùng bữa ăn chính, hoặc ăn cách bữa chính 2 giờ, tùy theo thời gian và sở thích của bệnh nhân.
  • Nguyên tắc 5: Số lượng trái cây nên ăn:

Người tiểu đường vẫn có thể 5 phần rau và trái cây mỗi ngày, tuy nhiên, thay vì dùng nhiều phần trái cây thì tiêu thụ rau không tinh bột sẽ có nhiều lợi ích hơn.

Nhóm trái cây mơ, quýt, nho, đào, lê, táo, ổi có thể ăn 200gram vì chúng có chỉ số đường huyết thấp

Nhóm kiwi, xoài, dưa hấu có thề dùng khoảng 100gram/ngày , tuy hàm lượng đường thấp, mặt khác chỉ số đường huyết cao, do vậy để kiểm soát đường huyết thấp nên ăn ít

Cá loại quả có chỉ số đường huyết cao như nho khô, chà là, chuối, long nhãn… người tiểu đường cần cân nhắc khi ăn, hoặc chỉ ăn 1 lượng rất ít, và khi đường huyết đang tăng thì không nên ăn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người tiểu đường

Như vậy, có thể thấy bệnh nhân tiểu đường cần chú ý đến chế độ ăn uống bởi chúng có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hoặc thuyên giảm. Thực phẩm cho người mắc tiểu đường cần đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng và nhất là không được làm tăng lượng đường huyết.

Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng chung khi điều trị bệnh tiểu đường mà bạn có thể tham khảo:

  • Cung cấp đủ chất đạm, chất béo (lipid), tinh bột, vitamin & khoáng chất, uống đủ nước hàng ngày;
  • Tránh làm tăng đường huyết sau bữa ăn;
  • Tránh làm giảm đường huyết xa bữa ăn;
  • Chia khẩu phần ăn thành các bữa ăn nhỏ để ổn định mức đường huyết, không làm chúng tăng hoặc giảm đột ngột.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý sẽ giúp điều trị tiểu đường tốt hơn;
  • Tránh làm gia tăng các yếu tố nguy cơ như: tổn thương thận, rối loạn lipid máu…;

Trên đây là một số giải đáp của H&H Nutrition cho câu hỏi: “Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp quý bệnh nhân và người thân có định hướng cụ thể về chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường.

Hãy thường xuyên ghé thăm website H&H Nutrition để được cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích tương tự!

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và kiêng trái gì?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (2 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition