Đau dạ dày ăn sữa chua được không? Ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Đau dạ dày ăn sữa chua được không? Người đau dạ dày nên ăn sữa chua như thế nào? Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày ra sao? Cùng H&H Nutrition tìm hiểu những câu hỏi trên qua bài chia sẻ sau nhé

Đau dạ dày là một bệnh lý hệ tiêu hóa thường gặp ở người Việt nam. Người bệnh sẽ phải đối mặt với cảm giác đau thương vị, ơ chua, ợ nóng,… Lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm tình trạng khó chịu này. Trong đó, sữa chua được biết đến là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa cho người khỏe mạnh. Nhưng người đau dạ dày ăn sữa chua được không?

Các công dụng của sữa chua với hệ tiêu hóa

Sữa chua là sản phẩm được lên men từ sữa nhờ các vi khuẩn có lợi. Thực phẩm này từ lâu đã được biết đến với khả năng mang lại nhiều chất bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa. Để đi đến giải đáp về việc đau dạ dày ăn sữa chua được không thì trước hết, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn hiểu được sữa mang có công dụng gì đối với hệ tiêu hóa nhé!

Đau dạ dày ăn sữa chua được không?
Đau dạ dày ăn sữa chua được không?

Giàu các dưỡng chất quan trọng

Sữa chua gần như chứa mọi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Cụ thể, nó chứa nhiều canxi – Khoáng chất cần thiết tốt cho xương, răng được khỏe mạnh. Với một cốc sữa chua sẽ cung cấp khoảng 49% nhu cầu canxi hàng ngày cho bạn.

Nó cũng chứa nhiều vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 và riboflavin – Cả hai đều giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh tim và một số dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh.

Đồng thời, một ly sữa chua cũng cung cấp khoảng 28% lượng photpho hàng ngày, 10% magie, 12% kali. Tất cả các khoáng chất này đều cần thiết cho một quá trình sinh học, điển hình điều hòa huyết áp, trao đổi chất, và cải thiện sức khỏe xương.

Một chất dinh dưỡng mà sữa chua không chứa tự nhiên là vitamin D, nhưng nó thường được bổ sung thêm vitamin D – Hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ bạn mắc một số bệnh như tim hay trầm cảm.

Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa

Một số loại sữa chua có chứa các vi khuẩn sống hoặc men vi sinh, là một phần của quá trình nuôi cấy ban đầu hoặc được thêm vào sau khi thanh trùng. Những thứ này có thể có lợi cho sức khỏe tiêu hóa.

Một số loại men vi sinh có trong sữa chua, điển hình như Bifidobacteria và Lactobacillus đã được chứng minh là có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích IBS – Một chứng rối loạn phổ biến có ảnh hưởng đến ruột kết.

Có một nghiên cứu cho thấy sữa chua có chứa Bifidobacteria có thể cải thiện triệu chứng tiêu hóa, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở những phụ nữ gặp phải triệu chứng tiêu hóa nhẹ.

Hơn nữa, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng men vi sinh có thể bảo vệ chống lại bệnh tiêu chảy, táo bón liên quan đến kháng sinh.

Trong sữa chua được chứng minh có chứa các lợi khuẩn, có lợi cho hệ tiêu hóa. Bifidobacteria và Lactobacillus là các men vi sinh được chứng minh có thể hỗ trợ giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, triệu chứng tiêu hóa nhẹ ở phụ nữ, chống lại bệnh tiêu chảy, táo bón có liên quan đến kháng sinh.

Người đau dạ dày ăn sữa chua được không?

Theo chia sẻ từ các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, việc đau dạ dày vẫn có thể sử dụng sữa chua vì đây là thực phẩm có khả năng hỗ trợ người bệnh điều trị viêm dạ dày.

Đau dạ dày ăn sữa chua được không?
Đau dạ dày ăn sữa chua được không?

Cụ thể vào năm 2006, các nhà nghiên cứu đã xem liệu ăn khoảng 2 ly sữa chua có chứa men vi sinh mỗi ngày, trước khi sử dụng kết hợp kháng sinh có thể tăng cường khả năng chống nhiễm trùng H. Pylori kháng thuốc hay không. Kết quả là sau 4 tuần, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng những người tham gia ăn sữa chua và kháng sinh sẽ có xu hướng loại bỏ nhiễm trùng hiệu quả hơn so với những người chỉ sử dụng mỗi kháng sinh.

Kết quả có thể bắt nguồn từ việc nuôi cấy vi khuẩn có lợi tích cực trong sữa chua, hỗ trợ cải thiện khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.

Mặt khác, sữa chua còn giúp:

  • Trong sữa chua có enzym proteaza – có khả năng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn.
  • Acid lactic có trong sữa chua có thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP. Nhờ đó, nó có thể giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát bệnh đau dạ dày với nguyên nhân do vi khuẩn HP gây ra.
  • Probiotics có trong sữa chua không những giúp ổn định hệ tiêu hóa mà còn giúp bạn chế cơn đau dạ dày.
  • Hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, giúp dạ dày tăng tiết dịch bảo vệ niêm mạc. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Nhờ đó, tình trạng viêm loét cũng nhanh chóng được cải thiện hơn.

Tóm lại người đau dạ dày có thể ăn được sữa chua, từ nghiên cứu của các chuyên gia, những người ăn sữa chua và dùng kháng sinh sẽ có xu hướng loại bỏ nhiễm trùng được hiệu quả hơn so với những người chỉ điều trị bằng cách dùng mỗi kháng sinh.

Các loại sữa chua phù hợp với người đau dạ dày

Thực tế, hiện nay đau dạ dày ăn sữa chua được không được các chuyên gia giải đáp là nên bổ sung. Đồng thời, bạn cần hiểu rằng không có loại sữa chua đặc thù nào dành riêng cho người đang gặp vấn đề liên quan đến đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp một số vấn đề liên quan như thừa cân và béo phì đi kèm thì có thể ưu tiên sử dụng các dòng sữa chua không đường, loại ít đường, hoặc có thể tham khảo qua các dòng sữa chua loại giảm béo/tách béo,…

Cách ăn sữa chua cho người đau dạ dày

Đau dạ dày ăn sữa chua được không?
Đau dạ dày ăn sữa chua được không?

Tuy rằng đau dạ dày ăn sữa chua được không có thể hỗ trợ quá trình điều trị HP của người bệnh, bạn cần chú ý các ăn sau để tránh gây cảm giác khó chịu:

  • Tránh ăn sữa chua khi đang cảm thấy đói. Tốt nhất người bệnh nên ăn sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
  • Không nên ăn quá nhiều sữa chua trong ngày, chỉ nên ăn từ 3 đến 4 hũ/tuần.
  • Nếu không muốn ăn lạnh, bạn có thể bỏ hũ sữa chua khỏi tủ lạnh nửa tiếng trước khi ăn. Tuyệt đối không hâm nóng sữa chua, vì nhiệt độ cao có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn.
  • Có thể kết hợp sữa chua với ngũ cốc, trái cây,… Nhưng bạn không nên ăn sữa chua với các món mặn, thực phẩm được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích,… nhằm tránh gây kích ứng dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Không sử dụng sữa chua nếu đang có bệnh lý đi kèm như tiểu đường, viêm gan, xơ vữa động mạch, viêm tuyến tụy,…

Mặt khác, nếu chỉ ăn mỗi sữa chua mà không bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng khác sẽ không có khả năng cải thiện tình trạng bệnh.

Do đó, bạn sẽ cần quan tâm các loại thực phẩm khác cũng như ảnh hưởng của nó đến quá trình điều trị bệnh. Trong đó, một số lời khuyên mà bạn cần chú ý:

Lời khuyên trong chế độ ăn uống

Một số cách thay đổi trong chế độ ăn sau đây có thể giúp ngăn ngừa cũng như kiểm soát tình trạng đau dạ dày:

  • Ăn ít nhưng thường xuyên: Chia ra ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn đúng 3 bữa lớn – Hỗ trợ giảm sản xuất axit dạ dày hiệu quả.
  • Chú ý kiểm soát cân nặng: Người thừa cân và béo phì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm dạ dày. Bác sĩ có thể hỗ trợ xây dựng kế hoạch giảm cân nhằm giảm nguy cơ viêm dạ dày và các vấn đề sức khỏe liên quan.
  • Sử dụng thuốc kháng axit: Tùy tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể tư vấn về các dòng thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng.
  • Một số chất bổ sung trong chế độ dinh dưỡng, điển hình như axit béo omega 3 và men vi sinh có thể làm giảm tác động của tình trạng viêm dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Các thực phẩm người đau dạ dày cần tránh

Thực phẩm có nhiều chất béo có khả năng làm ảnh hưởng đến tình trạng đau dạ dày. Đối với một số người, dị ứng thực phẩm có thể làm viêm dạ dày, trong các trường hợp này, việc xác định và tránh các thực phẩm này sẽ có thể ngăn chặn tốt tình trạng.

Cụ thể các thực phẩm có thể gây kích ứng cho dạ dày và làm cho bệnh tình trở nên nặng hơn:

  • Thực phẩm có tính axit như cà chua và một số loại trái cây (cam, quýt,…)
  • Rượu bia, cà phê và trà
  • Nước uống giải khát có gas
  • Thực phẩm có chứa nhiều chất béo
  • Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Các loại nước ép trái cây
  • Đồ ngâm
  • Thức ăn cay nóng

Nếu bạn nhận thấy một số loại thực phẩm nào đó làm cho tình trạng triệu chứng của bạn trở nên tệ hơn, việc tránh ăn các thực phẩm này chính là cách hỗ trợ ngăn ngừa triệu chứng – Điều này đặc biệt đúng khi nói đến người bị dị ứng thực phẩm.

Người đau dạ dày cần chú ý tránh ăn sữa chua khi đang đói, nên ăn sau bữa chính khoảng 1 tiếng. Đồng thời tránh ăn sữa chua quá nhiều và chỉ nên ăn từ 3 đến hũ trong một tuần, không hâm đóng sữa chua, chỉ nên kết hợp sữa chua với trái cây, ngũ cốc, tránh ăn cùng đồ chế biến sẵn,…

Hy vọng với những thông tin trên có thể hỗ trợ bạn giải đáp vấn đề đau dạ dày ăn sữa chua được không. Người bệnh hãy chú ý ăn đúng cách, đủ lượng để không gây phản tác dụng. Với mỗi người sẽ có tình trạng bệnh lý khác nhau, do đó bạn cần thăm tư vấn với bác sĩ định kỳ. Đồng thời, khi muốn cải thiện dinh dưỡng bạn có thể đến Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng NRECI để được các chuyên gia thăm tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất!

Tham khảo:

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Đau dạ dày ăn sữa chua được không? Ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.