Sau khi mổ cắt tử cung nên ăn gì? 3 lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Sau khi mổ cắt tử cung nên ăn gì? Khi mới mổ, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa. Khi vết thương lành và sức khỏe ổn định mới tăng dần độ đặc thức ăn.

Do nhiều nguyên nhân mà người bệnh phải mổ cắt tử cung. Cuộc phẫu thuật mất nhiều máu, dịch thể và gây stress,… cho người bệnh rất nhiều. Vì thế, sau khi mổ, người bệnh rất cần một chế độ dinh dưỡng thật tốt, thật hợp lý để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng cho vết thương nhanh lành, chống nhiễm trùng và hồi phục sức khỏe. Vậy sau khi mổ cắt tử cung nên ăn gì, hãy cùng H&H Nutrition theo dõi bài viết sau đây nhé.

Người sau khi mổ cắt tử cung xong nên ăn gì? 

Sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh trải qua nhiều giai đoạn chuyển hóa. Do đó, chế độ dinh dưỡng, ăn uống cần đáp ứng nhu cầu và phù hợp để không làm ảnh hưởng đến vết thương và sức khỏe người bệnh. Vậy sau khi mổ cắt tử cung nên ăn gì?

Sau khi mổ cắt tử cung nên ăn gì

Trong tuần đầu tiên sau mổ

Uu tiên các thức ăn lỏng, dễ tiêu với liều lượng được hướng dẫn bởi các chuyên viên dinh dưỡng:

  • Những giờ đầu, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân còn mệt và chưa có cảm giác thèm ăn,  muốn ăn. Lúc này, người thân có thể cho bệnh nhân uống chất lỏng trong suốt như nước, nước đường, hoặc dịch nước trong (như nước táo…).
  • Khi bệnh nhân có cảm giác thèm ăn: bệnh nhân có thể bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng qua đường miệng (ONS – Oral Nutritional Supplements) với số lượng 3-4 bữa/ngày, lượng trong mỗi bữa  50-100ml.
  • 24 giờ sau phẫu thuật: bệnh nhân có thể ăn các thức ăn lỏng (như cháo thịt, súp…) qua đường miệng hoặc các sản phẩm dinh dưỡng qua đường miệng (ONS – Oral Nutritional Supplements).
  • Các ngày tiếp theo sau phẫu thuật: bệnh nhân có thể ăn đa dạng các loại thức ăn đặc như cơm, bún, phở,…  trong bữa chính và kết hợp 1-3 bữa phụ/ ngày nếu bệnh nhân ăn không đủ nhu cầu năng lượng, đạm hoặc bị suy dinh dưỡng. Việc tăng cường bổ sung bữa phụ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh phục hồi sức khỏe.
  • Trong thời gian tập phục hồi chức năng: thực phẩm giàu acid amin thiết yếu EAA (như trứng, thịt, đậu nành…) hoặc ONS – Oral Nutritional Supplements giàu đạm whey giữa các bữa ăn sẽ có lợi trong tăng tổng hợp khối cơ. Trước khi bắt đầu luyện tập 3-4 giờ,  bệnh nhân nên ăn một bữa ăn nhỏ, chứa carbohydrate phức hợp như rau củ, trái cây, ngũ cốc… và protein chất lượng cao từ thịt bò, lợn, gà, cá… Sau đó, 15–45 phút trước khi trị liệu,  nên bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng qua đường miệng (ONS – Oral Nutritional Supplements) với 200-250ml. Có thể bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng qua đường miệng (ONS – Oral Nutritional Supplements) 3 bữa ăn/ngày, đặc biệt với người lớn tuổi.
  • Dưỡng chất đặc biệt có trong sản phẩm dinh dưỡng đường miệng: Sản phẩm dinh dưỡng năng lượng chuẩn/cao (1ml ≥1kcal), đạm toàn phần với hàm lượng tối thiểu 4g/100kcal, có bổ sung Ca-HMB (β-hydroxy-β-methylbutyrate) hỗn hợp béo, giàu vitamin D3 và đầy đủ các vi chất dinh dưỡng được chứng minh hiệu quả trong cải thiện khối cơ xương, sức mạnh cơ khớp và tăng khả năng hồi phục vận động ở bệnh nhân lớn tuổi sau phẫu thuật.

Từ tuần thứ 2 sau mổ

Tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng, mức độ hồi phục vết thương, sức khỏe và thể trạng của người bệnh mà người thân cần lựa chọn chế độ ăn tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng khẩu phần: bổ sung 25-35 kcal/kg cân nặng/ngày (tùy tình trạng dinh dưỡng  của mỗi người bệnh, có thể là suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì mà điều chỉnh năng lượng phù hợp.
  • Nhu cầu đạm khẩu phần bình thường khoảng 1,0 – 1,2g/kg/ngày, tăng lên 1,2 – 2,0g/kg/ngày nếu bệnh nhân cần tăng cường hồi phục, liền vết thương.
  • Nhu cầu carbohydrate: khoảng 50 – 60 % tổng nhu cầu năng lượng.
  • Nhu cầu lipid: khoảng 25 – 30 % tổng nhu cầu năng lượng.
  • Bổ sung thêm vitamin và yếu tố vi lượng cần thiết đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Với người bệnh suy dinh dưỡng hoặc khi khẩu phần ăn từ các thực phẩm tự nhiên không cung cấp đủ nhu cầu, bổ sung dinh dưỡng đường miệng (ONS – Oral Nutritional Supplements) là cần thiết để tăng cung cấp năng lượng, đạm, dưỡng chất cần thiết khác. ONS có năng lượng chuẩn (1 ml = 1 kcal) hoặc cao năng lượng (1 ml >1 kcal), hàm lượng đạm cao, đủ vi chất dinh dưỡng.
  • Với những người bệnh có bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, suy thận khi đó cần điều chỉnh theo chế độ dinh dưỡng phù hợp với phác đồ điều trị các bệnh lý này.
  • Ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin A,D, C, E, Zn, Omega 3.

Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng, phấu thuật cắt tử cung là một phẫu thuật ngoài đường tiêu hóa, do đó người bệnh hoàn toàn có thể ăn uống từ những ngày đầu tiên sau phẫu thuật với các dịch trong và theo dõi khả năng dung nạp của người bệnh để tăng dần đậm độ cho tới khi đạt đủ nhu cầu dinh dưỡng. Trong quá trình can thiệp, cần sự tư vấn của các chuyên viên dinh dưỡng để giúp người bệnh xây dựng một lộ trình can thiệp dinh dưỡng phù hợp, góp phần liền vết thương sau phẫu thuật được tối ưu.

Các loại thực phẩm người mới mổ cắt tử cung xong không nên ăn

Bên cạnh tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng cho bệnh nhân, khi thiết kế thực đơn, người thân cũng cần chú ý các thực phẩm không nên bổ sung. Bởi các thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến vết thương cũng như sức khỏe đang phục hồi của người bệnh.

Sau khi mổ cắt tử cung nên ăn gì

Thực phẩm ít chất xơ hoặc không có chất xơ

Sau phẫu thuật, có nhiều bệnh nhân gia tăng nguy cơ bị táo bón do một số nguyên nhân như sử dụng nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh, hạn chế vận động, chế độ ăn uống, mất ngủ hoặc căng thẳng quá mức. Táo bón không chỉ gây khó chịu cho người bệnh khi đi vệ sinh mà còn tạo áp lực lên vết mổ khiến vết thương đau đớn, khó lành và cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vì vậy, sau khi mổ cắt tử cung người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm ít chất xơ hoặc không có chất xơ như:

  • Tinh bột tinh chế: bánh mì trắng, gạo trắng, mì trắng, ngũ cốc ăn sáng,…
  • Đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp: bánh kẹo ngọt, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh,…
  • Các loại đồ uống: nước ngọt, nước ép trái cây, nước tăng lực, soda,…

Thịt đỏ liều lượng không quá 500mg/tuần

Thịt đỏ giàu đạm động vật, ít chất xơ nên người sau phẫu thuật cần hạn chế để tránh nguy cơ táo bón, trĩ. Hơn nữa, thịt bò cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng vết thương khiến vết thương lâu lành, vết mổ hoặc khu vực đã được phẫu thuật có thể bị sưng, viêm.

Thực phẩm nhiều natri

Các thực phẩm chế biến sẵn như đồ muối, thịt nguội, đồ khô, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, patê,… không chỉ chứa nhiều muối mà còn chứa chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa, có thể thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể tiến triển, làm chậm quá trình lành thương và phục hồi.

Mặc khác, sau phẫu thuật mà bổ sung các thực phẩm có hàm lượng muối cao làm tăng huyết áp, gây áp lực lên vết mổ, dẫn đến sưng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Do đó, bệnh nhân nên tuân thủ và thực hiện lời khuyên hạn chế các thực phẩm này từ bác sĩ để thúc đẩy quá trình hồi phục tối ưu.

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Cũng tương tự như các thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và có khả năng kích thích phản ứng viêm. Do đó, sau khi mổ cắt tử cung, người bệnh tránh các thực phẩm này để quá trình lành thương và hồi phục diễn ra thuận lợi.

Người bệnh nên ưu tiên ăn các món ăn luộc, hấp, thanh đạm và hạn chế các thực phẩm chiên rán như thịt chiên, gà rán, khoai tây chiên, mỡ động vật,…

Để không làm ảnh hưởng đến quá trình này, bệnh nhân cần chú ý bồi dưỡng cơ thể, tránh các thực phẩm không tốt như thực phẩm ít chất xơ, không chứa chất xơ, thực phẩm nhiều natri và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ,…

Các loại sữa tốt cho người sau mổ cắt tử cung

Bên cạnh các thực phẩm giàu dinh dưỡng, sữa cũng là sản phẩm bổ sung năng lượng và dưỡng chất mà người thân và bệnh nhân cần quan tâm. Sữa cung cấp năng lượng, đa dạng dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình lành thương và hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân sau phẫu thuật hiệu quả.

Hầu hết các bệnh nhân sau phẫu thuật đều mệt mỏi, kiệt sức, kém ăn và ăn không ngon nên thường bỏ bữa. Lúc này, sữa là giải pháp dinh dưỡng hoàn hảo, có thể thay thế bữa ăn cho bệnh nhân, tránh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất gây suy dinh dưỡng.

Sau đây là một số sản phẩm sữa cho người mổ tử cung phù hợp được các chuyên gia và bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng:

Sữa Ensure gold

Sữa Ensure Gold là sản phẩm dinh dưỡng đã được nghiên cứu lâm sàng trong suốt 4. Sữa cung cấp dưỡng chất dồi dào, bao gồm: chất đạm, hỗn hợp chất béo giàu MUFA, PUFA, chất xơ, nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cùng Cholin và Acid Oleic. Vì vậy,, có thể chọn bổ sung sữa thay thế hoàn toàn cho một phần bữa ăn, nhằm bổ sung vào khẩu phần ăn khi có nhu cầu tăng thêm về năng lượng, chất đạm, duy trì hay tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Sữa Fresubin 2kcal

Sữa Fresubin 2Kcal Fibre là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng hàng đầu cho bệnh nhân sau phẫu thuật, người đang bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt dinh dưỡng. Thuộc dòng sữa cao năng lượng với công thức tăng cường thêm nhiều chất đường, đạm, chất béo, các vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Trong mỗi chai sữa dung tích nhỏ chỉ 200ml cung cấp đến 400Kcal. Không chỉ vậy, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi chai sữa cũng cao, đáp ứng cho một bữa ăn hoàn chỉnh. Cụ thể: chai sữa 200ml cung cấp 20 gam protein, 43.6g carbohydrate, 15.6g chất béo, 3g chất xơ cùng 13 loại vitamin và 15 khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Sữa Ensure plus advance

Sữa Ensure Plus Advance là sản phẩm thuộc thương hiệu Abbott Hoa Kỳ. Đây là sản phẩm bổ sung năng lượng và dinh dưỡng phù hợp cho nhiều đối tượng. Sữa với công thức cải tiến tăng cường HMB và protein chất lượng cao, hỗ trợ xây dựng, phát triển và củng cố khối cơ. Không những vậy, hàm lượng dinh dưỡng và nguồn năng lượng trong sữa cũng vô cùng dồi dào giúp cải thiện và phục hồi sức khoẻ.

Trong 100ml sữa cung cấp 150 kcal cùng 4.8 g chất béo, 16.8 g carbohydrate, 9.1g đạm, 0.38 g chất xơ, đặc biệt với hơn 28 loại Vitamin (A, C, B1, B6, B9, B12, E, D3, K1,…) và khoáng chất ( Phospho, canxi, sắt, kẽm, Selen,…) cần thiết cho cơ thể.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người cắt tử cung cùng chuyên gia dinh dưỡng

Hiện nay có khá nhiều thông tin về dinh dưỡng, thực đơn trên các diễn đàn hay trang mạng xã hội. Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có tình trạng sức khỏe, thể chất, thể trạng cũng như khả năng lành thương và phục hồi khác nhau. Vì vậy, đôi khi tìm hiểu không kỹ hay áp dụng thực đơn không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Để thiết kế thực đơn cho người sau cắt tử cung phù hợp, người thân nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Các bác sĩ dinh dưỡng, chuyên gia tại trung tâm dinh dưỡng tiến hành khám dinh dưỡng, tư vấn theo quy trình và cụ thể cho từng cá nhân người bệnh. Quy trình khám dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) được diễn ra như sau:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng người bệnh, đo các chỉ số khối lượng cơ – xương – mỡ – nước qua máy phân tích thành phần cơ thể.
  • Khai thác và đánh giá  khẩu phần ăn 24h
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh, phương pháp phẫu thuật và bệnh lý đi kèm
  • Khai thác chế độ vận động, giấc ngủ, tinh thần
  • Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ
  • Xây dựng thực đơn chi tiết từng ngày  theo từng cá thể, từng mức độ bệnh.

Không dừng lại ở đó, các bác sĩ dinh dưỡng vẫn luôn là người đồng hành cùng người thân và bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng dinh dưỡng của bệnh nhân như thế nào để có những thay đổi, điều chỉnh trong thực đơn phù hợp.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về sau khi mổ cắt tử cung nên ăn gì giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này. Chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh sẽ giúp người sau phẫu thuật phục hồi sức khỏe và vết thương lành nhanh chóng. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay H&H Nutrition để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Đặt lịch khám

Sau khi mổ cắt tử cung nên ăn gì? 3 lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:
đánh giá post

Phan Thị Huyền Dịu

Tôi là Phan Thị Huyền Dịu, Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm - Chuyên ngành BQCBNSTP & Dinh dưỡng người. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức dinh dưỡng khoa học, giúp bạn tự tin hơn trong việc lựa chọn những thực phẩm, sản phẩm phù hợp và lành mạnh để cải thiện sức khỏe gia đình. Chính vì thế, tôi luôn nỗ lực học hỏi và trau dồi kiến thức mỗi ngày.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition